Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam (Trang 28 - 29)

động của Nhà nước

Dân chủ vừa là bản chất của nhà nước pháp quyền vừa là điều kiện, tiền đề của chế độ nhà nước. Mục tiêu của nhà nước pháp quyền là xây dựng và thực thi một nền dân chủ, đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình thông qua dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện.

Đây cũng là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, của các thiết chế chính trị: Đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội. Tập trung dân chủ là nguyên tắc quản lý nhà nước cần được quán triệt trong tổ chức và hoạt động của từng cơ quan và của bộ máy nhà nước nói chung. Nguyên tắc này đảm bảo sự kết hợp giữa lãnh đạo điều hành tập trung thống nhất của trung ương với phát huy tính chủ động, năng động của địa phương, khắc phục cả hai khuynh hướng phân tán cục bộ và tập trung quan liêu.

Nguyên tắc tập trung dân chủ liên quan tới sự phân định thẩm quyền trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền. Xử lý mối quan hệ giữa tập trung và dân chủ trong quản lý nhà nước đòi hỏi phải tập trung vào trung ương quyết định những vấn đề ở tầm vĩ mô và phân cấp quản lý cho chính quyền địa phương những vấn đề thuộc thẩm quyền địa phương để vừa phát huy tính chủ động, vừa nêu cao và ràng buộc tinh thần trách nhiệm của các địa phương. Là nguyên tắc nền tảng của cả nhà nước và hệ thống chính trị, nếu xa rời sẽ kém hiệu lực và sức mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)