Khái niệm, hình thức thực hiện pháp luật phòng, chống gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về phòng chống gian lận thương mại, qua thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 39 - 44)

bản của nhiều ngàng luật khác nhau. Khung pháp lý trong công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại còn thiếu, một số văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành đã lạc hậu hoặc thậm chí tạo ra kẽ hở để cho đối tƣợng vi phạm lợi dụng, một số quy định sắp hết hiệu lực, mặc dù những quy định đó đang phát huy tác dụng.

Phƣơng thức thủ đoạn hoạt động của đối tƣợng làm ăn phi pháp ngày càng tinh vi; mặc dù Chính phủ đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách, nhiều biện pháp hạn chế buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả và gian lận thƣơng mại nhƣng nhiều đối tƣợng vẫn không từ bất cứ thủ đoạn nào, kể cả chống đối quyết liệt khi bị bắt giữ hàng hóa. Tình hình buôn lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại trên các tuyến, địa bàn trọng điểm vẫn còn diễn biến phức tạp; nhiều phƣơng thức, thủ đoạn buôn lậu đã tồn tại nhiều năm, nhƣng chƣa có giải pháp ngăn chặn đấu tranh, xử lý hiệu quả (nhƣ gian lận qua khâu hải quan, lợi dụng chính sách cƣ dân biên giới, quản lý hóa đơn, chứng từ...)[19]. Phòng, chống gian lận thƣơng mại là nhiệm vụ đang đƣợc các quốc gia trên thế giới quan tâm thực hiện.

1.4. Khái niệm, hình thức thực hiện pháp luật phòng, chống gian lận thƣơng mại mại

- Khái niệm thực hiện pháp luật phòng, chống gian lận thƣơng mại

Thực hiện pháp luật về phòng, chống gian lận thƣơng mại là một loại cụ thể của thực hiện pháp luật nói chung, thông qua các hành vi của cá nhân, tổ chức bằng hành động hoặc không hành động nhằm đƣa các quy định pháp luật về phòng, chống gian lận thƣơng mại vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật có liên quan.

Thực hiện pháp luật PCGLTM là giai đoạn không thể thiếu trong cơ chế điều chỉnh pháp luật. THPL PCHLTM đem lại những lợi ích kép cho cá nhân và cộng đồng, xã hội, vừa bảo vệ quyền, lợi ích cá nhân, tổ chức, vừa bảo vệ lợi ích

chung của toàn xã hội, vừa phát hiện những hạn chế, bất cập của pháp luật về phòng, chống gian lận thƣơng mại để từ đó đƣa ra những giải pháp hữu hiệu và đƣa pháp luật vào cuộc sống.

Từ lý thuyết chung về thực hiện pháp luật và pháp luật PCGLTM, có thể nêu khái niệm thực hiện pháp luật phòng, chống gian lận thƣơng mại nhƣ sau:

Thực hiện pháp luật về phòng, chống gian lận thương mại là quá trình hoạt động có mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức và cá nhân làm cho các quy định của pháp luật về phòng, chống gian lận thương mại được thực hiện trong thực tế cuộc sống nhằm mục đích phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh, có hiệu quả đối với mọi hành vị gian lận thương mại.

- Hình thức thực hiện pháp luật phòng, chống gian lận thương mại

Từ lý thuyết của luật học, THPL là: quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật [17]. Hành vi thực tế hợp pháp rất đa dạng và phong phú, đƣợc thực hiện trên cơ sở nhận thức sâu sắc của các chủ thể đối với pháp luật, hoặc thực hiện do ảnh hƣởng của những ngƣời xung quanh, có thể là hành vi nảy sinh trên cơ sở cƣỡng chế của nhà nƣớc....

Căn cứ vào tính chất của các loại quy phạm pháp luật, có thể phân định các hình thức thực hiện pháp luật phòng, chống gian lận thƣơng mại nhƣ sau:

Tuân thủ pháp luật về phòng chống gian lận thƣơng mại là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó chủ thể pháp luật tự kiềm chế không thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm. Trong lĩnh vực phòng, chống gian lận thƣơng mại hình thức này đƣợc sử dụng khá phổ biến, đó là quy định các hành vi chủ thể không đƣợc thực hiện.

Những hành vi bị pháp luật cấm là những hành vi gây nguy hiểm ở mức độ nhất định cho xã hội. Chẳng hạn, theo quy định tại Điều 10 Luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng năm 2010 quy định 8 hành vi bị cấm, bao gồm:

- Lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho ngƣời tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác; tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quấy rối ngƣời tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của ngƣời tiêu dùng từ 02 lần trở lên hoặc có hành vi khác gây cản trở ngƣời tiêu dùng;

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chỉ đảm bảo chất lƣợng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của ngƣời tiêu dùng; ngƣời tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lợi dụng việc bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng để xâm phạm lợi ích của Nhà nƣớc, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác....

Theo Nghị định số 185/2004/NĐ-CP, ngày 4/11/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, các hành vi sau đây là hành vi bị cấm: tẩy xoá, sửa chữa chứng từ kế toán, giả mạo, khai man chứng từ kế toán, huỷ bỏ hoặc cố ý làm hƣ hỏng chứng từ kế toán; cố ý lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.

Thi hành pháp luật (chấp hành pháp luật) về phòng chống gian lận thƣơng mại là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó chủ thể thực hiện nghĩa vụ bằng hành động tích cực nhất.

Hình thức THPL này liên quan đến việc các chủ thể pháp luật phải làm các nghĩa vụ pháp lý của mình. Nếu nhƣ ở hình thức tuân thủ pháp luật thì chủ thể kiềm chế không thực hiện điều mà pháp luật cấm thì ở hình thức này, chủ thể phải có hành động tích cực.

Chẳng hạn, theo quy định tại Điều 7 Luật quản lý thuế năm 2006 quy định nghĩa vụ của ngƣời nộp thuế nhƣ sau: đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật; khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế; nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.; chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; ghi chép chính xác, trung thực; cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản mở tại ngân hàng thƣơng mại, tổ chức tín dụng khác; chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trƣờng hợp ngƣời đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt ngƣời nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định.

Sử dụng pháp luật trong lĩnh vực phòng chống gian lận thƣơng mại là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện các quyền của mình theo quy định của pháp luật.

Đối với cá nhân, kể cả cá nhân có hành vi gian lận thƣơng mại cũng có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi hành chính của cơ quan có thẩm quyền.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Hải quan năm 2001 quy định ngƣời khai hải quan có quyền: đƣợc cơ quan hải quan cung cấp thông tin liên quan đến việc khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và hƣớng dẫn làm thủ tục hải quan;xem trƣớc hàng hóa, lấy mẫu hàng hóa dƣới sự giám sát của công chức hải quan trƣớc khi khai hải quan để bảo đảm việc khai hải quan đƣợc chính xác; đề nghị cơ quan hải quan kiểm tra lại thực tế hàng hóa đã kiểm tra, nếu không đồng

thông quan; khiếu nại, tố cáo việc làm trái pháp luật của cơ quan hải quan, công chức hải quan; yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại phát sinh do cơ quan hải quan, công chức hải quan gây ra theo quy định của pháp luật.

Áp dụng pháp luật về phòng chống gian lận thƣơng mại là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nƣớc thông qua các cơ quan nhà nƣớc hoặc các cán bộ, công chức có thẩm quyền căn cứ vào các quy định pháp luật vào việc giải quyết những trƣờng hợp cụ thể nhằm phòng ngừa, xử lý các hành vi gian lận thƣơng mại.

Bằng các quyết định áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền sẽ làm phát sinh, chấm dứt hay thay đổi những quan hệ pháp luật cụ thể.

Ví dụ: Theo Điều 7 của Nghị định số 97/2010/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp ngày 21 tháng 09 năm 2010 về xử phạt quy định về đại diện sở hữu công nghiệp, chủ thể sẽ bị áp dụng chế tài phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi: giả mạo giấy tờ, tài liệu hoặc cung cấp thông tin không trung thực cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong quá trình đăng ký kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp, yêu cầu cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, yêu cầu ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. Hoặc điều 41 Nghị định 12/2006/NĐ-CP, ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thƣơng mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nƣớc ngoài có quy định thƣơng nhân vi phạm các quy định tại Nghị định này, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

- Mối quan hệ giữa các hình thức thực hiện pháp luật về PCGLTM:

Tuy phân định thành bốn hình thức nêu trên, song chúng không tồn tại biệt lập mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ trong thực tiễn [11]. Thực hiện pháp luật về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về phòng chống gian lận thương mại, qua thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)