Những tiêu chí đánh giá hiệu quả thực hiện pháp luật về xác minh điều

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện pháp luật về xác minh điều kiện thi hành án dân sự - Qua thực tiễn tỉnh Nghệ An (Trang 41 - 45)

minh điều kiện thi hành án dân sự

1.5.1. Tiêu chí về mức độ hoàn thiện pháp luật về xác minh điều kiện thi hành án dân sự

Hoàn thiện pháp luật về xác minh điều kiện thi hành án dân sự phải đáp ứng đƣợc bốn tiêu chuẩn cơ bản: Tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp.

Tính toàn diện: Các văn bản pháp luật thi hành án dân sự về XMĐKTHA quy định đầy đủ các nội dung cũng nhƣ trình tự thủ tục liên quan đến XMĐKTHA.

Tính đồng bộ: Hệ thống pháp luật thi hành án dân sự cũng nhƣ các quy

định liên quan đến XMĐKTHA thống nhất trong hệ thống pháp luật chuyên ngành và thống nhất với các ngành luật khác, đảm bảo trật tự hiệu lực; không có sự mâu thuẫn, trùng lặp, chồng chéo.

Tính phù hợp: Các quy định của pháp luật về XMĐKTHA đảm bảo tính khả thi, thực hiện phù hợp trên thực tế.

1.5.2. Đảm bảo cơ chế quản lý tài sản, thu nhập của người dân, doanh nghiệp một cách công khai, minh bạch

Đây là một tiêu chí nhằm giúp cho công tác xác minh điều kiện thi hành án đƣợc thuận lợi nhất. Bản chất của xác minh điều kiện thi hành án là việc thu thập thông tin về tài sản, thu nhập của ngƣời phải thi hành án. Nếu việc quản lý tài sản, thu nhập của ngƣời dân đƣợc công khai, rõ ràng, minh bạch thì Chấp hành viên, Thừa phát lại hoặc ngƣời đƣợc thi hành án chỉ yêu cầu các cơ quan quản lý tài sản, thu nhập hoặc tra cứu trên mạng là biết đƣợc thông tin. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay thì đây là một tiêu chí

hƣớng đến, không dễ gì ngày một, ngày hai mà giải quyết đƣợc. Để đạt đƣợc tiêu chí này, cần phải có giải pháp tổng thể, đồng bộ, nhiều cấp, nhiều ngành vào cuộc.

1.5.3. Người phải thi hành án, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm, nghĩa vụ cung cấp thông tin thực hiện việc kê khai, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác tài sản và nguồn thu nhập của người phải thi hành án

Nguồn thu nhập, tài sản của ngƣời phải thi hành án chủ yếu đƣợc lấy từ thông tin do các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp. Bởi vậy, yêu cầu của việc thực hiện pháp luật về xác minh điều kiện thi hành án hƣớng đến ràng buộc trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan và ngƣời phải thi hành án phải kê khai chính xác, trung thực nguồn thu nhập, tài sản của ngƣời phải thi hành án. Đi đôi với nghĩa vụ, trách nhiệm là chế tài xử lý làm sao họ phải buộc thực hiện.

1.5.4. Đội ngũ Chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án đủ số lượng, đảm bảo chất lượng

Chấp hành viên thực hiện pháp luật về xác minh điều kiện thi hành án dân sự với tƣ cách là chủ thể áp dụng pháp luật, ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các đƣơng sự trong vụ việc. Cho nên yêu cầu các Chấp hành viên phải tinh thông nghiệp vụ, bản lĩnh trong công việc, phẩm chất đạo đức tốt. Với số lƣợng các vụ việc thi hành án dân sự ngày một phát sinh, đòi hỏi phải có đủ số lƣợng Chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án bổ sung cho các cơ quan thi hành án dân sự. Yêu cầu xây dựng đội ngũ Chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án dân sự “vừa hồng, vừa chuyên” là mục tiêu trƣớc mắt, cũng nhƣ lâu dài.

1.5.5. Mở rộng được chủ thể tham gia xác minh điều kiện thi hành án

Thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về việc xã hội hóa một số công việc do các cơ quan nhà nƣớc đang đảm nhiệm, trong đó là giảm tải các

việc thi hành án dân sự mà Chấp hành viên đang phải thực hiện. Bởi vậy, mục tiêu hƣớng đến của việc thực hiện pháp luật thi hành án dân sự về XMĐKTHA là có sự tham gia của các chủ thể khác trong việc XMĐKTHA nhƣ: Thừa phát lại, ngƣời đƣợc thi hành án…

1.5.6. Rút nhanh thời gian giải quyết, bảo đảm kịp thời quyền và nghĩa vụ của đương sự, tiết kiệm được chi phí

Kết quả cuối cùng của việc giải quyết thi hành án là quyền và nghĩa vụ của đƣơng sự đƣợc thực hiện một cách kịp thời. Nhƣ trên đã phân tích thì XMĐKTHA là một khâu trong chuỗi quy trình giải quyết vụ việc. Nếu việc XMĐKTHA làm nhanh, kịp thời thì sẽ thúc đẩy nhanh đƣợc quá trình giải quyết thi hành án tiếp theo. Bởi vậy, tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc thực hiện pháp luật thi hành án dân sự về XMĐKTHA đƣợc tính trên tiêu chí thời gian giải quyết vụ việc.

Mặt khác, để đánh giá hiệu quả của việc thực hiện pháp luật còn tính đến yếu tố các chi phí mà Nhà nƣớc, tổ chức, công dân phải chi trả để tổ chức thực hiện. Cho nên trong quá trình thực hiện XMĐKTHA các chủ thể phải tính toán đảm bảo đƣợc chi phí cần thiết phải chi ra một cách thấp nhất. Cho nên tiêu chí về chi phí XMĐKTHA là một tiêu chí trong việc thực hiện pháp luật về XMĐKTHA.

Kết luận chƣơng 1

Thực hiện pháp luật về xác minh điều kiện THADS là việc Chấp hành viên, Thừa phát lại hoặc ngƣời đƣợc THA tiến hành thu thập các chứng cứ, tài liệu về tài sản, thu nhập của ngƣời phải THA để làm căn cứ tổ chức THA theo quy định của pháp luật. XMĐKTHA là một thủ tục có tính chất quyết định đến kết quả của các hoạt động tiếp theo của quá trình THA nên có nhiều ý nghĩa quan trọng, giúp cho việc phân loại án đƣợc chính xác, góp phần bảo đảm quyền của ngƣời đƣợc THA, nâng cao ý thức của ngƣời dân và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của công tác THA.

Việc nghiên cứu cơ sở lý luận của XMĐKTHA để hiểu rõ bản chất, nguồn gốc của những quy định pháp luật; xác định đúng những yếu tố bảo đảm cho việc thực hiện pháp luật về XMĐKTHA cũng nhƣ xác định đƣợc những yêu cầu, tiêu chí để đề ra giải pháp thực hiện một cách có hiệu quả.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ XÁC MINH ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

QUA THỰC TIỄN TỈNH NGHỆ AN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện pháp luật về xác minh điều kiện thi hành án dân sự - Qua thực tiễn tỉnh Nghệ An (Trang 41 - 45)