2.1.1.Các quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký kinh doanh ở Việt Nam Nam
Quy định của pháp luật hiện hành về ĐKKD là các quy định tập trung vào hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh khác như cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể…tuy nhiên các văn bản này đều có liên quan đến mọi lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm đăng ký thành lập, tổ chức quản lý, nguyên tắc hoạt động, tổ chức lại, chuyển đổi, giải thể và phá sản doanh nghiệp. Hiện nay, hệ thống văn bản về ĐKDN bao gồm:
1. Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 gồm 10 Chương 213 Điều, được Quốc Hội thông qua và ban hành ngày26/11/2014. Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân; quy định về nhóm công ty (Điều 1). Luật này thay thế Luật Doanh nghiệp 60/2005/QH11 được Quốc Hội thông qua và ban hành ngày 29/11/2005.
2. Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp được Chính phủ ban hành ngày 14/09/2015. Nghị định này quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; đăng ký hộ kinh doanh; quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này thay thế Nghị định số 43/2010/NĐ–CP về đăng ký doanh nghiệp được Chính phủ ban hành ngày 15/04/2010.
3. Nghị định 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 hướng dẫn Luật Doanh nghiệp. Nghị định này quy định chi tiết Điều 10, Điều 44, Điều 189 và Điều 208 của Luật Doanh nghiệp. Nghị định này thay thế Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính Phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật
Doanh nghiệp liên quan đến thành lập, tổ chức quản lý, hoạt động, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp [9];
4. Nghị định 05/2013/NĐ-CP sửa đổi quy định về TTHC của Nghị định 43/2010/NĐ-CP về ĐKDN được Chính phủ thông qua ngày 09/01/2013 [10].
5. Nghị định số 155/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực KH&ĐT [11]. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KH&ĐT.
6. Nghị định 116/2008/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 14/11/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH&ĐT [12].
7. Nghị quyết 59/NQ-CP năm 2015 triển khai thi hành Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư do Chính phủ ban hành và có hiệu lực từ ngày 07/08/2015 [13];
8. Quyết định 10/2007/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 23/01/2007 và có hiệu lực kể từ ngày 26/02/2007 [32];
9. Quyết định 337/QĐ-BKH năm 2007 quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam do Bộ trưởng Bộ KH&ĐT ban hành và có hiệu lực ngày 10/04/2007 [4];
10. Quyết định số 1659/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Cục Quản lý ĐKKD trực thuộc Bộ KH&ĐT [34];
11. Quyết định số 1908/QĐ-BKH ngày 8/11/2010 về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục Phát triển doanh nghiệp;
12. Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn về ĐKDN do Bộ KH&ĐT ban hành [5]. Thông tư này hướng dẫn chi tiết về:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thành lập và đăng ký thay đổi các nội dung đã đăng ký đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thành lập và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thành lập và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký đối với hộ kinh doanh.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh, chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
13. Công văn 4211/BKHĐT-ĐKKD năm 2015 hướng dẫn áp dụng quy định về ĐKDN do Bộ KH&ĐT ban hành và có hiệu lực ngày 26/06/2015 [6].
Như vậy có thể thấy rằng, các quy định của pháp luật hiện hành về ĐKDN ở Việt Nam tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ. Bên cạnh đó, chất lượng của hệ thống văn bản pháp lý này cũng được nâng cao, tiếp cận với thông lệ quốc tế, đáp ứng được từng bước yêu cầu hội nhập.
2.1.2.Nội dung cơ bản của pháp luật về đăng ký kinh doanh Việt Nam
2.1.2.1. Chủ thể quan hệ pháp luật đăng ký kinh doanh
a. Cơ quan QLNN về ĐKKD:
Cơ quan QLNN tham gia quan hệ pháp luật về ĐKKD tại Việt Nam với tư cách đại diện quyền lực nhà nước để quản lý và kiểm soát.
Ở Việt Nam cơ quan quản lý hoạt động ĐKKD được tổ chức theo ngành dọc thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Tại Trung ương: Thẩm quyền được phân công cho Bộ KH&ĐT. Phụ trách chuyên môn của Bộ KH&ĐT là cơ quan quản lý ĐKKD (hiện nay bao gồm Cục Quản lý ĐKKD và Cục Phát triển doanh nghiệp);
Tại địa phương: Thẩm quyền QLNN về ĐKKD được giao cho UBND tỉnh,
TP trực thuộc Trung ương. Phụ trách chuyên môn là các Sở KH&ĐT (phòng ĐKKD). Quy định này ổn định qua các giai đoạn phát triển của pháp luật về quản lý hoạt động ĐKKD [43].
b. Chủ thể đăng ký:
Chủ thể đăng ký có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Pháp luật hiện hành đang có những sự hạn chế quyền đối với một số chủ thể đặc biệt. Theo đó, tổ chức cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng [16; Điều 18.2].
c. Các chủ thể có liên quan khác:
Ngoài hai chủ thể trên, còn có một số chủ thể khác cũng tham gia vào quan hệ pháp luật về ĐKKD như: cơ quan thuế, cơ quan thanh tra, các văn phòng luật sư, công ty luật…
2.1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐKKD:
Các hoạt động QLNN đối với hoạt động ĐKKD, bao gồm:
Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động ĐKKD và các văn bản hướng dẫn thực thi các văn bản quy phạm pháp luật đó.
Xây dựng hệ thống thông tin quản lý hoạt động ĐKKD và sự kết nối thông tin giữa các cơ quan với nhau để xây dựng hệ thống thông tin thống nhất giúp quản lý và xử lý nhanh chóng thông tin trong quá trình thụ lý hồ sơ và lưu trữ hồ sơ. Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng được hành lang pháp lý cho sự ra đời và vận hành của cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp mà trên đó, các công việc của hoạt động ĐKKD được triển khai từ: nộp hồ sơ trực tuyến (chủ thể đăng ký) đến phân công xử lý trực tuyến (cơ quan ĐKKD) hay giám sát, thanh tra trực tuyến (cơ quan thanh tra)…
Xây dựng quy trình quản lý đối với hoạt động ĐKKD, bao gồm: Quy trình cấp mới đối với các loại hình doanh nghiệp;
Quy trình chuyển đổi giữa các loại hình doanh nghiệp;
Quy trình cấp sửa đổi, bổ sung đối với các loại hình doanh nghiệp;
Quy trình áp dụng đối với các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp như chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
Quy trình tạm ngừng kinh doanh, hoạt động trở lại, giải thể đối với các loại hình doanh nghiệp và chi nhánh.
Chế độ báo cáo sau ĐKKD: Công tác hậu kiểm hiện nay cũng đã được quy định cụ thể trong pháp luật về đăng ký doanh nghiệp [16; Điều 8.6].
2.1.2.3. Xử lý vi phạm
Đây cũng là một nội dung quan trọng trong pháp luật về đăng ký doanh nghiệp của nước ta hiện nay.
Các hình thức chế tài được quy định như sau: Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường,
Điều 210].
Về xử phạt vi phạm hành chính: Có thể bị xử phạt đến 30 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính lĩnh vực ĐKKD [11; Điều 23.3];
Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự (bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng). Việc bồi thường căn cứ vào lỗi cố ý hoặc vô ý của doanh nghiệp, cơ quan QLNN, tổ chức cá nhân có liên quan gây ra. Thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần hoặc cả hai do hành vi trái pháp luật của các chủ thể gây ra. Nguyên tắc bồi thường là toàn bộ, kịp thời có căn cứ vào mức độ lỗi và tình trạng thực tế của việc bồi thường.
Xử lý hình sự: Trong trường hợp hành vi của doanh nghiệp, cơ quan QLNN, các chủ thể có liên quan đủ cấu thành tội phạm thì bị xử lý hình sự.