Dạng đánh luống

Một phần của tài liệu Quản lý và xử lý chất thải rắn - Chương 6 potx (Trang 30)

d. Các vấn đề kinh tế, môi trường

6.2.2.1 Dạng đánh luống

Dạng đánh luống là quá trình chất nguyên liệu rác thành các đống ủ hẹp dài và được đảo trộn theo một nguyên tắc nhất định. Nhìn chung, dạng đánh luống có chiều cao của đống ủ thay đổi từ 1m (đối với nguyên liệu có mật độ dày như phân) đến 3,5m (đối với nguyên liệu nhẹ như lá cây). Chiều rộng thay đổi từ 1,5-6m và các thiết bị sử dụng được xác định theo hình dạng thực tế của hệ thống.

Tốc độ làm thoáng khí phụ thuộc độ xốp của đống ủ. Tốc độ thoáng khí của đống ủ với các nguyên liệu nhẹ như lá cây hơn đống ủ với nguyên liệu phân. Nếu đống ủ quá lớn, các vùng kỵ khí có thể xuất hiện ở khu trung tâm. Điều này sẽ tạo ra mùi khi đống ủ được đảo trộn. Các đống ủ nhỏ sẽ mất nhiệt quá nhanh và không thể đạt được nhiệt độ đủ lớn để diệt vi sinh vật gây bệnh và bay hơi ẩm.

Đảo trộn sẽ làm giảm nhiệt độ, bay hơi nước, khí và đảo trộn các nguyên liệu, tạo lại độ xốp của đống ủ, loại trừ các khoảng trống tạo ra bởi sự phân hủy và sa lắng. Đảo trộn sẽ làm xáo trộn các vật liệu bên trong và bên ngoài đống ủ. Điều này sẽ tạo cho tất cả các vật liệu được tiếp xúc với không khí phía bên ngoài và nhiệt độ cao phía bên trong của đống ủ.

Bằng cách này, tất cả các vật liệu sẽ như nhau và các vi sinh vật gây

bệnh, ấu trùng của côn trùng có cánh sẽ bị diệt. Thêm vào đó, đảo trộn sẽ xé nhỏ các phần tử rác để gia tăng diện tích bề mặt và các vật liệu được trộn lẫn nhau.

Một phần của tài liệu Quản lý và xử lý chất thải rắn - Chương 6 potx (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)