Quyền hưởng an sinh xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền bình đẳng về việc làm trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Pháp luật và quyền con người (Trang 40 - 41)

1.2. NỘI DUNG QUYỀN BÌNH ĐẲNG VỀ VIỆC LÀM

1.2.7. Quyền hưởng an sinh xã hội

Được hưởng an sinh xã hội nói chung và bảo hiểm xã hội nói riêng là quyền quan trọng của con người trong đó có người lao động. Thời gian đầu thế kỷ 19 trách nhiệm bảo đảm các quyền xã hội được chia sẻ giữa người lao động, người sử dụng lao động và nhà nước.Dần dần, trách nhiệm này căn bản được chuyển cho nhà nước, trên nguyên tắc an sinh xã hội là phổ quát, công bằng và không phân biệt đối xử. Trước khi tuyên ngôn về quyền con người được thông qua thì pháp luật của tất cả các nước Bắc Âu và hầu hết các nước Châu Âu có những bảo đảm các quyền xã hội của người dân.

Trong điều 22 của UDHR quyền được hưởng an sinh xã hội được đề

cập ”Với tư cách là thành viên của xã hội, mọi người đều có quyền được

hưởng an sinh xã hội cũng như được thực hiện các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa không thể thiếu đối với nhân phẩm và tự do phát triển nhân cách của mình, thông qua nỗ lực quốc gia, hợp tác quốc tế và phù hợp với hệ thống

tổ chức và nguồn lực của mỗi quốc gia” [2]

Năm 1952, ILO đã thông qua công ước số 102 về ”quy pham tối thiểu về an sinh xã hội”, trong đó đưa ra 9 dạng trợ cấp, bao gồm: chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già (hưu), trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, trợ cấp gia đình, trợ cấp thai sản, trợ cấp tàn tật, trợ cấp tiền tuất. Công ước số 102 cũng định ra các tiêu chuẩn để tính việc chi trả định kỳ ( trong đó có biểu thụ hưởng mẫu) cũng như các trường hợp ngừng trợ cấp. Các quốc gia phê chuẩn công ước này phải áp dụng ít nhất 3 dạng trong số 9 dạng trợ cấp nói trên, trong đó phải bao gồm: Hoặc trợ cấp tuổi già hoặc trợ cấp tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp hoặc trợ cấp tàn tật hoặc trợ cấp tiền tuất. Việc lựa chọn dạng trợ cấp để áp dụng tùy thuộc vào từng quốc gia nhưng nhìn chung, chỉ có thể ở mức cao hơn các quy định trong Công ước chứ ko được thấp hơn. [49]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền bình đẳng về việc làm trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Pháp luật và quyền con người (Trang 40 - 41)