Nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện pháp luật về vi phạm hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về vi phạm hành chính trong hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay (Trang 101 - 112)

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về vi phạm hành chính trong

3.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện pháp luật về vi phạm hành

chính trong hành nghề luật sƣ

Từ thực tiễn nêu trên, để việc triển khai thi hành pháp luật về vi phạm hành chính đối với luật sư được hiệu quả, cần kiến nghị Nghiên cứu và đề xuất với cơ quan có thẩm quyền phân cấp quản lý nhà nước về luật sư và hành

nghề luật sư giữa Trung ương và cấp tỉnh; giữa cấp tỉnh và cấp huyện triệt để, cụ thể hơn nữa để phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư tại địa phương.

Kịp thời hoàn thiện thể chế của địa phương: Các cơ quan, đơn vị liên quan cần tăng cường và phối hợp tốt với cơ quan tư pháp địa phương để rà soát lại tất cả các văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương và địa phương ban hành có liên quan đến công tác xử lý vi phạm hành chính trong hành nghề luật sư.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra: Các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền của địa phương, nhất là cơ quan chuyên môn cấp tỉnh cần quan tâm và thường xuyên hướng dẫn nghiệp vụ về công tác xử lý vi phạm hành chính cho các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính tại địa phương, đặc biệt là ở cấp xã; đồng thời tăng cường hơn nữa trong công tác kiểm tra, thanh tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, không để phát sinh trường hợp khiếu nại, tố cáo do hành vi vi phạm gây ra.

Đảm bảo các điều kiện cho việc thi hành pháp luật: Thường xuyên quan tâm và củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác xử lý vi phạm hành chính tại các đơn vị, địa phương và các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ.

Cần tăng cường theo dõi, đôn đốc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Liên đoàn luật sư Việt Nam, các Đoàn luật sư thực hiện Luật luật sư; chú trọng công tác theo dõi thi hành pháp luật, hướng dẫn, giải quyết các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của địa phương, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động luật sư và hành nghề luật sư.

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư; tăng cường năng lực, phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ làm công tác bổ trợ tư pháp ở địa phương, đẩy mạnh tin học hóa hoạt động quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư nhằm kịp thời phát hiện các hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính nói riêng và vi phạm pháp luật nói chung. Phát huy và tăng cường vai trò tự quản của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư và tổ chức hành nghề luật sư trong việc nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan về vai trò, vị trí của luật sư; tìm kiếm, nâng cao cơ hội tham gia giải quyết các vụ việc của luật sư.

Có thể thấy, cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của xã hội thì yêu cầu và đòi hỏi của xã hội về chất lượng dịch vụ pháp lý, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp đối với luật sư cũng ngày càng cao; cạnh tranh trên thị trường dịch vụ pháp lý trong nước ngày càng gay gắt. Trong khi đó, nhận thức của một bộ phận người dân và cán bộ về vai trò, vị trí của luật sư chưa đầy đủ là nguyên nhân gây khó khăn cho hoạt động của luật sư. Do đó, cần tiếp tục củng cố, phát triển và nâng cao vai trò của tổ chức, hoạt động luật sư; đặt trọng tâm vào việc nâng cao vị thế của Liên đoàn Luật sư Việt Nam với tính đặc thù, tính chính trị rõ nét, tạo điều kiện cho Liên đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao với vai trò là cầu nối vững chắc giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân với giới luật sư. Việc củng cố, kiện toàn tổ chức, hoàn thiện cơ chế tự quản thống nhất của Liên đoàn trên cơ sở bảo đảm thực thi nguyên tắc kết hợp với quản lý nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng.

Tiểu kết chƣơng 3

Từ việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về vi phạm hành chính trong hành nghề luật sư ở các chương 1, chương 2 và nhu cầu cấp bách đang đặt ra đòi hỏi phải xác định được những định hướng và đưa ra giải pháp cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý, xử lý vi phạm và phổ biến về vi phạm hành chính trong hành nghề luật sư nói riêng và luật xử lý vi phạm hành chính nói chung. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả trong việc xem xét, giải quyết, xử lý các vi phạm hành chính trong hành nghề luật sư phải quán triệt theo đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt nam và Nhà nước ta về xây dựng đội ngũ luật sư đúng với chức năng cũng như sứ mạng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tham gia tích cực trong việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần đẩy mạnh công cuộc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Chương 3 đã đề xuất một số giải pháp tập trung vào việc xây dựng pháp luật về vi phạm hành chính trong hành nghề luật sư toàn diện, thống nhất và đồng bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên sâu về xử lý vi phạm hành chính trong hành nghề luật sư; đẩy mạnh công tác theo dõi và quản lý việc thực hiện pháp luật về vi phạm hành chính trong hành nghề luật sư, bảo đảm dân chủ, minh bạch trong hành nghề luật sư ở Việt Nam. Cụ thể là hoàn thiện quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hành nghề luật sư; bổ sung và hoàn thiện quy định về hành vi vi phạm hành chính và chế tài xử phạt hành chính trong hành nghề luật sư; tổ chức thực hiện có hiệu quả LXLVPHC và các văn bản hướng dẫn thi hành xử lý vi phạm hành chính trong hành nghề luật sư. Các giải pháp này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và cần được thực hiện một cách đồng bộ và liên tục để đạt hiệu quả tốt nhất.

KẾT LUẬN

Nhìn tổng thể hệ thống pháp lý của Việt Nam theo cách tiếp cận mang tính lịch sử và trải nghiệm chúng ta có thể rút ra điểm mấu chốt cho sự xuất hiện của pháp luật và văn hóa pháp lý tựu trung lại là những giá trị và chuẩn mực ứng xử hướng đến việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người trong hoạt động tư pháp. Mỗi một vị trí hoạt động trong hệ thống tư pháp đều góp phần làm nên hình thái của hệ thống pháp luật, luật sư với vai trò là người hướng dẫn và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho công dân, ngoài việc mỗi cá nhân phải có nhận thức riêng về trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của nghề luật sư, còn phải có một hệ thống quy chế để đảm bảo hành nghề luật sư làm đúng sứ mạng của mình, đặc biệt là pháp luật về vi phạm hành chính trong hành nghề luật sư.

Hệ thống pháp luật về vi phạm hành chính trong hành nghề luật sư ở Việt Nam tựu chung là sự kết hợp giữa các quy phạm pháp luật hành chính và văn hóa nghề nghiệp của luật sư. Nói như vậy nghĩa là hệ thống đó được cấu thành dựa trên các đặc điểm nghề nghiệp nói chung và đạo đức ứng xử của nghề luật sư nói riêng. Xem xét về vấn đề này không tránh khỏi phải liên hệ với lịch sử hình thành và phát triển của đội ngũ luật sư và các quy tắc ứng xử nghề nghiệp ở Việt Nam và các nước khác trên thế giới, thậm chí là cả văn hóa đạo đức của người Việt Nam từ xưa đến nay. Cần nhận thức đúng và đầy đủ về nó như vậy mới có thể phân tích và rút ra được những giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện tại.

Các quy định về vi phạm hành chính trong hành nghề luật sư chính là cơ sở pháp lý để xem xét trách nhiệm hành chính đối với những vi phạm hành chính và bảo đảm hoạt động của mỗi luật sư tuân thủ pháp luật về luật sư và hành nghề luât sư; đồng thời có tác dụng tăng cường trách nhiệm của luật sư

trong khi hành nghề. Nắm được tầm quan trọng của các quy định về vi phạm hành chính và vai trò, sức tác động của hoạt động luật sư đến tổng thể ngành Tư pháp, mục tiêu trước mắt của Đảng và Nhà nước ta là cần: Thứ nhất, xây dựng pháp luâ ̣t về vi ph ạm hành chính trong hành nghề luật sư một cách toàn diê ̣n, thống nhất, đồng bô ̣, phù hợp với thời kỳ hội nhập . Thứ hai, xây dựng pháp luật về vi phạm hành chính phù hợp với cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Thứ ba, phải đảm bảo dân chủ , minh ba ̣ch, cạnh tranh trong hoạ t đô ̣ng nghề nghiê ̣p của luật sư.

Thông qua các phân tích, đánh giá cũng như thực tiễn thi hành, áp dụng pháp luật của Nghị định 110/2013/NĐ-CP , Luật luật sư 2006 được sửa đổi bổ sug năm 2012 và Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, đồng thời rút ra các bài học từ các nước phát triển mạnh mẽ về nghề luật sư; Những giải pháp hoàn thiện được vạch ra là: Nhâ ̣n thức, thể chế hóa các nguyên tắc trong hoa ̣t đô ̣ng nghề nghiê ̣p của luật sư; tiếp tục sửa đổi, bổ sung pháp luật về vi phạm hành chính trong hành nghề luật sư; và cuối cùng là phải Tổ chức có hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật về vi phạm hành chính trong hành nghề luật sư. Việc sửa đổi, ban hành pháp luật luôn phải đi kèm với hoạt động áp dụng pháp luật, có kiểm tra, giám sát để hình thành cơ sở pháp lý, không chừa lại những “lỗ hổng” pháp luật để các hành vi vi phạm tiếp diễn trong cuộc sống. Thanh lọc chất lượng đội ngũ hành nghề luật sư chính là đòn bẩy tạo nên môi trường pháp lý và một ngành Tư pháp trong sạch, vững mạnh, liêm chính.

Ngày nay công việc của luật sư phải đáp ứng hai yêu cầu: Một mặt vừa bảo vệ tối đa quyền lợi của khách hàng; một mặt phải làm việc trên cơ sở tuân thủ pháp luật, bảo đảm công lý, phát huy đạo đức xã hội… Bên cạnh giải pháp cụ thể về xây dựng và hoàn thiện pháp luật, tạo môi trường pháp lý an toàn cho luật sư hành nghề như đã nêu ở trên, cần nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư trong việc góp phần bảo vệ công lý, xây dựng xã hội dân

chủ, công bằng, văn minh. Với các giải pháp và phương hướng đã đề ra, cùng sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước, sự đồng lòng giữa cán bộ và người dân trên cả nước, hy vọng trong tương lai, pháp luật về vi phạm hành chính trong hành nghề luật sư sẽ sớm được hoàn thiện hơn, đưa nghề luật sư nói riêng và nền tư pháp nói chung của Việt Nam theo kịp sự phát triển và toàn cầu hóa của đất nước ta.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo Tiếng Việt

1. Báo cáo số 31/BTP/PLHSHC ngày 15/04/2007, Tổng kết tình hình thi hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh số 31/BTP/PLHSHC ngày 15/4/2007.

2. Báo cáo số 31/BC-BTP ngày 15/04/2007, Tổng kết tình hình thi hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành. 3. Bùi Đăng Vương (2012), “Kiến nghị từ quy định xử phạt người "không đủ

điều kiện hành nghề luật sư mà hành nghề luật sư”, Tạp chí Nghiên cứu

lập pháp, Văn phòng Quốc hội, Số 21/2012, tr. 35 – 37.

4. Cao Vũ Minh (2011), “Những vướng mắc từ thực tiễn xử phạt vi phạm

hành chính”, tham luận Hội thảo khoa học “Hoàn thiện pháp luật xử lý vi

phạm hành chính” , do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường

cụ Quốc hội phối hợp với Viện Nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển thuộc Hội LHKHKT Việt Nam tổ chức;

5. Đại sứ quán Thụy Sĩ, Viện NCLP , Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển thuộc Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam (2011), Tài liệu Hội thảo “Hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính

tại Việt Nam”, Tp. Hồ Chí Minh;

6. Đỗ Ngọc Thịnh (2011), “Những vấn đề chung trong quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư , Tài liệu khoá bồi dưỡng Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, Trọng tài thương mại và kỹ năng

tham gia vụ án hình sự”, Liên đoàn Luật sư Việt Nam , Hà Nô ̣i.

7. Đỗ Văn Cương (2013), “Điểm mới của Luật xử lý vi phạm hành chính về

thủ tục xử phạt vi phạm hành chính ”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số

8. Đỗ Hoàng Yến (2007), “Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ở một số

nước trên thế giới”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 107, tháng 10/2007.

9. Hoàng Quốc Hùng (2014), “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

Luật sư”, Thanh tra Bộ Tư pháp, Cổng thông tin điện tử Bộ tư pháp;

10.Hoàng Quốc Hùng (2009), “Nghiệp vụ thanh tra Tư pháp / Bộ Tư pháp” ; Tư pháp, 2009 - 622 tr. ; 24 cm;

11.Hoàng Thị Anh Thư (2014) , Luận văn Thạc sĩ: “Pháp luật về hành nghề

luật sư ở Việt Nam”, Người hướng dẫn: PGS.TS. Ngô Huy Cương;

12.Hồng Tú (2015), “Đạo đức hành nghề luật sư: Luật sư giữ bí mật cho

thân chủ đến đâu?”, Báo pháp luật TPHCM.

13.Kỷ yếu hội thảo (1998), “Đạo đức nghề nghiệp luật sư = Professional

ethics for lawyers : song ngữ Việt – Anh”, NXB Chính trị quốc gia, 98 tr. ;

19 cm;

14.Lê Hồng Hạnh (2002), “Đạo đức và kỹ năng của luật sư trong nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, NXB Đại học Sư

phạm, Quyển 2 , 287 tr. 26cm.

15.Lê Tuấn Anh (2013), Luận văn thạc sĩ: “Áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra ngành giao thông vận tải trên địa bàn

Thủ đô”, Người hướng dẫn: PGS,TS. Nguyễn Hoàng Anh;

16.Lê Văn Cao (2010), “Nghề luật sư ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”, Tiểu luận môn học, Học viện Tư pháp, Hà Nội.

17.Luật luật sư số 65/2006/QH11, Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 06 năm 2006.

18.Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13, Quốc hội ban hành ngày 20 tháng 6 năm 2012.

19.Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình,

thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã , Chính phủ ban hành ngày 24 tháng 9 năm 2013.

20.Nghị định số 67/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 8 năm 2015.

21.Nguyễn An (2015), “Luật sư có nên tư vấn lách luật hay không?”, Luật sư Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Số 7/2015, tr.31 – 33.

22.Nguyễn Bình An (2012), “Xóa tên luật sư và những hậu quả pháp lý dang dở”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, Số 21/2012, tr.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về vi phạm hành chính trong hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay (Trang 101 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)