Quyền nghỉ ngơi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền bình đẳng về việc làm trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Pháp luật và quyền con người (Trang 38)

1.2. NỘI DUNG QUYỀN BÌNH ĐẲNG VỀ VIỆC LÀM

1.2.5. Quyền nghỉ ngơi

Quyền được nghỉ ngơi và thư giãn có liên quan trực tiếp đến quyền về sức khỏe – một quyền cơ bản của con người được đề cập tại điều 25, khoản 1 UDHR và điều 12 (1) (2) ICCPR và trở thành một bộ phận của quyền sức khỏe. Quyền nghỉ ngơi góp phần hiện thực hóa quyền về sức khỏe cũng như các quyền con người khác. Trong lĩnh vực lao động, quyền nghỉ ngơi và thư giãn thuộc về điều kiện lao động và sử dụng lao động, liên quan trực tiếp đền quyền làm việc và được hưởng thù lao. Việc điều tiết thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi thư giãn cũng là cần thiết nhưng về nguyên tắc pharhi đảm bảo được tính hài hòa và hợp lý.

Trước hết, điều 24 UDHR tuyên bố:” Mọi người đều có quyền nghỉ ngơi và thư giãn, kể cả quyền được giới hạn hợp lý số giờ làm việc và được

hưởng những ngày nghỉ có định kỳ có hưởng lương” [10].

Điều 7 ICESCR cũng tái khẳng định quyền nghỉ ngơi và có thời gian rảnh rỗi của mọi người, theo đó các quốc gia thành viên của công ước, ngoài việc công nhận quyền của mọi người hưởng những điều kiện làm việc công

bằng và thuận lợi, còn đặc biệt đảm bảo ”d. Sự nghỉ ngơi, thời gian rảnh rỗi, giới hạn hợp lý số giờ làm việc, những ngày nghỉ thường kỳ được hưởng lương cũng như thù lao cho nhữn ngày nghỉ lễ”[7]

1.2.6. Quyền công đoàn

Quyền công đoàn là quyền có tính chất tập thể của người lao động, hiểu đầy đủ thì quyền công đoàn bao gồm quyền được thành lập, tham gia công đoàn, được thương lượng tập thể và được đình công. Quyền tự do công đoàn của người lao động, xét về tổng thể chỉ là một khía cạnh của quyền tự do lập hội của con người nói chung được tuyên bố tại điều 20 của UDHR”1. Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội một cách ôn hòa; 2. Không ai bị

ép buộc phải tham gia bất cứ tổ chức nào”. [10].

Tại UDHR nêu khái quát quyền công đoàn tại điều 23, khoản 4: ”mọi người đều có quyền thành lập hoặc gia nhập công đoàn để bảo vệ các quyền

lợi của mình” [10].

ICPPR ghi nhận tại điều 22 khoản 1:‟ Mọi người đều có quyền tự do lập hội với những người khác kể cả quyền lập và gia nhập các công đoàn để

bảo vệ lợi ích của mình”. Tại khoản 3 của điều này còn nhấn mạnh ” không có

một quy định nào của điều này cho phép các nước tham gia công ước năm 1948 của Tổ chức lao động quốc tế vè tự do lập hội và bảo vệ quyền lập hội tiến hành những biện pháp lập pháp hoặc hành pháp làm phương hại đến

những đảm bảo nêu trong Công ước đó”.[2]

Năm 1948, ILO đã thông qua Công ước số 87 về ”quyền tự do hoeepj hội và về việc bảo vệ quyền được tổ chức”, theo đó những người lao động và những người sử dụng lao động không hề phân biệt, đều không phải xin phép trước mà vấn có quyền hợp thành những tổ chức theo sự lựa chọn của mình, có quyền gia nhập tổ chức đó với điều kiện duy nhất là theo đúng điều lệ của tổ chức hữu quan.

1.2.7. Quyền hưởng an sinh xã hội

Được hưởng an sinh xã hội nói chung và bảo hiểm xã hội nói riêng là quyền quan trọng của con người trong đó có người lao động. Thời gian đầu thế kỷ 19 trách nhiệm bảo đảm các quyền xã hội được chia sẻ giữa người lao động, người sử dụng lao động và nhà nước.Dần dần, trách nhiệm này căn bản được chuyển cho nhà nước, trên nguyên tắc an sinh xã hội là phổ quát, công bằng và không phân biệt đối xử. Trước khi tuyên ngôn về quyền con người được thông qua thì pháp luật của tất cả các nước Bắc Âu và hầu hết các nước Châu Âu có những bảo đảm các quyền xã hội của người dân.

Trong điều 22 của UDHR quyền được hưởng an sinh xã hội được đề

cập ”Với tư cách là thành viên của xã hội, mọi người đều có quyền được

hưởng an sinh xã hội cũng như được thực hiện các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa không thể thiếu đối với nhân phẩm và tự do phát triển nhân cách của mình, thông qua nỗ lực quốc gia, hợp tác quốc tế và phù hợp với hệ thống

tổ chức và nguồn lực của mỗi quốc gia” [2]

Năm 1952, ILO đã thông qua công ước số 102 về ”quy pham tối thiểu về an sinh xã hội”, trong đó đưa ra 9 dạng trợ cấp, bao gồm: chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già (hưu), trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, trợ cấp gia đình, trợ cấp thai sản, trợ cấp tàn tật, trợ cấp tiền tuất. Công ước số 102 cũng định ra các tiêu chuẩn để tính việc chi trả định kỳ ( trong đó có biểu thụ hưởng mẫu) cũng như các trường hợp ngừng trợ cấp. Các quốc gia phê chuẩn công ước này phải áp dụng ít nhất 3 dạng trong số 9 dạng trợ cấp nói trên, trong đó phải bao gồm: Hoặc trợ cấp tuổi già hoặc trợ cấp tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp hoặc trợ cấp tàn tật hoặc trợ cấp tiền tuất. Việc lựa chọn dạng trợ cấp để áp dụng tùy thuộc vào từng quốc gia nhưng nhìn chung, chỉ có thể ở mức cao hơn các quy định trong Công ước chứ ko được thấp hơn. [49]

1.3. BẢN CHẤT, NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA XÃ HỘI CỦA QUYỀN BÌNH ĐẲNG VỀ VIỆC LÀM BÌNH ĐẲNG VỀ VIỆC LÀM

1.3.1. Bản chất củ a quyền được làm viê ̣c và quyền bình đẳng về việc làm

Quyền được làm việc là một quyền cơ bản được quy định trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế. Quyền được làm việc là cốt lõi để thực hiện các quyền con người khác và tạo nên một phần quan trọng, không thể tách rời và tự nhiên của nhân phẩm. Mỗi cá nhân đều có quyền được tạo điều kiện và làm việc để sống có nhân phẩm. Quyền được làm việc cùng lúc đóng góp vào sự tồn tại của cá nhân và gia đình của các cá nhân đó chừng nào mà con người được tự do lựa chọn và chấp nhận công việc để phát triển bản thân và được thừa nhận trong cộng đồng.

Tại Bình luận chung số 18 trang 192 (Cuốn quyền con người – Tập hợp những bình luận/khuyến nghị chung của ủy ban công ước Liên hợp quốc [48] về quyền được làm việc nêu:

Quyền được làm việc là bao gồm quyền của mỗi người được quyết định tự do chấp nhận và lựa chọn việc làm. Điều này có nghĩa là cá nhân không bị cưỡng bức làm việc bằng bất cứ hình thức nào và họ có quyền được tiếp cận với hệ thống đảm bảo cho mỗi một nhân viên được tiếp cận với công việc. Điều này cũng hàm ý rằng cá nhân có

quyền không bị đuổi việc một cách không công bằng.

Phụ nữ và quyền làm việc: Điều 3 Công ước ICESCR quy định ”đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ đối với các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa”. Các quốc gia phải có một cơ chế bảo hộ toàn diện nhằm chống lại phân biệt giới tính và đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội và đối xử giữa nam và nữ liên quan đến quyền làm việc bằng cách đảm bảo trả lương như nhau cho những công việc có cùng giá trị. Đặc biệt thời kỳ mang thai của nữ giới không thể là

Thanh niên và quyền làm việc: Có được công việc đầu tiên chính là cơ hội để bắt đầu tự lập về kinh tế và trong nhiều trường hợp đồng nghĩa với thoát khỏi đói nghèo. Thanh niên, đặc biệt là nữ thanh niên thường gặp nhiều khó khăn khi tìm việc. Các chính sách quốc gia về giáo dục, đào tạo hướng nghiệp cần được thông qua và thực thi để nâng cao hỗ trợ khả năng cơ hội tiếp cận cơ hội làm việc của thanh niên đặc biệt là nữ thanh niên.

Lao động trẻ em và quyền làm việc: Trong điều 10 Công ước, quy định trẻ em được chăm sóc sức khỏe trong đó nhấn mạnh đến yêu cầu phải bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức lao động có nguy cơ ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của trẻ. Trong công ước về quyền trẻ em đã công khai thừa nhận yêu cầu bảo vệ trẻ em và thanh niên khỏi tất cả các hình thức bóc lột kinh té hay lao động cưỡng bức.(Công ước quyền trẻ em, điều 32, khoản 1).

Người cao tuổi và quyền được lao động: Được quy định trong công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người cao tuổi và dặc biệt về yêu cầu tiến hành chống phân biệt đối xử vì lý do tuổi tác trong quá trình tìm việc và làm việc.‟

Người khuyết tật với quyền được làm việc: Quyền của mỗi cá nhân được có cơ hội kiếm sống với những công việc mà họ tự do lựa chọn và chấp nhận sẽ không thể thực hiện được nếu như vẫn còn trường hợp mà cơ hội thực sự và duy nhất mở ra cho người khuyết tật là làm việc trong những cơ sở ”tồi tệ với điều kiện làm việc dưới mức tiêu chuẩn” [51]. Các quốc gia phải có biện pháp tạo điều kiện cho người khuyết tật có được và giữ được một công việc thích hợp và có cơ hội thăng tiến trong công việc, để từ đó khuyến khích họ hòa nhập hoặc tái hòa nhập với xã hội.

Lao động nhập cư và quyền được lao động: Nguyên tắc không phân biệt đối xử quy định ở điều 2, khoản 2 của công ước và trong điều 7 của Công ước quốc tế về bảo vệ quyền di trú của tất cả lao động nhập cư và thành viên gia đình họ cần phải được áp dụng trong mối liên hệ với cơ hội việc làm cho

1.3.2. Nguồn gốc củ a quyền bình đẳng về viê ̣c làm

Về phương diện lịch sử, ở chính các nước công nghiệp hóa phương Tây, lao động được trả lương đã trở thành phương thức chính để phân chia thu nhập quốc dân cho các thành viên trong xã hội, và ý nghĩa về mặt chính trị của quyền lao động cũng theo đó tăng lên đáng kể. Nguyên tắc quyền làm việc liên quan mật thiết tới lao động được trả lương theo nghĩa hiện đại. Trong các xã hội chưa công nghiệp hóa, lao động được trả lương có vai trò nhỏ bé (ví dụ thời Đế Quốc La Mã, các công việc chủ yếu do nô lệ thực hiện). Nghĩa vụ làm việc cũng chỉ là phương thức áp thuế đối với các nhóm người trong một xã hội không có đồng tiền chung. Loại thuế này tồn tại ở Đế quốc trong nhiều thế kỷ liền.

Nguyên tắc về chế độ thù lao công bằng của người lao động theo quan điểm của những người theo chủ nghĩa trọng thương thì cần phải giữ chi phí sản xuất ở mức thấp, và để đạt được mục tiêu này thì tiền công phải do cơ quan công quyền quy định. Mặc dù tiền công có thể được xác định ở mức thấp nhất có thể nhưng vẫn có giả định là có tồn tại một mức tiền công đủ sống. Ngược lại, trong giai đoạn tự do, quy định tiền công bởi chính quyền đã bị thay thế bởi giá cả thị trường “tự do”. Tính tự do trong ký kết hợp đồng lao động và sự không can thiệp của nhà nước trong việc điều tiết tiền công và điều kiện làm việc đã dẫn tới những hậu quả rộng khắp liên quan tới lao động trẻ em, đói nghèo… Vì thế phong trào lao động đã xác định mục tiêu chính là thiết lập một mức tiền công tối thiểu thông qua hình thức thương lượng tập thể và từ đó khôi phục vai trò quy định tiền công của chính quyền.

Nguyên tắc chế độ thù lao công bằng trở thành một trong những nội dung nền tảng của Hiến chương ILO. Rõ ràng một mức sống tối thiểu là điều kiện tiên quyết đối với tất cả các quyền khác của người lao động. Trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh, một công ước và một khuyến nghị đã được

thông qua nhằm phát triển pháp luật về tiền công tối thiểu (công ước số 26 nằm 1928 – Công ước về cơ chế xác định tiền công tối thiểu, và Khuyến nghị số 30 năm 1928). Sau chiến tranh thế giới thứ II, pháp luật về vấn đề này đã được xây dựng ở một số nước châu Âu. Về nguyên tắc tiền công ngang bằng bắt nguồn từ Hiến chương ILO năm 1919 và ngày nay được đưa vào nhiều văn kiện quốc tế.

Học thuyết “nam giới và phụ nữ phải được nhận chế độ thù lao ngang

bằng cho những công việc có giá trị ngang nhau” được thể hiện trong phần

XIII của Hiệp định Versailles và được coi là nguyên tắc cơ bản để quy định vấn đề điều kiện lao động ở tất cả các nước công nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện hóa nguyên tắc này đã bị cản trở do cuộc suy thoái kinh tế quốc tế những năm 1930 đã cướp đi sự cạnh tranh đầy đủ và công bằng của phụ nữ trên thị trường lao động. Người dân ở hầu hết các nước đã cảm thấy phụ nữ nên tự giới hạn mình với vai trò nội trợ truyền thống và không nên cạnh tranh với nam giới để làm việc ngoài gia đình. Quan điểm này minh chứng cho mức độ quan trọng của quyền bình đẳng trong làm việc đối với các quyền khác của người lao động.

1.3.3. Ý nghĩa xã hô ̣i của quyền bình đẳng về viê ̣c làm

Quyền bình đẳng về viê ̣c làm mang một số ý nghĩa xã hội như sau: - Thứ nhất, vị trí quyết định của việc làm trong phát triển xã hội, phát triển con người. Việc làm giúp con người từ vượn thành người, giúp con người thành con người xã hội. C. Mác đã chỉ ra rằng: Thông qua hoạt động sản xuất vật chất; con người đã làm thay đổi, cải biến giới tự nhiên, con vật chỉ sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên. Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất; hoạt động sản xuất vật chất biểu hiện một cách căn bản tính xã hội của con người. Thông qua hoạt động lao động sản xuất, con người sản xuất ra của cải

vật chất và tinh thần, phục vụ đời sống của mình; hình thành và phát triển ngôn ngữ và tư duy; xác lập quan hệ xã hội. Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội. Lao động, việc làm tạo ra của cải vật chất cho xã hội, làm giàu cho xã hội, nhờ đó xã hội phát triển tiến bộ. Theo quan điểm duy vật lịch sử: vật chất quyết định ý thức. Lao động, việc làm tạo ra kinh tế, quy định sự phát triển của xã hội, xã hội phát triển được hay không trước hết phải trên cơ sở phát triển kinh tế. Lao động và việc làm là lĩnh vực quan trọng quyết định của đời sống xã hội. Không có việc làm sẽ không có thu nhập và không có điều kiện thỏa mãn các nhu cầu chính đáng về vật chất, tinh thần của cả lao động nam và nữ, nhất là đối với LĐN, chất lượng cuộc sống giảm sút. Cả lao động nam, nữ có việc làm, có thu nhập, một mặt góp phần xây dựng kinh tế gia đình, mặt khác góp phần vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của mọi quá trình phát triển. Phát triển của một quốc gia hay địa phương phải quan tâm đến hai nhân tố: sự phát triển tiềm lực chung như công nghiệp, thương mại, giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng… và sự phát triển nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực có liên quan trực tiếp với chương trình nâng cao chất lượng cuộc sống. Chất lượng cuộc sống có thể hiểu là mức độ phúc lợi xã hội và sự thỏa mãn một số nhu cầu của con người. Chất lượng cuộc sống càng cao, mức độ phúc lợi xã hội, sự thỏa mãn nhu cầu của con người càng cao và càng thích ứng. Các yếu tố cốt lõi của chất lượng cuộc sống bao gồm: Sức khỏe, giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền bình đẳng về việc làm trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Pháp luật và quyền con người (Trang 38)