QUAN ĐIỂM CHUNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự độc lập của thẩm phán yếu tố bảo đảm liêm chính trong hoạt động tư pháp ở việt nam (Trang 88 - 90)

Liêm chính tƣ pháp là một tƣơng lai tƣơi đẹp trong đó hệ thống tƣ pháp hoạt động hoàn toàn minh bạch, có hiệu quả, vì lợi ích của nhân dân và đẩy lùi đƣợc tham nhũng không chỉ trong ngành tƣ pháp mà còn trong toàn hệ thống quyền lực nhà nƣớc. Với những ý nghĩa nhƣ vậy nên liêm chính tƣ pháp đang dần trở thành mục tiêu trong cải cách tƣ pháp của mỗi quốc gia không chỉ riêng Việt Nam. Để hoàn thành đƣợc mục tiêu đó không thể không kể đến yếu tố con ngƣời mà ở đây là ngƣời thẩm phán có vai trò và vị trí quan trọng trong hoạt động tƣ pháp bởi quyền xét xử là trọng tâm của quyền tƣ pháp đƣợc thực hiện bởi chính các thẩm phán. Để tiến tới liêm chính trong hoạt động tƣ pháp không cách nào khác hơn là thẩm phán phải liêm chính.

Trong bối cảnh thực trạng hệ thống cơ quan nhà nƣớc của Việt Nam nói chung và hệ thống cơ quan tƣ pháp nói riêng hiện nay thì vấn đề liêm chính tƣ pháp đang là một đòi hỏi cấp bách. Không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển xây dựng thành công NNPQ mà còn là giải pháp duy nhất làm trong sạch đội ngũ cán bộ công chức Nhà nƣớc đang dần tha hóa về đạo đức, gây dựng lại lòng tin của ngƣời dân vào chế độ. Hoạt động tƣ pháp của Việt Nam hiện nay không chỉ yếu về hệ thống đảm bảo pháp lý, yếu về cơ chế bảo đảm cho ngành tƣ pháp thực thi quyền lực của mình mà còn yếu cả về đội ngũ cán bộ tƣ pháp trong đó có đội ngũ thẩm phán. Đào tạo và xây dựng đƣợc một đội ngũ cán bộ tƣ pháp đặc biệt là đội ngũ thẩm phán mạnh về năng lực và đạo đức là một đòi hỏi lớn trong giai đoạn hiện nay, bởi trọng tâm của bất cứ cuộc

cải cách vẫn dồn về đổi mới yếu tố con ngƣời là chủ đạo. Bên cạnh đó nguồn đào tạo thẩm phán của Việt Nam hiện nay chủ yếu lấy từ các cơ sở đào tạo luật của cả nƣớc nên nhất thiết phải chú trọng hơn nữa chất lƣợng đào tạo luật cơ bản không chỉ lý thuyết mà còn ở kỹ năng hành nghề luật, không chỉ năng lực chuyên môn mà còn đạo đức nghề luật. Việc đƣa vấn đề đạo đức nghề luật vào giảng dạy tại các cơ sở đào tạo luật cũng là một hé mở để nâng cao phẩm chất cũng nhƣ đạo đức cho thẩm phán sau này, bởi đòi hỏi của một nền tƣ pháp liêm chính không chỉ ở cơ chế, thể chế mà ở con ngƣời làm nghề luật phải có năng lực và phẩm chất. Phẩm chất đạo đức của thẩm phán là điểm cốt tử để hạn chế và kiểm soát tham nhũng, một ngƣời thẩm phán nhận thức vai trò, vị thế và có đạo đức sẽ có những hành xử phù hợp với yêu cầu của pháp luật, phù hợp với quyền hạn mà mình đang mang. Có đƣợc những thẩm phán nhƣ thế trƣớc hết là giảm thiểu rất nhiều tham nhũng trong ngành tƣ pháp và hơn thế nữa đây còn trở thành nguồn lực lớn trong phát hiện và xét xử tham nhũng ở các nhánh quyền lực khác. Xây dựng đƣợc đội ngũ thẩm phán muốn độc lập và dám độc lập có ý nghĩa rất lớn đối với ngành tƣ pháp nói riêng và đối với quốc gia nói chung vì “tham nhũng trong ngành tư pháp bóp méo vai trò cao quý của thẩm phán là bảo vệ các quyền tự do dân sự và quyền của công dân, đảm bảo việc việc xét xử công bằng bởi một tòa án có thẩm quyền, và vô tư, không thiên vị” [24].

Cùng với việc nhận định tầm quan trọng của độc lập thẩm phán với mục tiêu cải cách tƣ pháp ở Việt Nam, Đảng và nhà nƣớc ta đã có một quá trình nghiên cứu, cụ thể hóa và thực thi trên thực tế các chủ trƣơng xây dựng một nền tƣ pháp độc lập. Những đổi mới của Đảng nhằm nâng cao tính độc lập của thẩm phán trong thời gian qua có ý nghĩa rất quan trọng: thay đổi phƣơng thức bầu bằng phƣơng thức bổ nhiệm thẩm phán, quản lý hành chính về ngân sách đƣợc chuyển từ Bộ tƣ pháp và chính quyền địa phƣơng sang cho

Tòa án nhân dân tối cao… Hiến pháp đã thể chế hóa các chính sách đổi mới của Đảng và đã có những cải cách cần thiết nhằm tăng cƣờng tính độc lập của thẩm phán. Sự quan tâm của Đảng và nhà nƣớc đƣợc thể hiện ở các chính sách, chủ trƣơng về cải cách tƣ pháp, ở hệ thống pháp luật bảo đảm cho tòa án, thẩm phán đƣợc độc lập, đây là yếu tố then chốt đảm bảo cho tƣ pháp Việt Nam hoàn toàn trong sạch và liêm chính. Những thay đổi về tính độc lập của thẩm phán và tòa án là rất tích cực, điều này khẳng định chủ trƣơng, đƣờng lối lãnh đạo của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc giai đoạn vừa qua là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, để đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển bền vững và đổi mới phù hợp với hoàn cảnh đất nƣớc và thế giới thì vấn đề tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với ngành tƣ pháp theo hƣớng tăng cƣờng tính độc lập của thẩm phán là yếu tố đảm bảo liêm chính cho nền tƣ pháp phải đƣợc quan tâm nhiều hơn nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự độc lập của thẩm phán yếu tố bảo đảm liêm chính trong hoạt động tư pháp ở việt nam (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)