Nhận thức đúng tầm quan trọng của cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng và những tiêu cực khác trong bộ máy nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam (Trang 109 - 110)

quan liêu, tham nhũng và những tiêu cực khác trong bộ máy nhà nước

Hiện nay, trước diễn biến phức tạp và trầm trọng của tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, việc tăng cường phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí là một trọng trách cấp bách, to lớn và nặng nề. Hội nghị Trung ương 3 khóa X đã thông qua Nghị quyết về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thể hiện quyết tâm chính trị không thể lay chuyển, một quyết sách mạnh mẽ và triệt để của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, vì sự phát triển phồn vinh và bền vững của đất nước trên con đường xã hội chủ nghĩa. Tệ tham nhũng làm tha hóa phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc, phức tạp, khiến cho nhân dân lo lắng, bất bình và nguy hiểm hơn, nó làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ; tạo cơ hội cho các thế lực thù địch lợi dụng chống phá chế độ, bôi nhọ Đảng và Nhà nước ta; làm xấu đi hình ảnh, uy tín của Đảng ta, đất nước ta trên trường quốc tế... Hiện nay, tham nhũng, lãng phí không những là thách thức lớn trên con đường phát triển của đất nước mà còn thật sự là nguy cơ lớn đe dọa sự ổn định chính trị - xã hội và sự sống còn của chế độ xã hội ta.

Trọng trách trước hết và có ý nghĩa đột phá, đi trước mở đường thắng lợi của cuộc đấu tranh này là, chúng ta cần thấu triệt trong nhận thức thật sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề tham nhũng và chống tham nhũng, lãng phí; tính chất cam go, quyết liệt, lâu dài và sống còn của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí đối với sự ổn định và phát triển đất nước, đối với sự tồn vong của Đảng và chế độ ta. Phải gắn chặt việc phòng, chống tham nhũng với sự tích cực và triệt để tiết kiệm, chống lãng phí. Nếu không, tất sẽ rơi vào thảm trạng "chỗ hà ra chỗ hổng", "gió thổi vào nhà trống". Tất cả chúng ta, không trừ một ai, một cấp, một ngành, một tổ chức nào, từ trong

Đảng, Nhà nước tới toàn xã hội phải ý thức một cách sâu sắc rằng, nếu không ngăn chặn, đẩy lùi được tham nhũng, lãng phí, không thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, hiệu quả, sức cạnh tranh, sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước, càng không thể tận dụng được thời cơ, vượt qua được những thách thức to lớn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác cũng không thể giữ vững ổn định chính trị - xã hội, không thể củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân vào Đảng ta, chế độ xã hội ta. Hơn lúc nào hết, đó phải là phương châm chỉ đạo về nhận thức tư tưởng và hành động chính trị của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)