Một số tồn tại, hạn chế về quyết định hình phạt tù có thời hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyết định hình phạt tù có thời hạn theo Luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn của địa bàn thành phố Hà Nội) 001 (Trang 50 - 57)

trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trong thời gian qua, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh các hoạt động đấu tranh và phòng chống tội phạm nói chung. Qua đó, đạt được một số thành tích tốt như sau:

-Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành Công An, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và các cơ quan chức năng khác để khẩn trương phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời.

- Đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án hình sự từ khâu thụ lý hồ sơ đến việc phân công Thẩm phán nghiên cứu và lên lịch xét xử đúng thời hạn.

- Áp dụng đúng và có hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, người lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt hoặc làm thất thoát số lượng lớn tài sản của Nhà Nước. Việc xử tù nhưng cho hưởng án treo chỉ áp dụng đối với những bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, đáng được khoan hồng đặc biệt, đúng nguyên tắc xử lý, căn cứ quyết định hình phạt và Điều 60 BLHS cũng như hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

- Phối hợp với các cơ quan hữu quan để mở các phiên tòa lưu động xét xử các vụ án trọng điểm và có kế hoạch tổ chức tuyên truyền kịp thời về kết quả của phiên tòa, nhằm nâng cao tác dụng giáo dục, phòng ngừa và phát động quần chúng tham gia đấu tranh phát hiện, tố giác tội phạm.

Qua tìm hiểu thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội, tôi nhận thấy có một số sai sót khi Tòa án quyết định hình phạt tù có thời hạn, như sau:

- Thứ nhất, một số Tòa án thường vận dụng không đúng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, dẫn tới việc áp dụng Điều 47 BLHS không đúng quy định.

Tòa án nhân dân huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội kết án về tội Cố ý gây thương tích. Bản án hình sự sơ thẩm số 10/2010/HSST ngày 05/3/2010.

Khoảng 20 giờ ngày 19/5/2009, Ngô Duy Quảng, Nguyễn Hữu Giới, Hoàng Văn Đạt, Hoàng Văn Hiến, Hoàng Văn Hải, Nguyễn Văn Ninh đang ngồi chơi gần nhà văn hóa thôn Phú Hữu 1, xã Phú Nghĩa. Sau đó, Đạt rủ Hải, Ninh đến nhà chị Hoàng Thị Nhâm ở cùng thôn chơi. Khi đến cổng nhà chị Nhâm, Đạt thấy trong nhà chị Nhâm có một số thanh niên lạ đang ngồi chơi trong nhà nên Ninh, Đạt, Hiến không vào nhà. Khoảng 10 phút sau thì Đạt thấy Quảng, Đại đi bộ đến gặp Ninh. Đạt bảo trong nhà Nhâm có một số thanh niên lạ mặc quần cộc đến chơi bạn gái. Do vậy cả bọn nói: “hôm nay cả bọn phải đánh cảnh cáo cho bọn chúng một trận”, thì tất cả nhóm đồng ý và tự chia thành 2 nhóm. Sau đó Quảng và Đại đi xuống vườn cây bạch đàn ở cạnh đường, mỗi người bẻ một đoạn cây bạch đàn tươi dài khoảng 80cm, đường kính khoảng 0,2-3cm, rồi mang lên vị trí chặn đánh. Khoảng 10 phút sau, Quảng phát hiện thấy một xe máy đi từ trong nhà chị Nhân đi ra. Trên xe có 4 thanh niên là anh Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Tiến Tần, Nguyễn Văn Chuyển đều ở xã Lam Điền và Nguyễn Duy Tân ở xã Thụy Hương do Tân điều khiển xe đi qua chỗ tốp Quảng đang chặn đánh. Quảng, Đại đều dùng gậy bạch đàn tươi xông ra vụt anh Tân làm xe anh Tân bị trượt đổ xuống cạnh đường, cả 4 thanh niên đều bỏ chạy vào làng thì Hoàng Tiến Mạnh túm được áo anh Thịnh, làm anh Thịnh bị ngã xuống đất còn Tần, Tân, Chuyển bỏ chạy và kêu cứu. Anh Thịnh bị giữ lại. Quảng, Đại, Đạt, Mạnh xông vào dùng đoạn cây bạch đàn đánh anh Thịnh. Anh Thịnh nằm bất tỉnh thì cả bọn bỏ về nhà. Anh Thịnh bị thương phải đưa đi cấp cứu tại viện 103 và nằm điều trị từ ngày 20/5/2009 đến ngày 29/5/2009 thì về. Anh Tân bị thương nhẹ không nằm điều trị và cũng không có yêu cầu gì. Tại kết luận giám định số 1329/GĐPY ngày 19/6/2009 của tổ chức pháp y C21-Bộ Công an thì anh Thịnh bị dập lá lách phải phẫu thuật cách lách, tỷ lệ tổn hại sức khỏe của anh Thịnh là 35%.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 10/2010/HSST ngày 05/3/2010 Tòa án nhân dân huyện Chương Mỹ đã áp dụng khoản 3 Điều 104; các điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47 BLHS đối với các bị cáo; áp dụng thêm Điều 68; Điều 69 BLHS đối với bị cáo Đại xử phạt bị cáo Ngô Duy Quảng 04 năm 06 tháng tù; bị cáo Hoàng Văn Mạnh 04 năm tù; bị cáo Hoàng Văn Đạt 03 năm 06 tháng tù; bị cáo Nguyễn Hữu Đại 03 năm tù về tội Cố ý gây thương tích.

Tòa án cấp sơ thẩm xét xử các bị cáo về tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 Điều 104 BLHS là có căn cứ, đúng pháp luật. Các bị cáo đã dùng hung khí nguy hiểm gây nên thương tích cho người bị hại. Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng Điều 47 BLHS xử phạt các bị cáo đều dưới mức thấp nhất của khung hình phạt sau khi xem xét các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị cáo như: nhân thân không có tiền án, tiền sự; các bị cáo khai báo thành khẩn khai báo, sau khi phạm tội các bị cáo và gia đình đã đến xin lỗi người bị hại và khắc phục hậu quả cho người bị hại số tiền 40.000.000 đồng. Tuy nhiên, hồ sơ vụ án thể hiện tại kết luận điều tra và thủ tục xét hỏi trực tiếp tại phiên tòa, các bị cáo đều không có tài sản hay tiền để bồi thường cho người bị hại. Các bị cáo cũng không có sự tác động hay đề nghị người khác bồi thường thay cho bị cáo. Số tiền 40.000.000 đồng là do cha mẹ các bị cáo tự góp chung để bồi thường cho người bị hại. Tòa án cấp sơ thẩm cho các bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS là không đúng theo hướng dẫn tại mục 1.2 Nghị quyết số 01 ngày 12.5.2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao. Do vậy, các bị cáo chỉ có một tình tiết giảm nhẹ thành khẩn khai báo quy định tại điểm p khoản 1 Điều 46 BLHS nên không đủ điều kiện áp dụng Điều 47 BLHS để xử dưới khung hình phạt đối với các bị cáo.

- Sai sót thứ hai, đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt, một số tòa án nhận thức chưa đúng quy định dẫn tới việc quyết định mức phạt tù không phù hợp.

Ví dụ: vụ án Lý Xuân Hồng phạm tội Trộm cắp tài sản. Bản án số 28/2010/HSST ngày 16.4.2010 của TAND huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

Khoảng 22h 45 phút ngày 10.01.2010, Lý Xuân Hồng có hành vi đột nhập vào Đền thờ Sông Công, sử dụng cưa để phá khóa hòm công đức nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Sau khi phá được khóa để lấy tiền, chưa kịp ra ngoài thì Hồng bị quần chúng nhân dân phát hiện và bắt giữ. Kiểm tra số tiền bị cáo trộm cắp thu giữ được 460.000 đồng. Trước đó, ngày 25.02.2009, TAND huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đã xử phạt bị cáo Hồng 08 tháng tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo chưa được xóa án tích.

Tại bản án số 28/2010/HSST ngày 16.4.2010 của TAND huyện Sóc Sơn tuyên bố bị cáo Lý Xuân Hồng phạm tội Trộm cắp tài sản. Áp dụng khoản 1 Điều 138, Điều 18, điểm p khoản 1 Điều 46 BLHS, xử phạt bị cáo Hồng 09 tháng tù giam.

Hành vi của bị cáo dùng cưa phá khóa hòm công đức để lấy tiền, mặc dù bị cáo chưa chiếm đoạt được đã bị bắt giữ quả tang tại hiện trường phạm vào khoản 1 Điều 138 BLHS. Hành vi của bị cáo đã hoàn thành, cấu thành tội phạm tuy nhiên tòa án cấp sơ thẩm căn cứ vào việc bị cáo chưa chiếm đoạt được số tiền trong hòm công đức (do bị bắt quả tang) để nhận định bị cáo phạm tội chưa đạt là không đủ căn cứ vì thực tế bị cáo đã lấy được tiền nhưng chưa kịp tẩu thoát thì bị bắt.

- Sai sót phổ biến thứ ba của một số Tòa án khi quyết định hình phạt là cân nhắc không đúng căn cứ “tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội” và chưa căn cứ vào các “quy định của Bộ luật hình sự” để quyết định hình phạt đúng đắn.

Ví dụ: về vụ án hình sự đối với bị Bùi Văn Tấn bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội kết án về tội Trộm cắp tài sản. Bản án hình sự phúc thẩm số 416/2010/HSPT ngày 02.4.2010 của TAND thành phố Hà Nội.

Bị cáo Bùi Văn Tấn có hành vi trộm cắp xe PIAGGIO (trị giá 40.000.000 đồng) của anh Nguyễn Phi Long. Sau đó, Tấn lắp xe biển số giả để sử dụng. Tại bản án hình sự sơ thẩm số 355/2009/HSST ngày 25.11.2009, TAND quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội áp dụng: khoản 1 Điều 138; điểm p khoản 1 Điều 46 BLHS xử phạt Bùi Văn Tấn 15 tháng tù về tội Trộm cắp tài sản. Ngày 10.02.2010, Bùi Văn Tấn có đơn kháng cáo xin được giảm nhẹ hình phạt. Ngày 02.4.2010, TAND thành phố Hà Nội quyết định áp dụng: khoản 1 Điều 138; điểm h, p khoản 1, 2 Điều 46; 60 BLHS xử phạt Bùi Văn Tấn 15 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo. Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm áp dụng khoản 1 Điều 138 BLHS đối với hành vi trộm cắp của Bùi Văn Tấn là đúng. Hội đồng định giá tài sản xác định giá trị chiếc xe PIAGGIO 40.000.000 đồng, là tài sản có giá trị lớn. Trước khi bị cáo thực hiện hành vi trộm cắp, bị cáo đã chủ động theo dõi, quan sát, lợi dụng việc chủ sở hữu xe sơ hở đã liều lĩnh trộm cắp tài sản. Tòa án cấp sơ thẩm chỉ xử phạt bị cáo Tấn 15 tháng tù là nhẹ, chưa đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm h khoản 1, khoản 2 Điều 46 BLHS để cho bị cáo được hưởng án treo là không có căn cứ, chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phóng chống tội phạm.

Theo quy định tại Điều 45 BLHS quy định khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

tội của bị cáo, cân nhắc tình tiết tặng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Với giá trị tài sản 40.000.000 đồng, xét về tính định lượng của khung hình phạt, nhẽ ra bị cáo phải chịu mức hình phạt từ 30 đến 36 tháng tù mới phù hợp.

- Sai sót phổ biến thứ tư trong thực tiễn quyết định hình phạt tù có thời hạn là một số Tòa án chưa cân nhắc đúng nhân thân người phạm tội đặc biệt là yếu tố nhân thân về độ tuổi chưa thành niên và tiền án, tiền sự.

Ví dụ: Về vụ án hình sự đối với bị cáo Trịnh Bá Điệp và đồng bọn bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội kết án về tội gây rối trật tự công cộng.Bản án hình sự phúc thẩm số 150/2009/HSPT ngày 14/12/2009 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

Đêm ngày 21 rạng sáng ngày 22/3/2009, có rất nhiều thanh niên tụ tập đua xe máy trên nhiều tuyến phố tại Hà Nội. Cơ quan công an đã bắt giữ được 02 đối tượng: Trịnh Bá Điệp, Trần Thanh Quân. Tại cơ quan điều tra, Điệp và Quân khai nhận: Tối ngày 21/3/2009, Quân gọi điện thoại cho Điệp rủ đi đua xe máy. Khoảng 01 giờ ngày 22/3/2009, Điệp đi xe máy ZX màu trắng biển kiểm soát 30H1-9559 (đã tháo biển) đến nhà đón Quân, chở Quân đi ra hồ Hoàn Kiếm rồi đi vào đường Bà Triệu tìm đoàn đua xe. Đến ngã tư Bà Triệu- Nguyễn Du thì gặp 1 đoàn khoản 20-30 xe máy. Điệp chở Thanh Quân chạy theo đoàn đua theo hướng Bà Triệu-Thái Phiên-Phố Huế-Hàng Bài-Hai Bà Trưng-Bà Triệu khoảng 2 vòng sau đó đoàn đua giải tán. Điệp vẫn điều khiển xe chạy tốc độ cao, lạng lách ra phố Huế-Nguyễn Công Trứ để tìm đoàn đua tiếp. Khi đến phố Huế thì gặp một đoàn xe máy khoảng 15-20 xe, Điệp chạy đến ngã tư Hàng Bài-Hai Bà Trưng thì nghe có tiến hô “cảnh sát cơ động”

nên đoàn đua giải tán. Điệp và Quân lại đi trên các tuyến phố đến khoảng 2h30’ thì gặp một đoàn đua khoảng 25-30 xe tại ngã năm Nguyễn Du. Điệp chở Quân chạy 3 vòng theo các phố Bà Triệu-Thái Phiên-Phố Huế-Hàng Bài- Hai Bà Trưng rồi về Bà Triệu. Đến khoảng 2h45 phút đoàn đua gặp cảnh sát

cơ động nên bỏ chạy, xe của Điệp va vào một xe chạy cùng đoàn nên xe bị đổ và bị bắt giữ cùng xe máy. Cơ quan điều tra cho Điệp và Quân nhận dạng qua ảnh, Điệp và Quân đã xác định được Phạm Anh Tú (trú quán tại 93 Ngọc Lâm-Long Biên) là đối tượng đã tham gia đua xe.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 373/2009/HSST ngày 30/9/2009 Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng đã áp dụng khoản 1 Điều 245; điểm p khoản 1 Điều 46; Điều 41; (đối với bị cáo Phạm Anh Tú áp dụng thêm điểm g tái phạm khoản 1 Điều 48; Điều 51; Điều 69; Điều 71; Điều 74) BLHS, quyết định các bị cáo Phạm Anh Tú, Trịnh Bá Điệp, Trần Thanh Quân phạm tội gây rối trật tự công cộng. Xử phạt bị cáo Tú 10 tháng tù. Tổng hợp hình phạt 08 tháng tù (nhưng cho hưởng án treo) của bản án số 302 ngày 21/7/2008 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Buộc bị cáo Tú phải chấp hành hình phạt chung của 2 bản án là 18 tháng tù; xử phạt bị cáo Điệp 08 tháng tù; bị cáo Quân 08 tháng tù. Tại bản án hình sự phúc thẩm số 150/2009/HSPT ngày 14/12/2009, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Điệp và giữ nguyên bản án sơ thẩm đối với Điệp. Chấp nhận kháng cáo của bị cáo Trần Thanh Quân, sửa một phần bản án sơ thẩm. Áp dụng khoản 1 Điều 245; các điểm h, p khoản 1 Điều 46; Điều 60 BLHS, xử phạt bị cáo Quân 08 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm xử phạt các bị cáo Phạm Anh Tú, Trịnh Bá Điệp, Trần Thanh Quân phạm tội gây rối trật tự công cộng theo khoản 1 Điều 245 BLHS là có căn cứ, đúng pháp luật. Đối với bị cáo Điệp, đã có tiền sự hai lần bị xử phạt hành chính về hành vi đi xe vượt quá tốc độ, lạng lách, điều này thể hiện Điệp là người coi thường pháp luật. Điệp là người trực tiếp điều khiển xe chở Quân tham gia vào 3 đoàn đua xe. Đối với bị cáo Quân là người trực tiếp gọi điện thoại cho Điệp, rủ rê Điệp đi đua xe. Xét vai trò của hai bị cáo là ngang nhau cùng tích cực thực hiện hành vi phạm tội. Tòa án

cấp sơ thẩm xử phạt hai bị cáo Điệp và Quân mỗi bị cáo 08 tháng tù là có căn cứ. Tuy nhiên, Tòa án cấp phúc thẩm cho bị cáo Quân được hưởng án treo là không có căn cứ, phân tích đánh giá vai trò của Quân thấp hơn Điệp là không

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyết định hình phạt tù có thời hạn theo Luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn của địa bàn thành phố Hà Nội) 001 (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)