Nguyên tắc áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 39)

2.1 Những quy định pháp luật hiện hành về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

2.1.2 Nguyên tắc áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Nguyên tắc áp dụng ưu đãi thuế TNDN được quy định rất rõ ràng và cụ thể:

(1) Trong thời gian đang ưu đãi thuế TNDN nếu DN thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì DN phải hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động sản

xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế TNDN (bao gồm mức thuế suất ưu đãi hoặc miễn, giảm thuế).

Trường hợp trong kỳ tính thuế DN không hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế và thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế thì phần thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh ưu đãi thuế xác định bằng (=) tổng thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh (không bao gồm thu nhập khác) nhân (x) với tỷ lệ phần trăm (%) của doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh ưu đãi thuế so với tổng doanh thu của DN trong kỳ tính thuế.

(2) DN thành lập mới từ dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế TNDN là DN

đăng ký kinh doanh doanh lần đầu, trừ các trường hợp sau:

a) DN thành lập trong các trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất theo quy định của pháp luật;

b) DN thành lập do chuyển đổi hình thức DN, chuyển đổi sở hữu, trừ trường hợp giao, khoán, cho thuê DN nhà nước;

c) DN tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mới thành lập

mà chủ DN là chủ hộ kinh doanh cá thể và không có thay đổi về ngành nghề kinh doanh trước đây.

d) DN tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc hợp tác xã mới thành lập mà người đại diện theo pháp luật (trừ trường hợp người đại diện theo pháp luật không phải là thành viên góp vốn), thành viên hợp danh hoặc người có số vốn góp cao nhất đã tham gia hoạt động kinh doanh với vai trò là người đại diện theo pháp luật, thành viên hợp danh hoặc người có số vốn góp cao nhất trong các DN đang hoạt động hoặc đã giải thể nhưng chưa được 12 tháng tính từ thời điểm giải thể DN cũ đến thời điểm thành lập DN mới.

Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Trường hợp DN thành lập mới từ dự án đầu tư mà dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới mười lăm (15) tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh

mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì hồ sơ để xác định dự án đầu tư là giấy chứng nhận đăng ký DN.

Trường hợp DN thành lập mới từ dự án đầu tư mà dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ mười lăm tỷ đồng Việt Nam đến dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư theo mẫu tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh.

(3) Trong cùng một kỳ tính thuế nếu có một khoản thu nhập thuộc diện áp dụng thuế suất thuế TNDN ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế theo nhiều trường hợp khác nhau thì DN tự lựa chọn một trong những trường hợp ưu đãi thuế TNDN có lợi nhất.

(4) Trong thời gian được ưu đãi thuế TNDN, nếu trong năm tính thuế mà DN

không đáp ứng đủ một trong các điều kiện ưu đãi thuế quy định tại Thông tư số 130/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 26/12/2008 thì DN không được hưởng ưu đãi trong năm tính thuế đó mà phải nộp thuế TNDN theo mức thuế suất 25%.

(5) Trường hợp trong kỳ tính thuế DN vừa có hoạt động kinh doanh được

hưởng ưu đãi thuế vừa có hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế thì phải hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế và hoạt động kinh doanh không được ưu đãi thuế để kê khai nộp thuế riêng.

Trường hợp trong năm DN có phát sinh hoạt động kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế bị lỗ, hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế, thu nhập khác của các hoạt động kinh doanh (không bao gồm thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản) có thu nhập (hoặc ngược lại) thì DN bù trừ vào thu nhập chịu thuế của các hoạt động có thu nhập do DN lựa chọn. Phần thu nhập còn lại sau khi bù trừ áp dụng mức thuế suất thuế TNDN theo mức thuế suất của hoạt động còn thu nhập.

(6) Việc ưu đãi thuế TNDN không áp dụng đối với:

a) Các khoản thu nhập khác quy định tại mục V Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 26/12/2008.

b) Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quí hiếm khác.

c) Thu nhập từ kinh doanh trò chơi có thưởng, cá cược theo quy định của pháp luật.

d) Thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản.

(7) DN thành lập từ chuyển đổi loại hình DN, chuyển đổi sở hữu, chia, tách,

sáp nhập, hợp nhất chịu trách nhiệm trả các khoản nợ tiền thuế, tiền phạt về thuế TNDN của DN bị chuyển đổi, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và được kế thừa các ưu đãi về thuế TNDN cho thời gian còn lại nếu tiếp tục đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế TNDN.

(8) DN trong thời gian đang được hưởng ưu đãi miễn thuế, giảm thuế TNDN

theo quy định, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra kiểm tra phát hiện tăng số thuế TNDN của thời kỳ miễn thuế, giảm thuế thì DN được hưởng miễn thuế, giảm thuế TNDN theo quy định. Tuỳ theo lỗi của DN, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra áp dụng các mức xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.

- DN đang trong thời gian miễn thuế, giảm thuế TNDN, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế kiểm tra phát hiện số thuế TNDN miễn thuế, giảm thuế theo quy định nhỏ hơn so với đơn vị tự kê khai thì DN chỉ được miễn thuế, giảm thuế TNDN theo số thuế TNDN do kiểm tra, thanh tra phát hiện. Tuỳ theo lỗi của DN, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra áp dụng các mức xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)