Một số vấn đề rút ra từ việc so sánh pháp luật trợ giúp xã hội đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật việt nam và pháp luật một số nước châu á về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi (Trang 79)

ngƣời cao tuổi của Việt Nam và Nhật Bản, Trung Quốc

3.1.1. Những ưu điểm trong quy định của pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi của Nhật Bản, Trung Quốc người cao tuổi của Nhật Bản, Trung Quốc

Song song với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, Nhật Bản và Trung Quốc cũng phải đối mặt với sự già hoá nhanh chóng của dân cư. Xã hội già hoá, con người dễ bị lâm vào hoàn cảnh khó khăn, sức khoẻ suy giảm nghiêm trọng, mất sức lao động, nghèo đói,... khi về già. Điều này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải xây dựng một đạo luật về người cao tuổi nói chung và pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi nói riêng.

Mặc dù đã được ban hành và đưa vào thực hiện từ rất lâu nhưng hệ thống pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi ở Nhật Bản và Trung Quốc vẫn thể hiện được sự ưu việt, giúp người cao tuổi vượt qua hoàn cảnh khó khăn, nhanh chóng ổn định lại cuộc sống, sống và cống hiến cho xã hội qua từng thời kỳ từ những năm 1960, 1996.

Dưới góc độ so sánh, pháp luật trợ giúp xã hội ở Nhật Bản và Trung Quốc đã bộc lộ những ưu điểm so với Việt Nam. Những ưu điểm này được xét dưới góc độ phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, có tính khả thi nếu được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện tại hệ thống pháp luật của Việt Nam về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi. Cụ thể:

Thứ nhất, Nhật Bản quy định độ tuổi người cao tuổi được trợ cấp xã

hưu trí vẫn có thể được hưởng trợ giúp xã hội nếu trợ cấp bảo hiểm xã hội, hưu trí của họ không đáp ứng các tiêu chuẩn sống tối thiểu. Quy định này phần nào bao quát được hầu hết những người cao tuổi gặp khó khăn trong thực tế.

Thứ hai, Nhật Bản và Trung Quốc quy định việc thành lập hệ thống cơ

sở dưỡng lão, hệ thống chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi, phát triển chính sách ưu tiên, ưu đãi về nhà cho người cao tuổi thuê, mua, cải tạo nhà xuống cấp, có nguy cơ sập đổ,... đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định cuộc sống và chăm sóc sức khoẻ tốt hơn cho người cao tuổi.

Thứ ba, Nhật Bản và Trung Quốc không quy định mức trợ cấp xã hội

hàng tháng chung mà giao cho các địa phương căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội tại địa phương quy định về mức trợ cấp xã hội hàng tháng.

Thứ tư, Nhật Bản và Trung Quốc xây dựng các điều luật quy định rõ về

việc khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong lĩnh vực người cao tuổi nói chung và trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi nói riêng.

Thứ năm, Trung Quốc nghiên cứu, xem xét về việc chênh lệch về thu

nhập và mức sống khi về già của người cao tuổi ở nông thôn và thành phố để từ đó xây dựng các chính sách phù hợp để đảm bảo mức sống tối thiểu cho người cao tuổi tại các khu vực và công bằng trong xã hội.

Thứ sáu, Nhật Bản thành lập cơ quan trợ giúp xã hội có nhiệm vụ điều

tra về tình hình sinh sống, điều kiện sức khoẻ và mức sống của người cao tuổi để từ đó đánh giá, đề nghị cấp có thẩm quyền trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi.

3.1.2. Những bất cập trong quy định của pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi của Việt Nam người cao tuổi của Việt Nam

Pháp luật về người cao tuổi nói chung và trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi nói riêng ở Việt Nam mới được xây dựng trong khoảng 10 năm trở

lại đây. Mặc dù đã có những văn bản sửa đổi, bổ sung, quy định chi tiết hơn, nhưng pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi ở Việt Nam bộc lộ nhiều bất cập trong việc thực thi so với tình hình thực tế về phát triển xã hội tại đất nước và so với pháp luật của Nhật Bản, Trung Quốc. Cụ thể:

Thứ nhất, hiện nay, người cao tuổi thuộc đối tượng được trợ giúp xã

hội ở Việt Nam đủ điều kiện chủ yếu sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội. Tuy nhiên, những cơ sở bảo trợ xã hội này không phải là cơ sở dành riêng cho người cao tuổi mà là cơ sở bảo trợ cho tất cả các đối tượng trợ giúp xã hội. Vì vậy, điều kiện chăm sóc sức khoẻ, sinh hoạt cá nhân của người cao tuổi tại đây không quá được đảm bảo. Bên cạnh đó, cơ sở dưỡng lão là nơi dành riêng cho người cao tuổi thì ở Việt Nam đa số các cơ sở này là những cơ sở tự phát, để được vào cơ sở dưỡng lão, người cao tuổi phải đóng một khoản tiền khá cao và những cơ sở dưỡng lão này không có những ưu đãi cho người cao tuổi thuộc đối tượng được trợ giúp xã hội.

Thứ hai, độ tuổi được hưởng trợ cấp xã hội còn cao. Theo quy định của

pháp luật Việt Nam hiện nay, người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên mới được hưởng trợ cấp xã hội. So với thực trạng về đời sống và tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam có thể nói độ tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hiện nay là quá cao.

Hiện nay, độ tuổi trung bình của người cao tuổi Việt Nam là 72 tuổi; người cao tuổi sống chủ yếu ở nông thôn với tỷ lệ 72,9%, phần lớn là những người lao động vất vả, đời sống còn khó khăn, thu nhập còn thấp. Trong khu vực Châu Á, Nhật Bản với độ tuổi trung bình của người cao tuổi là 84 tuổi nhưng quy định về độ tuổi hưởng trợ giúp xã hội là 65 tuổi, thấp hơn 15 tuổi so với Việt Nam.

Như vậy, với độ tuổi trung bình của người cao tuổi là 72 tuổi và đời sống cùng điều kiện vật chất còn nhiều khó khăn như hiện tại thì việc hạ độ tuổi được hưởng trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi hiện nay là việc làm rất cần thiết, thể hiện tính nhân văn ưu việt của chế độ xã hội ta.

Thứ ba, trong điều kiện thực tế của người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay, quy định người cao tuổi không thuộc hộ nghèo, có người phụng dưỡng… nhưng không có nguồn sống (không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng), phải đủ 80 tuổi trở lên mới là đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là không hợp lý. Trung Quốc cũng quy định độ tuổi 80 đối với người cao tuổi được hưởng trợ cấp nhưng chỉ quy định là người cao tuổi từ đủ 80 tuổi gặp khó khăn trong vấn đề tài chính thì được hưởng trợ giúp. Điều kiện này giúp chính sách trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi bao quát, tiếp cận người cao tuổi thật sự cần trợ giúp trên diện rộng hơn.

Thứ tư, các quy định về đối tượng người cao tuổi được trợ giúp chưa

tính đến các yếu tố đặc thù của các nhóm người cao tuổi ở vùng nông thôn, người cao tuổi là nữ, người cao tuổi mắc bệnh hiểm nghèo,… vì thế chưa bao quát hết các đối tượng người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn. Bởi trong thực tế, người cao tuổi ở nông thôn khó khăn hơn về điều kiện sống so với người cao tuổi ở thành thị, trong khi đó người cao tuổi ở nông thôn hiện chiếm số lượng lớn. Phần lớn họ sống với con cái, song xu hướng mô hình gia đình truyền thống đang thay đổi, con cái sống riêng, ở xa… dẫn đến người cao tuổi không được giúp đỡ mà phải tự đảm bảo đời sống sinh hoạt trong khi bản thân lại không có thu nhập. Bên cạnh đó, tỷ lệ người cao tuổi là nữ sống cô đơn ngày càng tăng, bởi tuổi thọ trung bình của nữ giới cao hơn nam giới khoảng 5 năm. Trường hợp không may mắc bệnh hiểm nghèo, thì người cao tuổi càng khó khăn bội phần, ngoài lo cái ăn, cái mặc hàng ngày, họ còn phải chi phí thuốc thang khi ốm đau, bệnh tật,… Ở Trung Quốc, sự chênh lệch giữa mức sống nông thôn và đô thị càng cực kỳ cao, vì vậy, nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ đối xã hội với người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, chẳng hạn như việc họ không phải đóng tiền phí công ích địa phương hàng tháng.

Thứ năm, mức chuẩn trợ cấp hàng tháng so với nhu cầu thực tế của người cao tuổi trong bối cảnh hiện nay là quá thấp, chỉ bằng 13,8% mức sống tối thiểu. Hơn nữa, việc xác định mức chuẩn chung cho mọi người cao tuổi trong phạm vi cả nước là chưa tính đến chỉ số giá sinh hoạt và mức sống tối thiểu của dân cư nơi cư trú như nguyên tắc trợ giúp xã hội đã đặt ra. Thực tế cho thấy với mức trợ giúp này, người cao tuổi mới phần nào đáp ứng được nhu cầu lương thực, còn các chi phí cho chăm sóc sức khoẻ, đời sống tinh thần… chưa được bảo đảm. Vì vậy, pháp luật cần có chính sách và quy định phù hợp với người cao tuổi như nguyên tắc và mục đích trợ giúp đã đặt ra.

Thứ sáu, việc hỗ trợ mai táng chỉ áp dụng đối với người cao tuổi trong

các trường hợp đối tượng phạm vi từ 80 tuổi trở lên vô hình trung đã loại trừ một số đối tượng người cao tuổi từ 60-79 tuổi, không có nguồn trợ cấp nào khác là không hợp lý. Ngoài ra, mức hỗ trợ mai táng cũng chưa phù hợp với thực tế tổ chức tang lễ và mai táng cho người cao tuổi, đó là chưa tính đến những biến động của giá dịch vụ tang lễ trong thời điểm hiện nay, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,…

Thứ bảy, có rất ít cơ sở bảo trợ xã hội công lập, cơ sở bảo trợ xã hội

ngoài công lập có mức chi phí khá cao so với mức sống chung của xã hội. Vì vậy, phần lớn người cao tuổi đang sống tại nhà, cùng con cháu, đặc biệt là ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa, nhất là người cao tuổi trong hoàn cảnh neo đơn, không được chăm sóc, nuôi dưỡng.

Thứ tám, không có quy định cụ thể trong luật chuyên ngành chung về

người cao tuổi quy định về khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong lĩnh vực người cao tuổi nói chung và trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi nói riêng. Điều này gây khó khăn trong việc thực thi quyền khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi trong thực tế.

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật trợ giúp xã hội đối với ngƣời cao tuổi ở Việt Nam

Trước những ưu điểm của Nhật Bản, Trung Quốc và bất cập của Việt Nam trong pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi, tác giả kiến nghị những giải pháp hoàn thiện pháp luật trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi ở Việt Nam như sau:

Thứ nhất, giảm độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng xuống 75 tuổi

thay vì 80 tuổi như hiện nay đối với người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng.

Theo quy định hiện hành, chỉ 3 nhóm đối tượng người cao tuổi được hưởng trợ cấp hàng tháng, trong đó gồm 2 nhóm đối tượng đủ 60 tuổi thuộc diện có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và nhóm đối tượng từ 80 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp hàng tháng. Quy định người cao tuổi không thuộc hộ nghèo, có người phụng dưỡng,… nhưng không có nguồn sống (không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng), phải đủ 80 tuổi trở lên mới là đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là không hợp lý. Bởi tính từ khi người cao tuổi được xác định là hết khả năng lao động (thông thường là nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014) đến khi được hưởng trợ cấp xã hội thì ít nhất phải sau 20 năm (đối với nam), sau 25 năm (đối với nữ). Trong khoảng thời gian đó, mặc dù họ vẫn tham gia lao động sản xuất nhưng chủ yếu trong độ tuổi từ 60-65, còn nhóm từ 65-70 tuổi thì thu nhập giảm sút do sức khoẻ ngày càng suy yếu, riêng nhóm từ 75-80 tuổi hầu hết không còn tham gia lao động sản xuất, lại thường xuyên ốm đau, bệnh tật, đòi hỏi được nuôi dưỡng, chăm sóc nhiều hơn [66].

Bên cạnh đó, hiện nay, các quốc gia trên thế giới nói chung đều chú trọng vấn đề đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, ngoài ra quan tâm khuyến khích

đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tại Việt Nam, theo Nghị quyết số 27- NQ/TW có quy định về mở rộng đối tượng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để giảm gánh nặng cho người lao động khi về già và cho nhà nước trong vấn đề trợ cấp xã hội cho người cao tuổi. Như vậy, nếu thực hiện tốt việc đóng bảo hiểm xã hội sẽ làm giảm số người cao tuổi cần trợ giúp xã hội và nhà nước sẽ có nguồn tài chính để nâng mức trợ cấp và giảm tuổi trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi.

Thêm vào đó, theo quy định của pháp luật tăng tuổi nghỉ hưu với nam (62), nữ (60). Điều này đồng nghĩa với việc tăng thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động và tăng tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí đối với người lao động.

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, người lao động có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Vì vậy, dự báo số người được hưởng trợ cấp hưu trí từ việc đóng bảo hiểm xã hội sẽ tăng trong tương lai, đồng nghĩa với việc số người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng sẽ ngày càng giảm.

Thứ hai, bổ sung hoặc quy định mở rộng hơn nữa về đối tượng được trợ

giúp xã hội đối với người cao tuổi. Nên xem xét đến trường hợp đối tượng người cao tuổi được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, hưu trí nhưng vẫn không đủ mức sống tối thiểu. Ngoài ra, cần bổ sung điều kiện hưởng trợ cấp xã hội dựa vào đặc thù của các nhóm người cao tuổi vì có rất nhiều đối tượng là người cao tuổi đặc thù như người cao tuổi là nữ, người cao tuổi neo đơn, người cao tuổi ở nông thôn,... có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Thứ ba, quy định cụ thể về điều kiện thành lập, vận hành, quản lý các

cơ sở dưỡng lão. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến quy định về chế độ ưu đãi riêng dành cho người cao tuổi thuộc đối tượng được trợ giúp xã hội. Hỗ trợ kinh phí theo lộ trình hoặc xây dựng các chính sách ưu đãi thuế cho các cơ sở dưỡng lão.

Thứ tư, tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội và quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội theo vùng thay vì quy định một mức chuẩn chung như hiện nay. Theo đó, cần phải có lộ trình tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho người cao tuổi để tiến dần đến mức sống tối thiểu. Mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định chung một mức như hiện nay là chưa tính đến các yếu tố về chỉ số giá sinh hoạt cũng như mức sống tối thiểu của dân cư như nguyên tắc chính sách trợ giúp xã hội đã đặt ra. Vì thế, cần quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội theo vùng thay vì quy định một mức chuẩn chung như hiện nay.

Thứ năm, mở rộng đối tượng người cao tuổi được tiếp nhận vào cơ sở

bảo trợ xã hội, đồng thời quy định linh hoạt chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại cơ sở bảo trợ xã hội. Cơ sở bảo trợ xã hội là điểm đến cuối cùng khi người cao tuổi không thể sống độc lập ở cộng đồng, có chi phí thấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật việt nam và pháp luật một số nước châu á về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)