Về Di tặng, thờ cúng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của người lập di chúc theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 116 - 118)

3.2. Phương hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật về quyền của

3.2.4. Về Di tặng, thờ cúng

Điều 670 BLDS 2005 và điều 671 BLDS 2005 quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng, di tặng không bị hạn chế về số lượng, giá trị di sản đã ảnh hưởng đến quyền thừa kế hợp pháp của những người thừa kế theo pháp luật. Nên chăng, pháp luật cần quy định giới hạn của di sản dùng vào việc thờ cúng

một cách cụ thể để ngăn chặn việc áp dụng không đúng quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng. Bởi vì, hiểu như thế nào cho đúng quy định tại khoản 1 Điều 670 BLDS 2005: “Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế…”, không đơn giản và có thể còn có sự suy đoán chủ quan. Qua phân tích trên, nên chăng pháp luật cần quy định di sản dùng vào việc thờ cúng, di tặng chiếm tỉ lệ nhất định trong khối di sản người chết để lại, sau khi đã thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản của người đó tránh tình trạng giải quyết không thỏa đáng giữa di sản để chia thừa kế và di sản dùng vào việc thờ cúng, di tặng.

Trong vụ việc được bình luận, bà Biết “di tặng tài sản riêng và chung của vợ chồng tôi cho ba đứa cháu ngoại là Hùng, Diễm và Hoàng”. Với nội dung này, bà Biết đã di tặng toàn bộ di sản của mình và do đó không phù hợp với quy định vừa nêu. Bộ luật không quy định rõ trong trường hợp nào vượt quá “một phần di sản” thì cần phải xử lý như thế nào? Di chúc này có hiệu lực hay không?

Pháp luật cũng cần phải quy định cụ thể trường hợp người lập di chúc đã định đoạt toàn bộ di sản dùng vào việc thờ cúng, di tặng thì quyền của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc cũng vẫn được xác định đúng theo quy định tại điều 669 BLDS 2005, nghĩa là mỗi người trong số những người này vẫn được hưởng thừa kế bằng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật (nếu như di sản được chia theo pháp luật) mà họ được nhận và như vậy phải trích từ di sản dùng vào việc thờ cúng, di tặng.

Về hình thức ngôn ngữ, tại đoạn 3 khoản 1 Điều 670 BLDS 2005 có cụm từ thiếu thống nhất với tên của điều luật: Tên của Điều 670 là “Di sản dùng vào việc thờ cúng” nhưng tại đoạn 3 khoản 1 Điều 670 BLDS 2005 lại quy định: “Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã

chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về những người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật”.

Cụm từ “thì phần di sản dùng để thờ cúng” không những được dùng không thống nhất với tên của Điều luật (Điều 670), mà còn làm sai lệch về bản chất của di sản dùng vào việc thờ cúng mà nội dung Điều luật đã phân tích cụm từ: “Di sản dùng vào việc thờ cúng” khác biệt về nghĩa của cụm từ

“Di sản dùng để thờ cúng”. Điều 670 BLDS 2005 quy định di sản dùng vào việc thờ cúng là dựa vào tính kinh tế của loại di sản đó, do vậy di sản dùng vào việc thờ cúng cũng thuộc phạm vi tài sản theo quy định tại Điều 163 BLDS 2005: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Như vậy, cụm từ “di sản dùng vào việc thờ cúng” không những phù hợp với nội dung Điều luật, mà còn được hiểu “di sản dùng vào việc thờ cúng” khác biệt với “di sản dùng để thờ cúng”. Quy định trên của điều 670 BLDS 2005 là một quy định mở liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng, mà không bó hẹp trong phạm vi những đồ vật để thờ cúng mang tính truyền thống: như bàn thờ, câu đối, lư hương, bình hương, lục bình, đại tư…Vì vậy cần có sự sửa đổi câu chữ để tạo sự thống nhất trong cùng một điều luật và phù hợp với bản chất của việc dành một phần tài sản trong khối di sản để thờ cúng của người lập di chúc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của người lập di chúc theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)