Mối quan hệ giữa tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Trang 32 - 34)

hoạt độngxét xử của Thẩm phán và Hội thẩm

Độc lập là biểu hiện của tuân theo pháp luật. Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập là một phần nội dung của nguyên tắc "Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật", Thẩm phán và Hội thẩm độc lập với nhau, độc lập với các yếu tố khác. Độc lập trong xét xử không những được quy định thành nguyên tắc của bộ luật tố tụng hình sự, được ghi nhận trong Hiến pháp, luật tổ chức Tòa án mà nó còn được thể hiện ở những điều luật quan trọng khác của luật tố tụng hình sự như các điều luật về nghị án, về giới hạn xét xử, về giám đốc thẩm. Nếu Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập, không chịu bất cứ sự tác động nào thì phán quyết của Hội đồng xét xử mới có tính khách quan, vô tư, quyết định của Hội đồng xét xử mới đảm bảo đúng pháp luật. Độc lập là điều kiện cần thiết để Thẩm phán và Hội thẩm tuân theo pháp luật. Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập chính là biểu hiện và bảo đảm của việc tuân theo pháp luật.

Tuân theo pháp luật là cơ sở để thể hiện tính độc lập trong xét xử. Tuân nghĩa là nghe theo và làm theo. Xét khía cạnh thuần túy của tính độc lập, để có thể tự mình đưa ra phán quyết, Thẩm phán và Hội thẩm phải có kiến thức pháp luật và phải chấp hành quy định của pháp luật. Kiến thức pháp luật như đã phân tích ở trên là những kiến thức về khoa học luật hình sự và

các kiến thức về luật chuyên ngành. Tuân theo pháp luật là làm theo những quy định của pháp luật (bao hàm cả pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự cũng như các luật chuyên ngành). Khi nắm chắc kiến thức pháp luật, Thẩm phán và Hội thẩm có điều kiện để thể hiện sự độc lập trong phán quyết của mình. Xét ở một khía cạnh khác thì tuân theo pháp luật đã loại trừ các tác động khác đến hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm, bởi vậy mà Thẩm phán và Hội thẩm mới có được sự độc lập.

Độc lập trong thống nhất với việc chỉ tuân theo pháp luật. Như đã phân tích ở trên, độc lập không có nghĩa là thoát ly khỏi những quy định của pháp luật và tuân theo pháp luật, mà không có sự độc lập thì chỉ là sự tuân theo một cách hình thức không có hiệu quả. Độc lập nhưng phải trên cơ sở những quy định của pháp luật. Mọi kết luận của bản án, quyết định của Hội đồng xét xử phải phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án. Bản án phải xác định đúng người phạm tội, đúng hành vi phạm tội, đúng những thiệt hại do tội phạm gây ra. Mỗi nhận định của bản án đều phải dựa trên những chứng cứ và tình tiết xác thực đã được thẩm tra tại phiên tòa có lập luận chặt chẽ, không kết luận dựa trên ý chí chủ quan, cảm tính cá nhân của mỗi thành viên Hội đồng xét xử. Yếu tố độc lập và tuân theo pháp luật không thể tách rời nhau. Độc lập nhưng phải tuân theo pháp luật và tuân theo pháp luật nhưng phải đảm bảo sự độc lập, tránh tình trạng áp đặt, a dua. Có ý kiến cho rằng, chỉ cần quy định khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm chỉ tuân theo pháp luật vì nếu chỉ cần các thành viên của Hội đồng xét xử tuân theo pháp luật thì sẽ có được kết luận chính xác. Chúng ta biết rằng, pháp luật là những quy tắc xử sự song pháp luật không thể chính xác như một phép tính toán học. Trong các chế tài của quy phạm pháp luật hình sự, ngoại trừ hình phạt tử hình, các loại phạt tù có thời hạn, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tiền bao giờ cũng có một khoảng nhất định, không có một mức cụ thể. Khả năng nhận thức và các điều kiện nhận thức của các thành viên Hội đồng xét xử khác nhau. Nếu các thành viên

của Hội đồng xét xử không có được sự độc lập dễ dẫn đến việc xét xử theo sự sắp đặt của Thẩm phán, sự lệ thuộc, ỷ lại của Hội thẩm, sự tác động của các yếu tố khác ngoài Hội đồng xét xử và sẽ dẫn đến quyết định của bản án không chính xác và thiếu tính khách quan, hoặc xét xử quá nặng, hoặc xét xử quá nhẹ.

Độc lập mà không theo pháp luật thì độc lập trong xét xử sẽ không còn ý nghĩa vì sự xét xử tùy tiện, độc đoán, không tránh khỏi sự chủ quan, cảm tính khi đánh giá vấn đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)