6. Kết cấu của luận văn
2.1. Tình hình gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng trên địa bàn thành phố Hà Nội nhìn
2.1.2.1. Thành lập doanh nghiệp “ma” để lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế
giá trị gia tăng
Luật doanh nghiệp nước ta quy định các điều kiện để thành lập DN rất thuận lợi cho các cá nhân muốn thành lập DN và kèm với đó là việc gia tăng tình trạng thành lập DN “ma” để lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế. Lợi dụng quy định thông thoáng của Luật doanh nghiệp, nhiều đối tượng sau khi được cấp giấy phép thành lập đã đăng ký thuế đã mua hóa đơn nhưng không sử dụng vào kinh doanh mà bán hợp đồng để kiếm lời bất chính, khi bị cơ quan thuế phát hiện thì bỏ trốn.
Doanh nghiệp “ma” là DN được thành lập theo quy định của Luật DN nhưng thực tế không sản xuất kinh doanh, chỉ nhằm mục đích đủ điều kiện để được phát hành hoá đơn, từ đó bán hóa đơn cho các đối tượng khác hoặc trung gian lập hoá đơn mua bán khống, lập hồ sơ giả mạo để xin hoàn thuế. Những DN “ma” này có tác hại về nhiều mặt, trong đó thể hiện ở 2 khía cạnh chủ yếu. Một mặt, nó gây thất thu cho ngân sách nhà nước một số tiền không nhỏ. Mặt khác, nó gây ảnh hưởng đến môi trường bình đẳng giữa các DN. Hiện nay, hình thức gian lận này càng được tổ chức tinh vi hơn và có hệ thống. Vấn đề là, cần nhận diện những dấu hiệu của các DN “ma” để có biện pháp phòng ngừa và để các DN chân chính tự bảo vệ mình. Có thể nhận diện DN “ma” qua nhữn dấu hiệu sau đây: Các DN “ma” thường thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn hay DN tư nhân bởi những hình thức này hồ sơ làm thủ tục đơn giản hơn nhiều so với các loại hình khác; chủ DN thường ở địa phương khác đến đăng ký thành lập DN và các DN này thường di chuyển địa điểm
nhằm tránh kiểm tra hoặc dễ bỏ trốn chủ DN thường là người có hộ khẩu thường trú ở địa phương khác đến đăng ký thành lập DN; trụ sở giao dịch thường đi thuê với thời gian rất ngắn; thường thuê ở chung cư, trong ngõ ngách hẻm sâu, tài sản đơn sơ...trụ sở giao dịch thông thường là đi thuê địa điểm; DN “ma” thường đăng ký kinh doanhnhiều ngành nghề, chủ yếu là thương mại, dịch vụ tổng hợp, những ngành nghề không phải đăng ký vốn pháp định và ngành nghề kinh doanh có điều kiện để tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng hoặc dễ dàng bỏ trốn khi bị phát hiện. Điểm dễ nhận biết đó là các DN “ma” thường có thời gian tồn tại thường rất ngắn rồi bỏ trốn hoặc giải thể để thành lập DN “ma” khác với tên gọi, tên chủ, tên địa điểm mới, số lượng hóa đơn DN mua rất nhiều và khoảng cách giữa những lần mua ngắn...
Theo số liệu của Công an thành phố Hà Nội, năm 2013, Cơ quan công an phát hiện 7.432 DN bỏ địa chỉ kinh doanh, năm 2014 tiếp tục có đến 8.150 DN bỏ địa chỉ kinh doanh, trong 4 tháng năm 2015 có đến 1.591 DN bỏ kinh doanh. Những DN bỏ địa chỉ kinh doanh này có dấu hiệu là DN “ma” với quy trình thành lập, mua hóa đơn, in hóa đơn xong là bán và cuối cùng là chấm dứt hoạt động.
Ví dụ 1: Ngày 28/5/2015, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Mua, bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng" tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu mỏ Việt Bắc. Liên quan đến vụ án này, cơ quan cảnh sát điều tra cũng ra quyết định khởi tố bị can đối với Lê Văn La trú tại Ba Đình, Hà Nội về hành vi "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Mua trái phép hóa đơn giá trị gia tăng" và Nguyễn Thị Dậu trú quận Thanh Xuân, Hà Nội về hành vi "Bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng", cụ thể La và Dậu liên kết thành lập công ty “ma” nâng khống giá trị hợp đồng để chiếm đoạt tiền của Nhà nước, mua bán hóa đơn thuế GTGT để hợp thức hóa đầu vào, xuất hóa đơn bán hàng khống. Với trách nhiệm được giao Lê Văn La nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty Cổ phần Công nghiệp mỏ Việt Bắc, La phối hợp với
Dậu thành lập 8 DN "ma" để bán hóa đơn GTGT nhằm hợp thức hàng hóa đầu vào không có nguồn gốc cho La.
Theo thỏa thuận, La chịu trách nhiệm về giá cả, mua bán, thanh toán, bàn giao hàng hóa cho các DN sử dụng hàng hóa. Nguyễn Thị Dậu thực hiện ký hợp đồng mua bán, xuất hóa đơn bán khống, ký biên bản bàn giao hàng hóa khống để công ty Mỏ Việt Bắc chuyển tiền vào tài khoản của La. Về ăn chia, La cho Dậu hưởng 10% số tiền mà công ty Mỏ Việt Bắc thanh toán. Cho đến khi sự việc bị phát hiện La và Dậu đã thực hiện các giao dịch phi pháp với tổng giá trị hàng hóa ghi trên hóa đơn xuất bán từ năm 2010 đến năm 2014 lên tới 140 tỷ đồng...8 công ty liên quan đến Nguyễn Thị Dậu không hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, mục đích chỉ để bán hóa đơn cho Lê Văn La [33].
Do các quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành về thủ tục thành lập DN quá thông thoáng, đơn giản, La, Dậu đã dùng thủ đoạn là mượn chứng minh thư nhân dân và xin phép đăng ký kinh doanh để thành lập các công ty “ma”. Trụ sở “công ty” được Dậu đi thuê ngắn hạn, mượn số nhà để treo biển rồi chờ cơ quan Thuế kiểm tra địa điểm trước khi cho phép in hóa đơn, do không có sự kiểm tra kịp thời sau đăng ký kinh doanh và không có sự theo dõi liên tục tình hình hoạt động của DN sau đăng ký nên 8 DN của Dậu mặc dù không kinh doanh hoặc đã bỏ kinh doanh nhưng không được phát hiện kịp thời và cơ quan thuế thì vẫn bán hóa đơn trên cơ sở hồ sơ kinh doanh đã được cấp. Khi có tư cách pháp nhân, các công ty này đã dùng thủ đoạn ghi hóa đơn liên 2 cấp cho khách hàng với giá trị cao. Liên 1 và liên 3 dùng để khai thuế thường chỉ ghi số lượng cực nhỏ, đồng thời mua hóa đơn để hợp thức hóa đầu vào. Các đối tượng này đã mua khống tới 359 hoá đơn "ma" để kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào và hạch toán kinh doanh đầu vào từ 8 công ty đã bỏ địa chỉ kinh doanh. Doanh số hoá đơn là trên 100 tỷ đồng và số thuế giá trị gia tăng là 10 tỷ đồng.
Đặc biệt trong vụ án này các hoạt động được khép kín, không mua, bán hóa đơn với nhiều DN khác. Tất cả các chu trình từ khi thành lập công ty để mua bán hóa đơn chỉ bán cho đơn vị có nhu cầu là Công ty xuất nhập khẩu mỏ Việt Bắc do
Lê Văn La làm nhân viên trực tiếp. Bởi vậy việc phát hiện vi phạm rất khó khăn. Với thủ đoạn xảo quyệt, mạng lưới “ma” này mua bán, sử dụng hóa đơn GTGT rất tinh vi. Chúng phân công một nhóm tìm các cơ quan, DN có nhu cầu hợp lý hóa mua các hóa đơn không rõ nguồn gốc; nhóm khác chuyên khởi tạo các hợp đồng kinh tế; một nhóm chuyên làm các báo cáo thuế và một nhóm chuyên thông qua các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng nhằm chiếm đoạt tiền Nhà nước. Do chưa có biện pháp phòng ngừa cụ thể đối với thủ đoạn này nên cơ quan thuế gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm.
Hiện nay, Sở Kế hoạch Đầu tư phối hợp với Cục Thuế Hà Nội giải quyết hồ sơ đăng ký thành lập DN rút ngắn còn 3 ngày, cấp giấy chứng nhận trong 5 ngày làm việc.Với điều kiện và thủ tục thành lập DN quá đơn giản và thuận tiện như hiện nay, lại thêm quy định rất thoáng, tôn trọng quyền kinh doanh của công dân, không hạn chế đối tượng và số lượng, vô hình trung đã trở thành kẽ hở. “Một trong những sơ hở ở đây là khi làm việc ở bộ phận một cửa của Sở Kế hoạch Đầu tư, những người thực sự có nhu cầu hoạt động kinh doanh không nhất thiết phải đến, chỉ cần chứng minh thư photo, công chứng, lấy tờ khai, chuyển đến bộ phận này cấp giấy phép thành lập công ty. Sau đó, từ giấy phép kinh doanh do cơ quan cấp phép chuyển đến đơn vị thuế trên địa bàn hoạt động xin mã số thuế là xong” [34].
Việc cho phép DN được kê khai thuế qua mạng như hiện nay cũng bị DN xấu lợi dụng bởi với cách kê khai này, DN có thể không ở đúng địa chỉ đăng ký kinh doanh, nhưng vẫn có thể khai báo thuế, khiến cơ quan chức năng khi phát hiện được DN không thực sự hoạt động, thì đã quá chậm. Sự thông thoáng của môi trường kinh doanh, thủ tục thanh toán qua ngân hàng đơn giản thuận tiện và chính sách ưu đãi dành cho DN đang bị những đối tượng xấu lợi dụng nhằm chiếm đoạt tài sản của nhà nước.
Từ đó có thể thấy, các DN dùng đủ mọi thủ đoạn để chiếm dụng vốn Nhà nước. Trong khi đó, các cơ chế, chính sách thông thoáng của Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN sản xuất kinh doanh bộc lộ nhiều vấn đề nhưng chưa được xử lý triệt để. Tội phạm về thuế đang diễn biến phức tạp, đòi hỏi cán bộ thuế
phải có năng lực chuyên môn vững mới có thể phát hiện và kịp thời xử lý theo pháp luật.
Theo quy định của Luật thuế GTGT thuế suất thuế GTGT hàng xuất khẩu là 0% (Khoản 1 Điều 8 Luật thuế GTGT), nghĩa là DN xuất khẩu được hoàn lại toàn bộ số thuế GTGT đã nộp ở đầu vào, việc này thực chất là hình thức trợ giá của Nhà nước cho hàng hóa xuất khẩu, giúp cho các DN tập trung được nguồn hàng trong nước để xuất khẩu và có điều kiện cạnh tranh với hàng hóa trên thị trường quốc tế. DN xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ có nghĩa vụ kê khai thuế phải kê khai và có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ đúng hạn vào NSNN tuy nhiên DN lại được khấu trừ và hoàn thuế GTGT gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho việc xuất khẩu kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế. Trong thời gian qua đã xuất hiện một số DN lập hồ sơ xuất khẩu khống để được hoàn thuế. Lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước trong việc khuyến khích xuất khẩu hàng hóa (thuế suất 0%) một số công ty đã lập hồ sơ xuất khẩu khống để xin hoàn thuế.
Ví dụ 2: Ngày 14/6/2006 TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử vụ lừa đảo chiếm đoạt hơn 5,4 tỷ đồng tiền hoàn thuế GTGT xảy ra tại công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Chấn Hưng (POLIMEX), trụ sở ở C32 Thuận Hưng, phố Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội.Các bị cáo Nguyễn Thị Lắng, Lê Văn Minh, Nguyễn Thị Thu Dung, Nguyễn Thị Hồng Ngọc, Vũ Văn Dũng, Trần Quốc Anh và Nguyễn Quang Chước bị Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội xét xử về các tội "Lừa đảo chiếm đọat tài sản", "Lưu hành các giấy tờ có giá giả", cụ thể: Lập khống hợp đồng bán hàng nông hải sản sang Trung Quốc, ký khống hợp đồng kinh tế mua hàng nông hải sản của các DN, hộ kinnh doanh cá thể trong nước. Lợi dụng chính sách hoàn thuế GTGT của Nhà nước đối với các đơn vị, cá nhân mua hàng trong nước bán ra nước ngoài, Nguyễn Thị Lắng đã thông đồng với Lê Văn Minh, Nguyễn Thị Thu Dung, Nguyễn Thị Hồng Ngọc đã ký khống hợp đồng kinh tế mua hàng nông hải sản của các đơn vị trong nước để hợp thức hóa đầu vào, lập hồ sơ xuất khẩu khống nhằm mục đích chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT. Khi được hoàn thuế POLIMEX Công ty POLIMEX giữ lại số tiền được hưởng lãi 0,4 - 0,6% trị giá lô
hàng xuất khẩu cho công ty phía Trung Quốc, phần còn lại chi trả cho DN bán hàng. Từ tháng 9-2000 đến 9-2001, Nguyễn Thị Lắng, đã liên tiếp ký khống hàng loạt các hợp đồng kinh tế mua hàng nông sản của 9 DN và 3 hộ kinh doanh cá thể trong nước, tổng cộng 2.353 tấn hàng trị giá gần 111 tỷ đồng, trong đó, tiền hàng là hơn 105 tỷ đồng và tổng thuế GTGT là hơn 5,4 tỷ đồng.
Sau khi đã có hàng "ảo" trong tay, dưới bàn tay đạo diễn của Lắng, công ty Chấn Hưng đã xin mở 99 tờ khai hải quan làm thủ tục xuất hàng cho 6 DN Trung Quốc qua các cửa khẩu Tân Thanh, Hữu Nghị (Lạng Sơn), Móng Cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh (Quảng Ninh) và cửa khẩu quốc tế Lào Cai với trị giá hàng xuất khẩu là hơn 106 tỷ đồng. Tiếp đó, công ty sử dụng tổng cộng 144 hoá đơn mua hàng GTGT đưa vào 7 bộ hồ sơ đề nghị hoàn thuế để được Cục Thuế Thành phố hoàn hơn 5,4 tỷ đồng tiền thuế GTGT và hơn 31 triệu đồng tiền khấu trừ thuế GTGT đầu vào [35].
Từ vụ việc trên cho thấy, hành vi vi phạm pháp luật về thuế GTGT nói chung, hoàn thuế GTGT nói riêng của các đối tượng nêu trên ngày càng liều lĩnh và tinh vi. Nhằm mục đích chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT, Nguyễn thị Lắng và đồng bọn đã tìm mọi cách tạo ra một lượng hàng hóa khống nằm trong diện được hoàn thuế GTGT. Phương thức được Lắng sử dụng để làm khống hồ sơ hoàn thuế đó là lập các hợp đồng mua bán hàng nông hải sản khống với các đơn vị trong nước. Sau khi có được lượng hàng hóa khống nàymóc nối với DN không có thật, không rõ địa chỉ ở Trung Quốc mở tờ khai hải quan, làm giả hồ sơ xuất khẩu nhằm chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước. Với thủ đoạn của bị cáo Nguyễn Thị Lắng và đồng bọn đã khiến cơ quan thuế phải mất hơn một năm mới nhận diện được dấu hiệu vi phạm, sau đó cơ quan điều tra cũng phải mất thêm ba năm để có kết luận cuối cùng. Qua vụ việc này cho thấy cơ quan thuế cũng cần tăng cường lực lượng và nghiệp vụ để đủ khả năng đấu tranh phòng chống, kiểm soát các hành vi gian lận, lừa đảo, chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT.
Tuy số lượng các DN lợi dụng lập hồ sơ khống để xin hoàn thuế không nhiều nhưng mức độ vi phạm lại rất nghiêm trọng với quy mô lớn, hoạt động có tổ chức
liên kết giữa nhiều DN ở nhiều địa phương khác nhau, thủ đoạn rất tinh vi, phức tạp. Hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với trường hợp xuất khẩu là nhóm hồ sơ rất hay bị vi phạm làm khống và giả. Mặc dù đã có những quy định bổ sung về điều kiện chứng minh hàng xuất khẩu và gần đây Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu nhưng vẫn chưa loại bỏ hết được tình trạng này.
Trước thực tế này, Năm 2013 vừa qua Tổng cục Thuế có công văn số 7527/BTC-TCT nhằm thiết lập lại trật tự trong lĩnh vực kinh doanh hàng nông sản bằng cách tăng cường kiểm tra các DN có rủi ro cao về thuế. Nếu như trước đây, cơ quan thuế chỉ xem xét hóa đơn, chứng từ của người cung ứng nguyên liệu trực tiếp cho DN xuất khẩu, xét thấy hợp lệ là DN được hoàn thuế GTGT, thì giờ DN xuất khẩu phải chờ cơ quan thuế xác minh đến tận người bán đầu tiên. Quy định này của cơ quan thuế là nhằm chống thất thu thuế cho Nhà nước ứng phó với tình trạng chiếm dụng tiền hoàn thuế GTGT đối với hàng nông sản xuất khẩu. Tuy nhiên, quy định này đã gây khó khăn lớn cho các DN làm ăn chân chính bởi nhiều DN lớn, kinh doanh nông sản có uy tín trên thị trường cũng gặp phải khó khăn do DN không chủ động được nguồn nguyên liệu.Công văn 7527/BTC-TCT chịu phản ứng từ cộng