Điều kiện hoàn thuế GTGT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi pháp luật về kiểm soát gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 35 - 38)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng và nội dung cơ bản của pháp luật về

1.2.1.4. Điều kiện hoàn thuế GTGT

Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT theo hướng dẫn tại điểm 1, 2, 3, 4, 5 Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC phải là: Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ; đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký DN hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền; có con dấu theo đúng quy định của pháp luật; lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán; có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh.

Doanh nghiệp xin hoàn thuế phải sử dụng phương pháp khấu trừ khi tính thuế. Đây là phương pháp tính hiệu số giữa GTGT đầu ra (được ghi trên hóa đơn GTGT bán ra hàng hóa, dịch vụ) và GTGT đầu vào (được ghi trên hóa đơn GTGT mua vào hàng hóa, dịch vụ). Cụ thể:

Thuế GTGT phải nộp =

Thuế GTGT

hàng hóa bán ra -

Thuế GTGT hàng hóa mua vào

Để được hoàn thuế DN phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của mình và phải có số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra, tức là số thuế GTGT phải nộp nhỏ hơn (0) thì DN sẽ được hoàn thuế. Tuy nhiên, đối tượng nộp thuế chỉ được hoàn thuế GTGT với điều kiện:

Hàng hóa, dịch vụ bán ra phải là hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Điều đó có nghĩa rằng hàng hóa, dịch vụ này phải không rơi vào một trong các trường hợp quy định tại Điều 5 Luật thuế GTGT năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013.

Hàng hóa, dịch vụ mua vào phải là những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và phải gắn liền với quá trình tạo nên hàng hóa, dịch vụ bán ra.

Như đã trình bày ở trên, chỉ có những DN tính thuế theo phương pháp khấu trừ mới được xét hoàn thuế. Điều kiện để tính thuế theo phương pháp khấu trừ đó là DN phải trình được cho Cơ quan thuế các loại hóa đơn, chứng từ, chứng minh số GTGT đầu vào và đầu ra của mình hoặc hóa đơn chứng từ chứng minh đã xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài kèm theo tờ kê khai với cơ quan hải quan. Đối với

các hóa đơn có tổng giá trị thanh toán một lần (hoặc nhiều lần cộng lại) từ 20 triệu đồng trở lên thì phải có chứng chứng minh việc đã thanh toán qua ngân hàng.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT và công văn số 10220/BTC-TCT, ngày 20 tháng 07 năm 2009 của Tổng cục thuế hướng dẫn cụ thể về điều kiện chứng từ thanh toán qua ngân hàng để khấu trừ, hoàn thuế GTGT thì “Hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn trên hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ”. Đây được xem là biện pháp nhằm hạn chế được rủi ro đối với việc khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT đầu vào tương đương với giá trị hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên. Quy định điều kiện để được khấu trừ thuế là phải thanh toán quan ngân hàng nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, ngăn chặn mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, gian lận trong khấu trừ hoàn thuế GTGT, chống thất thu ngân sách, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh.

Đây là tiền đề để hướng tới quản lý 100% giao dịch đều phải thanh toán qua ngân hàng và như vậy những rủi ro về thuế sẽ được hạn chế rất nhiều bởi không những quản lý được thuế GTGT mà cả thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân, áp dụng sang được cả việc kiểm soát tài sản của tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, trên thực tế các hành vi vi phạm vẫn diễn ra hết sức tinh vi như: Thực hiện việc chia nhỏ hóa đơn thuế GTGT (để giá trị hóa đơn nhỏ hơn 20 triệu đồng); Thành lập đường dây có nhiều công ty thanh toán lòng vòng để gây khó khăn cho việc đối chiếu, xác minh của cơ quan chức năng; Lập DN “ma” gian lận bằng cách ghi hóa đơn khống trị giá hàng hóa dưới 20 triệu đồng hoặc viết thành nhiều hóa đơn, với mục đích là không phải thanh toán qua ngân hàng…nếu cán bộ thuế không đấu tranh phát hiện thì khó rất khó để xử lý.

Điều 15 của Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào, đồng thời quy định rõ về chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt với những nội dung quy định rất cụ thể. Để thực hiện tốt những yêu cầu này của

cơ quan thuế, yêu cầu đặt ra với các đoanh nghiệp là phải nắm bắt được cụ thể những chứng từ được sử dụng trong thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là việc quy định về tài khoản mở tại ngân hàng phải đăng ký với cơ quan thuế.

Qua thực tế triển khai cho thấy, mặc dù quy định đã ban hành được một thời gian, việc phổ biến tuyên truyền chính sách đã được ngành Thuế quan tâm triển khai, nhưng hiện không ít DN vẫn rất lúng túng, nắm chưa vững chế độ chính sách, dẫn đến gặp nhiều vướng mắc trong triển khai thực hiện quy định về chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Tại khoản 10 Điều 1Thông tư số 26/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế GTGT và quản lý thuế tại Nghị đính số 12/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 2 năm 2015 của chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ quy định như sau:

3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán (tài khoản của bên mua và tài khoản của bên bán phải là tài khoản đã đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế. Bên mua không cần phải đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế tài khoản tiền vay tại các tổ chức tín dụng dùng để thanh toán cho nhà cung cấp) mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi, uỷ nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ DN tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ DN tư nhân sang tài khoản bên bán nếu tài khoản này đã được đăng ký giao dịch với cơ quan thuế).”

Quy định này được đưa ra là để nhằm ngăn chặn việc DN thực hiện hành vi trốn thuế, gian lận thuế bởi khi cơ quan thuế phát hiện DN có hành vi vi phạm thì sẽ

có biện pháp chế tài để xử lý, một trong số đó là được quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản của DN, để tránh việc DN tẩu tán hết tài sản của mình. Để thực hiện hiện điều đó DN buộc phải đăng ký hoặc thông báo tài khoản của mình với cơ quan thuế. Thông tư quy định việc "thanh toán qua Ngân hàng mà tài khoản bên mua và bên bán phải được đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế". Tuy nhiên, việc quy đinh như vậy gây nhiều khó khăn cho bên mua bởi trên thực tế, người mua hàng khi chuyển khoản cho người bán không hề biết rằng tài khoản mình chuyển tiền đến (tài khoản của người bán) có được người bán đăng ký với cơ quan thuế hay chưa. Để bảo vệ được quyền lợi của mình người mua phải yêu cầu người bán xuất trình giấy đăng ký tài khoản Ngân hàng với cơ quan thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi pháp luật về kiểm soát gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)