Quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật việt nam và pháp luật một số nước châu á về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi (Trang 33 - 72)

Các cơ quan nhà nước thống nhất quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi. Cơ quan trung ương cấp bộ, ngành đứng đầu phụ trách về vấn đề quản lý nhà nước về người cao tuổi nói chung và trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi nói riêng. Ví dụ: ở Việt Nam, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thống nhất quản lý nhà nước về người cao tuổi trong phạm vi cả nước; ở Nhật Bản, Bộ Y tế, Lao động và An sinh xã hội thống nhất quản lý các vấn đề về người cao tuổi trong phạm vi cả nước...

Bên cạnh đó, các cơ quan trung ương cấp bộ, ngành liên quan phối hợp với cơ quan quản lý về người cao tuổi cấp trung ương thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi. Chẳng hạn như việc phối hợp

thực hiện của Bộ Tài chính trong việc dự chi, chi ngân sách nhà nước cho vấn đề thực hiện trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi.

Ngoài ra, chính quyền địa phương các cấp thành lập các phòng, ban chuyên trách quản lý về vấn đề người cao tuổi nói chung và trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi nói riêng. Ví dụ: ở Trung Quốc, tổ chức tự trí quần chúng ở địa phương và tổ chức người cao tuổi được thành lập theo quy định pháp luật có trách nhiệm phản ánh yêu cầu của người cao tuổi, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi.

1.2.2.5. Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi

Quyền lợi hưởng trợ giúp xã hội của người cao tuổi cũng không có sự phân biệt và luôn bảo đảm công bằng giữa những người cao tuổi. Trường hợp vì lý do nào đó mà người cao tuổi không được bảo đảm các quyền lợi của mình thì họ có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. Theo đó:

Khiếu nại được hiểu là việc người cao tuổi, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục quy định của pháp luật, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Tố cáo được hiểu là việc người cao tuổi, theo thủ tục quy định của pháp luật, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Về xử lý vi phạm đối với hành vi vi phạm pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi một số quốc gia trên thế giới quy định tại luật chuyên ngành chung về người cao tuổi như Trung Quốc, Nhật Bản, một số quốc gia khác lại quy định tại bộ luật, luật xử lý vi phạm, tố tụng riêng như Việt Nam. Nhìn chung, đối với các hành vi vi phạm pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi có những hình thức xử phạt hành chính, phạt tiền, phạt cảnh cáo, và nếu cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

1.3. Vai trò của pháp luật trợ giúp xã hội đối với ngƣời cao tuổi

Pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi có vai trò quan trọng không chỉ đối với người cao tuổi mà còn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Cụ thể được thể hiện trên các lĩnh vực như sau:

- Về mặt chính trị - xã hội:

Pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi là một công cụ quan trọng góp phần ổn định xã hội, tạo nên sự ổn định và hài hoà trong quan hệ xã hội, đảm bảo sự công bằng và quyền sống của người cao tuổi. Bên cạnh đó, thể hiện rõ rệt thái độ tích cực của nhà nước đối với một bộ phận dân cư đặc biệt khi họ về già, không còn khả năng lao động, hạn chế về sức khỏe. Sự tồn tại khoẻ mạnh, ổn định cuộc sống của người cao tuổi trong cộng đồng dân cư thể hiện sự tiến bộ trong chính sách, pháp luật của một quốc gia.

Không chỉ dừng lại ở đó, vượt qua cả những rào cản về chính trị, địa lý, trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi còn là vấn đề mang tính toàn cầu vì những giá trị nhân văn của con người. Khi những rủi ro về thu nhập, sức khoẻ phát sinh từ tuổi già được mọi tầng lớp trong xã hội chia sẻ không chỉ giúp người cao tuổi vượt qua khó khăn trước mắt, mà còn tạo sự gắn kết lâu bền giữa thế hệ sau đối với thế hệ đi trước, tạo thành nề nếp, văn hoá, truyền thống tốt đẹp “ăn quả nhớ người trồng cây”, “kính trên nhường dưới”. Chính sự chia sẻ của cả nhà nước và cộng đồng xã hội phần nào đó sẽ giúp người

cao tuổi thấy mình có giá trị, chứ không phải vô dụng hay bị tách biệt khỏi cuộc sống cộng đồng.

- Về mặt kinh tế:

Pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi là cơ sở pháp lý quan

trọng để bảo đảm đời sống, chăm sóc sức khoẻ của con người khi về già, không còn làm ra thu nhập. Thông qua khoản hỗ trợ, trợ cấp bằng tiền và các điều kiện vật chất khác đã giúp người cao tuổi duy trì cuộc sống hàng ngày. Sâu xa hơn nữa, những sự giúp đỡ này là nguồn động viên, khích lệ những người cao tuổi có thể hòa nhập cộng đồng, kiến tạo và phát huy những khả năng có thể để đảm bảo cuộc sống và nâng cao đời sống vật chất, đời sống tinh thần của bản thân và gia đình họ.

Cũng từ góc độ kinh tế cho thấy, trợ giúp xã hội là một hệ thống phân phối, điều chỉnh thu nhập, nó ảnh hưởng đến tổng số lượng và cấu trúc nhu cầu của xã hội, trở thành một công cụ để nhà nước điều chỉnh các hoạt động kinh tế, các khoản lương hưu, trợ cấp đối với người cao tuổi còn có ý nghĩa là công cụ phân phối lại tiền bạc, của cải và dịch vụ có lợi cho các thành viên yếu thế, thu hẹp dần sự chênh lệch mức sống trong xã hội. Việc hỗ trợ bảo hiểm y tế và các dịch vụ cơ bản khác từ nguồn tài chính công không vì mục đích lợi nhuận còn nhằm bảo đảm công bằng, đảm bảo lợi ích xã hội đối với người cao tuổi.

- Vai trò về mặt pháp lý:

Pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi là cơ sở pháp lý để người cao tuổi thực hiện quyền được bảo đảm đời sống, chăm sóc sức khoẻ, tránh được đói nghèo và tử vong do bệnh tật, chứ không phải sự “ban ơn” hay thể hiện sự thương cảm của nhà nước đối với người cao tuổi trong xã hội. Đồng thời, đây cũng là cơ sở pháp lý để các cơ quan, tổ chức

có thẩm quyền thực hiện trách nhiệm trong việc đảm bảo các quyền lợi về các chế độ ưu tiên, ưu đãi, trợ cấp, lương hưu, bảo hiểm y tế, các chế độ bảo trợ xã hội, các chế độ khác đối với người cao tuổi theo đúng quy định khi họ đủ điều kiện.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Con người khi bước vào giai đoạn tuổi già có sức khoẻ thể chất và tinh thần của con người thay đổi rất lớn. Sự thay đổi này làm suy giảm khả năng lao động, khiến người cao tuổi lâm vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không đảm bảo được cuộc sống của mình. Trợ giúp xã hội trở thành một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng này. Trợ giúp xã hội là sự giúp đỡ bằng tiền mặt hoặc điều kiện sinh sống thích hợp để người cao tuổi được trợ giúp và có thể tự lo liệu cuộc sống của mình hoặc gia đình, tiếp tục sống và cống hiến cho xã hội.

Trên cơ sở mục tiêu trên, nhà nước đã xây dựng hệ thống pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi. Pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi là hệ thống quy phạm pháp luật bảo đảm thực hiện các quyền của người cao tuổi được hưởng những chế độ bảo vệ nhất định nhằm đáp ứng những nhu cầu sống thiết yếu do tuổi già mà họ không thể tự lo liệu được cuộc sống của bản thân, để từ đó giúp người cao tuổi duy trì được đời sống hàng ngày, vượt qua khó khăn của tuổi già, nghèo đói, bệnh tật để hòa nhập cộng đồng.

Nội dung về pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi bao gồm quy định về đối tượng, các chế độ, nguồn tài chính, thủ tục, quản lý nhà nước, khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp trong vấn đề trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi.

CHƢƠNG 2

PHÁP LUẬT TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI CAO TUỔI CỦA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN, TRUNG QUỐC DƢỚI GÓC ĐỘ SO SÁNH

Hiện nay, ở Việt Nam tính đến tháng 7/2019, dân số đạt mức 97 triệu người, trong đó tỉ lệ người cao tuổi phụ thuộc là 11%, tuổi thọ trung bình của nam giới là 72 tuổi, nữ giới là 81 tuổi [59]. Theo Báo cáo của Ngân hàng thế giới, tháng 7/2016, dân số cao tuổi ở Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng về cả số lượng và tỷ trọng và Việt Nam được xếp là quốc gia có tốc độ già hóa thuộc hàng cao nhất thế giới từ trước đến nay. Nếu như năm 1990, tỷ lệ người cao tuổi chỉ chiếm 7,2% dân số thì đến năm 2011, tỷ lệ này là 10% chính thức bắt đầu giai đoạn già hóa dân số theo dự báo già hóa dân số sẽ tiếp tục tăng nhanh: đến năm 2038, Việt Nam sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn "dân số già" khi người cao tuổi sẽ chiếm 20% tổng dân số - tăng gấp 3 lần trong vòng 24 năm. [49]

Trước năm 1945, Nhà nước phong kiến đã quy định trong Luật Nước (Luật Hồng Đức) về chăm sóc người già, thưởng cho người già có công, người già sống thọ,... đồng thời pháp luật cũng đưa ra những quy định nghiêm trị con, cháu mắc tội bất hiếu, không chăm sóc ông bà, bố mẹ. Bên cạnh đó, ở xã thôn có hương ước, lệ làng quy định về việc chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ, việc hiếu,...

Sau năm 1945, trong bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, tại Điều 14 đã khẳng định: "Những công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì

giúp đỡ". Tư tưởng này được kế thừa, tiếp nối xuyên suốt các bản Hiến pháp

năm 1959, năm 1980, năm 1992 và năm 2013. Cụ thể, theo Khoản 3 Điều 37 Hiến pháp 2013 quy định "Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội

quy định Nhà nước có trách nhiệm xây dựng những chính sách trợ giúp người cao tuổi.

Hiện nay, pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi ở Việt Nam được quy định trong nhiều văn kiện pháp lý. Bao gồm: Hiến pháp năm 2013; Luật Người cao tuổi năm 2009; Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế năm 2014 và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành các luật này… Trong đó, cụ thể và trực tiếp là Luật Người cao tuổi năm 2009, Luật người cao tuổi do Quốc hội ban hành ngày 23/11/2009; Nghị định số 06/2011/NĐ- CP do Chính phủ ban hành ngày 14/01/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi; Nghị định số 136/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 21/10/2013 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và được hướng dẫn cụ thể trong Thông tư liên tịch số 29/20114/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT- BLĐTBXH-BTC ngày 15/5/2016 sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 29/20114/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị định số 764/VBHN-LĐTBXH do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành ngày 28/02/2019 quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.

Trong khu vực Châu Á, hiện nay, ở Nhật Bản tổng số dân tính đến tháng 7/2019 là hơn 125 triệu người. Trong đó, tuổi thọ trung bình ở Nhật Bản của nam giới là 80,9 tuổi, nữ giới là 87,3 tuổi. Tỷ lệ người cao tuổi phụ thuộc ở Nhật Bản là 46,8%, gấp 4 lần so với Việt Nam [60]. Theo thống kê

của Bộ nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, tỷ lệ lão hoá vào năm 2010 của Nhật Bản là 23%, đạt 25,1% vào năm 2013, dự báo đến năm 2060, tỷ lệ già hoá ở Nhật Bản sẽ đạt 39.9%, tương đương với cứ mỗi 5 người thì sẽ có một người từ 65 tuổi trở lên. Nhật Bản là một trong những quốc gia có vấn đề về già hoá dân số nghiêm trọng nhất.

Vì vậy, so với Việt Nam, Nhật Bản đã xây dựng hệ thống pháp luật về người cao tuổi nói chung và trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi nói riêng từ rất sớm. Từ năm 1960, Nhật Bản đã ban hành hơn 10 đạo luật về chế độ cho người cao tuổi, trong đó có Luật hưu trí quốc gia năm 1959, Luật chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi năm 1982, Luật phúc lợi dành cho người cao tuổi năm 1963 và Luật bảo hiểm điều dưỡng năm 2000, Luật Bảo đảm cuộc sống hàng ngày năm 1945 sửa đổi, bổ sung năm 1950. Có thể thấy, Nhật Bản xây dựng hệ thống pháp luật cho người cao tuổi từ rất sớm và những đạo luật đó đến bây giờ, sau hơn 56 năm, vẫn còn được áp dụng.

Trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi tại Nhật Bản không được quy định riêng thành một đạo luật mà là một hợp phần trong các đạo luật trên, được xây dựng trên nguyên tắc: Người cao tuổi, với tư cách là người có đóng góp cho sự nghiệp phát triển của xã hội trong nhiều năm và là người có kiến thức và kinh nghiệm dồi dào, được tôn trọng xứng đáng đúng như trình độ và sự đóng góp của họ, và theo đó, họ phải được đảm bảo một cuộc sống đủ tiện nghi, được chăm sóc sức khoẻ để tiếp tục sống và cống hiến cho xã hội.

Bên cạnh đó, ở Trung Quốc tổng số dân tính đến tháng 7/2019 là đã đạt 1 tỉ 300 triệu người. Trong đó, tuổi thọ trung bình của nam giới là 75,2 tuổi, nữ giới là 78,2 tuổi, tỷ lệ người cao tuổi phụ thuộc ở Trung Quốc là 16,5% [61]. Nếu xét trên mức tương quan giữa dân số của hai nước có thể thấy, mức tuổi thọ trung bình và tỷ lệ người cao tuổi phụ thuộc của Trung Quốc cao hơn Việt Nam, nhưng không chênh lệch quá nhiều.

Số người cao tuổi, tính từ đủ 65 tuổi trở lên tăng từ 103,84 triệu người vào năm 2006 lên 143,86 triệu người vào năm 2015. Tỷ lệ người già từ 65 tuổi trở lên ở Trung Quốc trong tổng số dân lần lượt là: năm 2006 với 7,89%;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật việt nam và pháp luật một số nước châu á về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi (Trang 33 - 72)