tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Mỗi loại chủ thể có hình thức thực hiện pháp luật khác nhau: đối với cá nhân và tổ chức không có thẩm quyền thì thực hiện pháp luật phòng, chống gian lận thƣơng mại dƣới các hình thức tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật; đối với nhà nƣớc và những ngƣời có chức vụ, quyền hạn thì còn thực hiện pháp luật phòng, chống gian lận thƣơng mại dƣới hình thức áp dụng pháp luật.
Khi áp dụng pháp luật, chẳng hạn công chức quản lý thị trƣờng phải liên quan đến các hình thức THPL: tuân thủ, chấp hành và sử dụng pháp luật. Trong thực tế, các hình thức thực hiện pháp luật phòng, chống gian lận thƣơng mại không tách rời, biệt lập mà luôn có sự đan xen, gắn bó chặt chẽ với nhau nên các chủ thể thông thƣờng phải thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống gian lận thƣơng mại dƣới các hình thức khác nhau.
1.5. Những đặc điểm cơ bản của thực hiện pháp luật về phòng, chống gian lận thƣơng mại lận thƣơng mại
Thực hiện pháp luật về phòng, chống gian lận thƣơng mại ngoài những đặc điểm chung nhƣ ở các dạng THPL khác còn có những đặc điểm riêng:
Thứ nhất, về chủ thể THPL PCGLTM rất đa dạng, bao gồm các cá nhân,
tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về PCGLTM, hoặc chƣa có hành vi vi phạm song do yêu cầu phòng ngừa, ngăn chặn nên cũng có thể bị áp dụng một số biện pháp nhƣ kiểm tra, xuất trình giấy tờ, v.v.; các cán bộ, công chức, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền áp dụng các biện pháp phòng, chống GLTM.
Thực hiện pháp luật do nhiều chủ thể khác nhau tiến hành theo nhiều cách thức khác nhau. Thực hiện pháp luật là hành vi xử sự của con ngƣời đƣợc tiến hành phù hợp với yêu cầu của các quy phạm pháp luật, pháp luật đƣợc nhà nƣớc
ban hành mang tính bắt buộc chung, sự thực hiện pháp luật của các chủ thể không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào.
Thứ hai, đặc điểm về căn cứ pháp lý để THPL về PCGLTM rất đa dạng về
các loại văn bản pháp luật, nằm rải rác ở rất nhiều văn bản pháp luật trong đó có nhiều văn bản dƣới luật.
Điều này cũng gây nên những khó khăn trong việc THPL, nhất là áp dụng pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền: hải quan, quản lý thị trƣờng, cơ quan thuế, y tế, v.v.
Thứ ba, tính chất phức tạp của hành vi gian lận thƣơng mại diễn ra trong
rất nhiều lĩnh vực và dƣới nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi. Thực hiện pháp luật phòng, chống gian lận thƣơng mại rất đa dạng và phong phú bởi lẽ gian lận thƣơng mại đang từng ngày, từng giờ tác động tiêu cực đến nền kinh tế, đến chính trị, đến sức khoẻ của con ngƣời.
Trên địa bàn thành phố Hải Phòng chẳng hạn, tình hình buôn bán, chế biến, kinh doanh, vận chuyển than, quặng trái phép vẫn diễn biến phức tạp, các đối tƣợng tổ chức mua bán than, quặng trôi nổi không giấy tờ hợp pháp, không có nguồn gốc, sang mạn tàu vận chuyển từ Hải Phòng đến các cửa khẩu Quảng Ninh, sau đó xuất lậu sang Trung Quốc. Hành vi GLTM, trốn thuế tại các công ty liên doanh rất tinh vi, các doanh nghiệp này đã đóng thêm hàng và chủng loại ngoài khai báo vào các container nhập khẩu vào Việt Nam sau đó xuất bán lƣợng để ngoài đó cho các doanh nghiệp, tƣ nhân trên địa bàn TP. Hải Phòng và các tỉnh lân cận. Hoạt động phòng ngừa của các cơ quan chức năng cũng rất phức tạp, diễn ra trên nhiều địa bàn, lĩnh vực khác nhau thông qua nhiều biện pháp nhƣ kiểm tra, giám sát, áp dụng các biện pháp kỹ thuật khác về tài chính, kế toán, về kỹ thuật, giám định hàng hóa, v.v.
Đặc điểm nữa là về cơ chế phối kết hợp của các cơ quan nhà nƣớc trong PCGLTM. Pháp luật quy định cho nhiều cơ quan khác nhau dẫn đến sự chồng
chéo và không xác định rõ ràng trách nhiệm. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả thấp trong đấu tranh PCGLTM hiện nay.
Trách nhiệm phòng, chống gian lận thƣơng mại là trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan và toàn xã hội. Do đó, chủ thể của thực hiện pháp luật về phòng, chống gian lận thƣơng mại bao gồm các cá nhân (công dân Việt Nam, ngƣời nƣớc ngoài, ngƣời không có quốc tịch), các tổ chức kinh tế (doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, doanh nghiệp nhà nƣớc, công ty trách nhiệm hữu hạn, ...), các cơ quan nhà nƣớc (Quốc hội, Chính phủ, Bộ, các cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp, Sở công thƣơng, Chi cục Hải quan...), các đơn vị vũ trang (Bộ đội Biên phòng, Công an), các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, các hội nghề nghiệp (Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội bảo vệ ngƣời tiêu dùng, Hội chống hàng giả...), các tổ chức nƣớc ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
- Về nội dung thực hiện pháp luật về phòng, chống gian lận thƣơng mại: Pháp luật về phòng, chống gian lận thƣơng mại quy định các biện pháp phòng ngừa và xử lý gian lận thƣơng mại.
Để thực hiện pháp luật phòng ngừa và xử lý gian lận thƣơng mại, nhà nƣớc đã ban hành rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội và ngăn chặn các hành vi gian lận thƣơng mại. Thật sự khó có thể nêu hết các quy định của pháp luật có liên quan đến phòng ngừa và xử lý gian lận thƣơng mại bởi các quy định đó nằm rải rác ở các văn bản Luật khác nhau nhƣ Bộ luật Dân sự, Luật Thƣơng mại, Luật Cạnh tranh, Luật Hải quan, Luật Bảo vệ ngƣời tiêu dùng, Luật an toàn thực phẩm, Luật chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá, ....
Hoạt động phòng ngừa GLTM cũng thuộc phạm trù THPL PCGLTM
Pháp luật phòng, chống gian lận thƣơng mại quy định các biện pháp phòng ngừa gian lận thƣơng mại bao gồm: tƣ vấn, hƣớng dẫn, giáo dục, phổ biến
pháp luật về phòng, chống gian lận thƣơng mại; thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng định kỳ theo kế hoạch và đột xuất thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng khi nghi ngờ có dấu hiệu vi phạm.
Các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền có trách nhiệm giáo dục, phổ biến pháp luật về phòng, chống gian lận thƣơng mại cho toàn xã hội, đồng thời tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng theo hai hình thức là thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng (theo chƣơng trình, kế hoạch, theo chuyên đề nhƣ về mũ bảo hiểm, về kinh doanh vàng bạc, về kinh doanh xăng dầu...) và thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm.
Các cá nhân, tổ chức xã hội cũng có quyền và trách nhiệm tham gia PCGLTM. Bên cạnh các cơ quan chức năng thì không thể thiếu vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Pháp luật về phòng, chống gian lận thƣơng mại quy định công dân có quyền phát hiện, tố cáo các hành vi gian lận thƣơng mại. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền tố cáo và giải quyết tố cáo theo thẩm quyền.
Về phòng ngừa GLTM, pháp luật cũng quy định trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của mặt trận có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền giáo dục, phổ biến pháp luật về phòng, chống gian lận thƣơng mại, kiến nghị các biện pháp nhằm phát hiện và phòng ngừa gian lận thƣơng mại, giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống gian lận thƣơng mại.
Hội đồng phối hợp phổ biến,giáo dục pháp luật các cấp có trách nhiệm đƣa nội dung pháp luật PCGLTM vào chƣơng trình phổ biến, giáo dục pháp luật cho các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp. Các cơ quan báo chí, truyền thanh, truyền hình có trách nhiệm phản ánh, hƣớng dẫn dƣ luận xã hội trong đấu tranh phòng, chống gian lận thƣơng mại; hợp tác với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống gian lận thƣơng mại; lên án các hành vi gian lận thƣơng mại; biểu dƣơng tinh thần và những việc làm tích cực trong phòng,
chống gian lận thƣơng mại; tham gia giáo dục, phổ biến pháp luật về phòng, chống gian lận thƣơng mại. Nhà nƣớc khuyến khích các doanh nghiệp không ngừng cải tiến, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ; đẩy mạnh xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu hàng hoá để tạo lòng tin ngày càng vững chắc của ngƣời tiêu dùng. Những khẩu hiệu nhƣ Ngƣời Việt nam ƣu tiên dùng hàng Việt nam, hay Hãy là ngƣời tiêu dùng thông thái, v.v. cũng góp phần tạo lập ý thức tích cực của ngƣời dân, ngƣời tiêu dùng, góp phần hạn chế GLTM.
- Thực hiện các quy định pháp luật về xử lý hành vi gian lận thương mại
Đồng thời với các hoạt động về phòng ngừa gian lận thƣơng mại, pháp luật còn quy định về xử lý gian lận thƣơng mại. Đây là biện pháp chế tài của nhà nƣớc đối với ngƣời, tổ chức có hành vi gian lận thƣơng mại. Ý nghĩa của việc xử lý gian lận thƣơng mại rất to lớn, không chỉ nhằm mục đích trừng trị ngƣời, tổ chức có hành vi gian lận thƣơng mại mà còn có mục đích răn đe, giáo dục đối với toàn xã hội. Bộ luật Hình sự năm 2009 quy định một hệ thống biện pháp chế tài hình sự (phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù, v.v.) áp dụng cho các cá nhân có hành vi vi phạm quyền lợi ngƣời tiêu dùng, tập trung chủ yếu vào một số hành vi phạm tội nhƣ sau: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lƣơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158); Tội lừa dối khách hàng (Điều 162); Tội làm tem giả, vé giả; tội buôn bán tem giả, vé giả (Điều 164); Tội quảng cáo gian dối về hàng hoá, dịch vụ (Điều 168). Áp dụng pháp luật về PCGLTM của các cơ quan cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế chẳng hạn, cũng rất phức tạp để có thể phát hiện và xử lý các các nhân, tổ chức có hành vi GLTM.