Những nguyên nhân cơ bản của những thành tựu và hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự độc lập của thẩm phán yếu tố bảo đảm liêm chính trong hoạt động tư pháp ở việt nam (Trang 84 - 88)

của hệ thống đảm bảo pháp lý cho sự độc lập của thẩm phán

Qua nghiên cứu hệ thống đảm bảo pháp lý cho sự độc lập của thẩm phán ở Việt Nam có thể thấy rằng cho đến nay Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể qua việc ban hành Hiến Pháp 2013 với những điểm mới về quyền tƣ pháp, nguyên tắc thực hiện quyền tƣ pháp và bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân trong lĩnh vực tƣ pháp cùng với việc kết hợp đẩy mạnh cải cách tƣ pháp theo tinh thần Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ chính trị về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020. Nói về những thành tựu trên phải kể đến nguyên nhân chính nhƣ sau: Về cơ bản Việt Nam đã có sự nhìn nhận đúng đắn hơn về vai trò, vị trí của ngành tòa án cũng nhƣ của thẩm phán trong việc bảo vệ pháp chế, bảo vệ công lý và tiến tới đẩy lùi tham nhũng trong ngành tƣ pháp. Đồng thời, ngƣời dân ngày càng có hiểu biết sâu hơn về

Hiến pháp và pháp luật đẩy mạnh vai trò của mình trong tham gia xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật.

Bên cạnh đó, hệ thống đảm bảo pháp lý cho sự độc lập của thẩm phán ở Việt Nam cũng bộc lộ rất nhiều các hạn chế nhƣ phân tích ở trên, xuất phát từ các nguyên nhân nhƣ sau:

Thứ nhất, nhận thức của các cấp, ngành và các nhà làm luật Việt Nam về hệ thống đảm bảo pháp lý cho sự độc lập của thẩm phán còn nhiều mặt chƣa đầy đủ và toàn diện. Hệ thống đảm bảo pháp lý mới chỉ dừng lại ở những quy định mà chƣa thực sự có một cơ chế nào có hiệu quả để đảm bảo cho sự độc lập của thẩm phán về mặt pháp lý và trên thực tế. Những đảm bảo pháp lý cần thiết và quan trọng ảnh hƣởng lớn tới sự độc lập của thẩm phán nhƣ quy định về an ninh, an toàn cho cá nhân thẩm phán và ngƣời thân của họ thì hoàn toàn thiếu hụt.

Thứ hai, chƣa có sự phân quyền rõ ràng giữa ba nhánh quyền lực nên tƣ pháp Việt Nam chƣa hoàn toàn đƣợc độc lập với lập pháp và hành pháp. Hệ thống đảm bảo pháp lý cho sự độc lập của thẩm phán ở Việt Nam tồn tại một lỗ hổng lớn đó chính là nguyên tắc phân quyền bởi chỉ khi nào có sự phân quyền thì tƣ pháp mới hoàn toàn tách ra khỏi sự ảnh hƣởng, sự chi phối của lập pháp và hành pháp để đứng độc lập và tạo điều kiện để đảm bảo cho thẩm phán đƣợc độc lập.

Thứ ba, việc nghiên cứu, học tập kinh nghiệm xây dựng hệ thống đảm bảo pháp lý cho sự độc lập của thẩm phán ở các nƣớc trên thế giới của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh cho cá nhân và ngƣời thân của thẩm phán ở Liên bang Nga; quy định về đảm bảo nhiệm kỳ suốt đời cho thẩm phán ở Hoa kỳ, Canada, Đức... là những kinh nghiệm để Việt Nam nghiên cứu, học hỏi và áp dụng một cách linh hoạt. Tuy vậy, hiện nay nhiều vấn đề liên quan tới đảm bảo sự độc lập của thẩm phán thế giới đã thực hiện đƣợc nhƣng Việt Nam vẫn còn bỏ ngỏ.

Thứ tƣ, công tác tuyên truyền, quảng bá về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của thẩm phán và sự độc lập của thẩm phán đối với liêm chính tƣ pháp chƣa đƣợc chú trọng.

Thứ năm, vấn đề lấy ý kiến đóng góp cho các văn bản quy phạm pháp luật chỉ mang tính hình thức, làm cho đủ thủ tục nên hệ thống pháp lý không thể hiện đƣợc ý chí của đông đảo nhân dân mà đôi khi mới chỉ thể hiện ý chí của một nhóm các cán bộ công chức có quyền lực trong tay.

Kết luận Chƣơng 2

Quan việc nghiên cứu thực trạng độc lập của thẩm phán ở Việt Nam hiện nay đáp ứng yêu cầu bảo đảm liêm chính tƣ pháp trong hoạt động tƣ pháp thì nhìn chung ở Việt Nam thẩm phán chƣa thực sự độc lập trong hoạt động xét xử và một số lĩnh vực khác vì vậy Việt Nam đã dần thiết lập đƣợc hệ thống các đảm bảo cho sự độc lập của thẩm phán- yếu tố quan trọng đảm bảo liêm chính tƣ pháp: Hệ thống các nguyên tắc, quy định pháp lý; sự độc lập của hệ thống tòa án; quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại của thẩm phán cũng phần nào đảm bảo đƣợc sự độc lập cho thẩm phán. Tuy nhiên, bên cạnh đó thẩm phán ở Việt Nam lại chƣa đƣợc pháp luật thực sự đảm bảo về chế độ tiền lƣơng, về an ninh an toàn cá nhân, thân nhân… đây là những hạn chế lớn cho sự độc lập của thẩm phán, và điều này ảnh hƣởng lớn tới quá trình xét xử của thẩm phán và ảnh hƣởng tới yêu cầu liêm chính tƣ pháp ở Việt Nam. Đặc biệt chƣa có một hệ thống quy tắc đạo đức nghề nghiệp nào để làm hệ quy chiếu chuẩn đối với thẩm phán để đảm bảo tuyển chọn, bổ nhiệm đƣợc thẩm phán thực sự có tài và có đức. Một thẩm phán có năng lực, có trình độ lại ý thức đƣợc “muốn” độc lập thì họ mới đủ bản lĩnh dám đƣơng đầu với cái ác, mới dám đứng lên chống lại tham nhũng đã tồn tại lâu đời trong hệ thống bộ máy nhà nƣớc. Hiến pháp 2013 có hiệu lực và theo quan điểm chỉ đạo về cải cách tƣ pháp đã tạo cho Việt Nam những tiền đề cơ sở pháp lý nhất định, cùng với nhận thức của các cơ quan chức năng, của bản thân thẩm phán và của nhân dân về vị thế, vai trò thẩm phán trong việc bảo vệ công lý thì vấn đề đảm bảo sự độc lập của thẩm phán nhằm đáp ứng yêu cầu liêm chính tƣ pháp ở nƣớc ta sẽ đƣợc giải quyết một cách thỏa đáng hơn nữa.

Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO SỰ ĐỘC LẬP CỦA THẨM PHÁN VÌ LIÊM CHÍNH TƢ PHÁP

TRONG HOẠT ĐỘNG TƢ PHÁP Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự độc lập của thẩm phán yếu tố bảo đảm liêm chính trong hoạt động tư pháp ở việt nam (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)