Nội dung của quyền tiếp cận thông tin theo các văn kiện pháp lý của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tiếp cận thông tin của công dân (Trang 34 - 41)

- Tự do phổ biến thông tin, cá nhân, công dân có thông tin được quyền truyền đạt, chia sẻ quan điểm, thông tin mà mình đang nắm giữ cho

1.2.2. Nội dung của quyền tiếp cận thông tin theo các văn kiện pháp lý của Việt Nam

pháp lý của Việt Nam

Quyền tiếp cận thông tin (Right to access to information) là quyền của mọi công dân được quyền tiếp cận các thông tin, được ban hành và lưu giữ tại các cơ quan, tổ chức công quyền đặc biệt là các cơ quan hành chính Nhà nước. Các cơ quan công quyền nắm giữ thông tin không vì bản thân họ mà với tư cách là người bảo vệ lợi ích của công chúng. Thông tin được coi là tài sản Quốc gia và cũng như mọi tài sản khác không thể để cho một cá nhân hay tổ chức nào độc quyền chiếm đoạt nếu đó không phải là các thông tin liên quan đến bí mật quốc gia, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân. Quyền tiếp cận thông tin được coi là một trong những quyền cơ bản của con người và công dân.

Ở Việt Nam, quyền được thông tin đã được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, trong Hiến pháp năm 1992 và quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau.

Trong các văn kiện của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta hiện nay, chủ yếu sử dụng khái niệm quyền được thông tin và trách nhiệm cung cấp thông tin từ phía cơ quan nhà nước. Có thể quy về một số quyền sau:

Quyền tìm kiếm, trao đổi thông tin

Theo Luật Công nghệ thông tin 2006, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin có quyền tìm kiếm, trao đổi, sử dụng thông tin trên môi trường mạng (trừ một số thông tin có nội dung được Luật quy định); yêu cầu khôi phục thông tin của mình hoặc khôi phục khả năng truy nhập đến nguồn thông tin của mình; từ chối cung cấp hoặc nhận trên môi trường mạng sản phẩm, dịch vụ trái với quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về việc đó (Điều 8).

Quyền yêu cầu cung cấp thông tin

Luật Phòng, chống tham nhũng ghi nhận quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cá nhân, cơ quan, tổ chức, cơ quan báo chí, phóng viên. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu đó theo quy định của pháp luật; trường hợp không cung cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do (Điều 86). Luật còn có quy định về việc cung cấp thông tin về phòng, chống tham nhũng cho bộ, ngành, địa phương. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm cung cấp thông tin trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cung cấp thông tin của bộ, ngành, địa phương (Điều 18). Nghị định số 47/2007/NĐ-CP quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp thông tin về hoạt động của mình trong công tác phòng, chống tham nhũng cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về vụ việc tham nhũng (Điều 6).

Quyền phổ biến thông tin

Thể chế hóa quan điểm của Đảng tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX và Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Chỉ thị số 22/CT-TW ngày 17 tháng 10 năm 1997 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản, Luật Xuất bản được sửa đổi năm 2004. Luật quy định nguyên tắc bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm và bảo hộ quyền tác giả: Nhà nước bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản và bảo hộ quyền tác giả (Điều 5). Với việc đáp ứng mong muốn của các tác giả (văn nghệ sĩ, nhà khoa học..) được truyền bá, phổ biến ý tưởng sáng tạo của mình, công chúng cũng được tiếp nhận các sản phẩm tinh thần chứa đựng các giá trị thẩm mỹ, tri thức, thưởng thức, chia sẻ và áp dụng vào cuộc sống.

Bảo đảm quyền được biết của nhân dân thông qua các quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức

Trách nhiệm công khai hóa

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật là bảo đảm tính công khai trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm tính minh bạch trong các quy định của văn bản quy phạm pháp luật (Điều 3). Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng tải toàn văn trên Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành văn bản chậm nhất là 2 ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành và phải đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng, trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước. Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo; văn bản quy phạm pháp luật không đăng Công báo thì không có hiệu lực thi hành (trừ trường hợp do Luật định). Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn 45 ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.

Luật Ngân sách nhà nước 2002 quy định: "Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch…" [38, Điều 3]; "Dự toán, quyết toán, kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước, ngân sách các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ phải công bố công khai [38, khoản 1 Điều 13].

Luật Kế toán 2003 quy định nội dung, hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính (các Điều 32, 33). Theo đó, đơn vị kế toán là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước công khai quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước năm và các khoản thu, chi tài chính khác (Điều 32).

Luật Kiểm toán 2005 dành hai điều 58 và 59 quy định việc công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Báo cáo kiểm toán năm và báo cáo thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm

toán nhà nước sau khi trình Quốc hội được công bố công khai theo các hình thức họp báo, công bố trên Công báo và phương tiện thông tin đại chúng, đăng tải trên trang thông tin điện tử và các ấn phẩm của Kiểm toán nhà nước. Báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán sau khi phát hành được công bố công khai cùng với báo cáo tài chính.

Với quan niệm, thông tin thống kê là sản phẩm của hoạt động thống kê, bao gồm số liệu thống kê và bản phân tích các số liệu đó, Luật Thống kê 2003 quy định nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê là: "Công khai về phương pháp thống kê, công bố thông tin thống kê; bảo đảm quyền bình đẳng trong việc tiếp cận và sử dụng thông tin thống kê nhà nước đã được công bố công khai" (Điều 4).

Luật có quy định riêng về công bố và sử dụng thông tin thống kê. Thông tin thống kê do tổ chức thống kê nhà nước tiến hành phải được công bố công khai, đúng thời hạn, trừ những thông tin thống kê phải được giữ bí mật theo quy định của Luật; quy định thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan thống kê trung ương, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc công bố thông tin thống kê thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách (Điều 25) và khẳng định giá trị pháp lý của thông tin thống kê do người có thẩm quyền công bố (Điều 24).

Luật Đất đai 2003 quy định nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong đó nhấn mạnh yêu cầu về dân chủ, công khai (Khoản 7 Điều 21). Điều 28 quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan quản lý đất đai các cấp công bố công khai quy hoạch sử dụng đất sau khi được cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc xét duyệt. Nghị quyết số 57/2006/QH11 của kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XI về kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006- 2011 nhấn mạnh: "Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân trong việc tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất. Việc tiếp cận thông tin là điều kiện bảo đảm thực hiện giám sát của nhân dân".

Luật Bảo vệ môi trường 2005 liệt kê các thông tin, dữ liệu về môi trường phải được công khai: báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký, danh sách thông tin về các nguồn thải, các loại chất có nguy cơ gây tới sức khỏe con người và môi trường; khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức độ nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải; báo cáo hiện trường môi trường cấp tỉnh, báo cáo tác động môi trường của ngành, lĩnh vực và báo cáo môi trường quốc gia (Điều 104).

Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 quy định trách nhiệm công bố quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương tại trụ sở Ủy ban nhân dân và trong suốt thời gian của kỳ quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng có hiệu lực [43, Điều 20].

Luật Xây dựng 2003 quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp công bố rộng rãi quy hoạch chi tiết xây dựng trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý để tổ chức, cá nhân trong khu vực quy hoạch biết, kiểm tra và thực hiện. Người có trách nhiệm công bố quy hoạch xây dựng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc không thực hiện hoặc thực hiện chậm việc công bố quy hoạch gây thiệt hại về kinh tế khi phải giải phóng mặt bằng để đầu tư xây dựng công trình (Điều 32).

Luật Cư trú 2006 quy định trách nhiệm của cơ quan đăng ký, quản lý cư trú niêm yết công khai, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về cư trú (Điều 35).

Luật Công nghệ thông tin quy định nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước bao gồm:

Xây dựng và sử dụng cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ cho hoạt động của cơ quan nhà nước và hoạt động trao đổi, cung cấp thông tin giữa cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân; thiết lập trang thông tin điện tử; cung cấp, chia sẻ thông tin với cơ quan khác của Nhà nước [54, Điều 26].

Trang tin điện tử của cơ quan nhà nước phải bảo đảm cho tổ chức, cá nhân truy cập thuận tiện và phải có các thông tin chủ yếu như tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó và của từng đơn vị trực thuộc, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản pháp luật có liên quan; quy trình, thủ tục hành chính được thực hiện bởi các đơn vị trực thuộc, tên của người chịu trách nhiệm trong từng khâu thực hiện quy trình, thủ tục hành chính, thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính; thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách, chiến lược, quy hoạch chuyên ngành; thông tin về dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công; mục lấy ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân (Điều 28).

Theo tinh thần Luật Phòng, chống tham nhũng, công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị là một trong các biện pháp phòng ngừa tham nhũng. Luật quy định nguyên tắc, nội dung, hình thức công khai trong từng lĩnh vực: mua sắm công và xây dựng cơ bản; quản lý dự án đầu tư xây dựng; tài chính và ngân sách nhà nước; huy động và sử dụng các khoản đóng góp góp của nhân dân; quản lý, sử dụng các khoản hỗ trợ, viện trợ; quản lý doanh nghiệp nhà nước; cố phần hóa doanh nghiệp nhà nước…; công khai báo cáo hàng năm về phòng, chống tham nhũng.

Trách nhiệm chủ động cung cấp thông tin

Với mục đích bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, bên cạnh việc quy định quyền, Luật Báo chí và Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí còn quy định nghĩa vụ của cơ quan báo

chí và nhà báo. Báo chí có nhiệm vụ và quyền hạn thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân (Điều 6). Nhà báo có nghĩa vụ thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, góp phần thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân (Điều 15).

Luật Bình đẳng giới 2006 quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới. Chính phủ có trách nhiệm công bố chính thức các thông tin quốc gia về bình đẳng giới; quy định và chỉ đạo thực hiện tiêu chí phân loại giới tính trong số liệu thông tin thống kê nhà nước (Điều 25).

Trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền của các nhóm công dân

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 quy định trách nhiệm bảo đảm các quyền của trẻ em. Về trách nhiệm bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội, Luật quy định: "Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện, giúp đỡ trẻ em được tiếp cận thông tin phù hợp, được phát triển tư duy sáng tạo và bày tỏ nguyện vọng; có trách nhiệm lắng nghe và giải quyết nguyện vọng chính đáng của trẻ em" [44, Điều 32].

Đối với Việt Nam, quyền tiếp cận thông tin chưa được quy định để có cách hiểu thống nhất về mặt pháp lý. Từ các quy định của các luật chuyên ngành, quyền tiếp cận thông tin bao hàm các nội dung như tìm kiếm, thu thập, trao đổi thông tin. Tuy nhiên, nội dung này chưa được pháp điển hóa.

Pháp luật Việt Nam chủ yếu quy định các biện pháp bảo đảm việc công khai, minh bạch tổ chức và nhất là hoạt động của các cơ quan nhà nước; các quyết định của người có thẩm quyền (văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo, quy hoạch, kế hoạch); trách nhiệm cung cấp thông tin một cách chủ động từ phía cơ quan nhà nước; trách nhiệm bảo đảm thực hiện các quyền của cá nhân, trong đó có quyền được thông tin.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tiếp cận thông tin của công dân (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)