Theo nguyên tắc số 2 và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tiếp cận thông tin của công dân (Trang 76 - 78)

- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định: "Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo; văn bản quy phạm pháp

3.2.1. Theo nguyên tắc số 2 và

(Nguyên tắc 2: Nghĩa vụ công bố của các cơ quan công, Nguyên tắc 5:

Đảm bảo quá trình tiếp cận thông tin - cơ chế cung cấp thông tin nhanh, đủ, hiệu quả và có đánh giá giám sát độc lập) của Công ước quốc tế về dân sự và chính trị của Liên hợp quốc thì các cơ quan công có trách nhiệm chủ động cung cấp phổ biến thông tin chủ chốt và cung cấp thông tin cụ thể theo yêu cầu. Những loại thông tin chủ chốt cần cho công chúng biết bao gồm:

+ Thông tin về hoạt động, chức năng cơ cấu tổ chức, mục tiêu, ngân sách, thông tin kiểm toán, kết quả đạt được v.v...

+ Hướng dẫn thủ tục, quy trình và công chúng có thể áp dụng để sử dụng dịch vụ công do cơ quan cung cấp, hay để tham gia vào quá trình xây dựng chính sách hoặc đề xuất xây dựng luật pháp.

+ Các thông tin khác do cơ quan công nắm giữ.

+ Chủ thể yêu cầu thông tin có thể yêu cầu thông tin về bản thân họ từ các cơ quan đang nắm giữ thông tin cá nhân này.

+ Thông tin về quốc hội: Những thảo luận (phiên họp) về những chính sách của quốc hội và cả các vấn đề khác như ngân sách và thuế là quan tâm của công chúng, và thông tin này cần được công khai. Nhiều hình thức phổ biến thông tin quốc hội như người dân được trực tiếp tham gia nghe tường trình, nghe qua phương tiện thông tin đại chúng (phát trực tiếp hoặc gián tiếp), đại biểu quốc hội (Nghị sĩ) tiếp xúc cử tri v.v... [26].

Tuy nhiên, thông tin chỉ có thể đến tay người dân nếu như nó thể chế hóa quyền này chứ không phải việc tiếp cận thông tin một cách đơn thuần. Nếu tiếp cận thông tin là một quyền thì các điều kiện để người dân thực thi quyền đó là quan trọng nhất. Như vậy trách nhiệm của các cơ quan công quyền trong việc tổ chức và cung cấp thông tin phải được quy định rõ. Ngoại trừ những thông tin thuộc bí mật quốc gia, mọi loại thông tin khác đều phải cung cấp cho người dân khi người dân có yêu cầu. Các cơ quan đều phải có bộ phận làm nhiệm vụ cung cấp thông tin; có địa chỉ, có địa chỉ thư điện tử, có số điện thoại để người dân có thể hỏi và được trả lời. Xây dựng mô hình chính phủ điện tử cũng là một cách hết sức hiệu quả để cung cấp thông tin cho người dân. Ngoài ra, các bộ ngành cần có người phát ngôn của mình. Các quyết định đều không chỉ được thông báo mà còn được giải trình (đặc biệt là giải trình cho các cơ quan báo chí). Ngoài ra, cơ chế để người dân bảo vệ

quyền này của mình là rất quan trọng. Thủ tục để người dân kiện ra tòa án khi quyền này của mình bị xâm phạm phải được quy định rõ ràng và phải dễ thực hiện. Hệ thống cơ quan xét xử cũng phải được tăng cường năng lực để làm chỗ dựa cho người dân trong việc bảo vệ quyền tiếp cận thông tin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tiếp cận thông tin của công dân (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)