Quyền con người trong Hiến pháp Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền con người và chủ quyền quốc gia trong luật quốc tế (Trang 26 - 29)

1.4. Quyền con ngƣời trong pháp luật một số quốc gia

1.4.2. Quyền con người trong Hiến pháp Trung Quốc

Hiến pháp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Quốc (được thông qua ngày 04/02/1982, có hiệu lực từ 04/12/1982) cũng đã quy định tương đối đầy đủ các vấn đề liên quan đến quyền con người theo luật pháp quốc tế [47].

Các quyền con người trong lĩnh vực dân sự chính trị được quy định rõ trong phần nguyên tắc chung của chương 1 và phần chương 2 vấn đề quyền con người trong lĩnh vực chính trị được thể hiện một cách rõ ràng. Điều này nằm trong vấn đề quy định về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Theo đó, trong mọi hoàn cảnh công dân đều được bình đẳng trước pháp luật, họ có quyền bầu cử, ứng cử mà không bị lệ thuộc vào tôn giáo, dân tộc. Các quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo nào của họ được pháp luật bảo vệ. Theo đó, đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp đều chịu trách nhiệm trước nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân (Điều 3); Các Điều từ 33 đến 36 cũng quy định rõ vấn đề này. Đó là, mọi công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đều bình đẳng trước pháp luật; Công dân nước Cộng hoà nhân dân

Trung Hoa đủ 18 tuổi không phân biệt dân tộc, chủng tộc, giới tính, nghề nghiệp, thành phần gia đình, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ giáo dục, tình hình tài chính, giới hạn cư trú đều có quyền bầu cử và ứng cử; Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có quyền tự do ngôn luận, xuất bản, lập hội, tham gia tổ chức đoàn thể, đi lại, biểu tình; Công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân không được cưỡng chế công dân đi theo tôn giáo hoặc từ bỏ tôn giáo, không được phân biệt, kỳ thị người có tôn giáo và người không tôn giáo.

Hiến pháp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa cũng tôn trọng và bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp, theo đó mọi công dân không bị vô cớ bắt giam bất hợp pháp và quyền tự do thân thể, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của họ được Nhà nước bảo đảm; Quyền tự do thân thể của công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là bất khả xâm phạm; Nơi ở của công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa không bị xâm phạm. Nghiêm cấm các hành vi khám xét hoặc đột nhập một cách bất hợp pháp nơi ở của công dân.

Bên cạnh đó công dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa cũng được bảo đảm các vấn đề về bí mật thư tín, điện tín (Điều 40). Công dân cũng có quyền tối cao trong giám sát đối với Nhà nước, đó là quyền khiếu nại, tố cáo hoặc tố giác đối với bất kỳ hành vi không làm tròn trách nhiệm, trái pháp luật của cơ quan nhà nước.

Quyền con người, quyền công dân của người dân Trung Hoa được pháp luật bảo vệ. Mọi người đều có quyền bình đẳng không kể dân tộc, địa vị kinh tế, chính trị. Nhà nước bảo đảm phát triển kinh tế, xã hôi văn hóa cho tất cả các dân tộc. Hiến pháp Trung Hoa (Điều 4) bảo đảm cho các dân tộc đang sinh sống trên đất nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa hoàn toàn bình đẳng. Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các dân tộc thiểu số, bảo vệ và phát triển sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị và áp bức dân tộc thiểu số, nghiêm cấm hành vi phá hoại sự đoàn kết, gây chia rẽ các dân tộc… Các dân tộc đều có quyền tự do sử dụng và phát triển tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, có quyền tự do giữ gìn hoặc thay đổi phong tục tập quán của mình.

Bên cạnh đó các quyền về tài sản của công dân cũng được pháp luật bảo vệ. Tại Điều 13 thể hiện rõ việc Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu nhà cửa và các tài sản được hình thành từ nguồn thu nhập và tích lũy hợp pháp của công dân.

Thứ hai, các quyền con người về văn hóa, giáo dục, môi trường, y tế... cũng

được quy định khá rõ tại Điều 19 của bản Hiến pháp này. Theo đó Nhà nước khuyến khích phát triển sự nghiệp giáo dục quốc dân, với mong muốn mọi người dân đều được tiếp xúc với nền giáo dục quốc gia. Nhà nước phát triển sự nghiệp giáo dục xã hội chủ nghĩa, nâng cao trình độ văn hoá, khoa học toàn dân. Nhà nước thành lập các trường học, phổ cập giáo dục cấp tiểu học, phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở, giáo dục dạy nghề và giáo dục phổ thông trung học, đồng thời phát triển giáo dục mầm non. Nhà nước thực hiện phát triển các loại hình giáo dục, xoá mù chữ, tiến hành giáo dục chính trị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ đối với công nhân, nông dân, công nhân viên chức nhà nước, và người lao động khác, khuyến khích nhân tài tự học. Nhà nước khuyến khích tổ chức kinh tế tập thể, tổ chức đơn vị sự nghiệp nhà nước và các lực lượng xã hội khác xây dựng các loại hình giáo dục đào tạo theo quy định của pháp luật. Nhà nước đay mạnh sử dụng phổ biến tiếng phổ thông trong phạm vi cả nước.

Hiến pháp Trung Hoa cũng quy định ưu tiên phát triển khoa học nhằm phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Các vấn đề liên quan đến chăm sóc vệ sinh, y tế và giáo dục thể chất, văn hóa cho công dân cũng được bản hiến pháp này đề cập cụ thể. Theo đó, Nhà nước phát triển khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, phổ cập tri thức khoa học và kỹ thuật, khuyến khích các thành quả nghiên cứu khoa học và sáng tạo phát minh kỹ thuật. Nhà nước cũng quan tâm phát triển sự nghiệp vệ sinh y tế, phát triển ngành y tế hiện đại và y học truyền thống, khuyến khích và ủng hộ các tổ chức kinh tế tập thể nông thôn, đơn vị kinh tế, sự nghiệp nhà nước và các tổ chức dân phố (xã, phường) xây dựng cơ sở vệ sinh, y tế, triển khai hoạt động vệ sinh mang tính quần chúng, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Nhà nước phát triển sự nghiệp giáo dục thể chất, triển khai hoạt động thể chất quần chúng, tăng cường thể chất người dân. Nhà nước phát triển sự nghiệp văn học nghệ thuật, phát thanh truyền

hình, xuất bản, phát hành, bảo tàng văn hoá, thư viện và các sự nghiệp văn hoá khác phục vụ quần chúng nhân dân, phục vụ chủ nghĩa xã hội, triển khai hoạt động văn hoá mang tính quần chúng.

Ở Trung Hoa quyền con người trong lĩnh vực môi trường, cuộc sống trong lành cũng được đề cập trong Hiến pháp. Các vấn đề liên quan đến đời sống, môi trường sinh thái, Nhà nước bảo vệ và cải thiện cuộc sống và môi trường sống, phòng chống ô nhiễm và các hoạt động công ích khác. Nhà nước tổ chức và động viên việc trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng (Điều 26)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền con người và chủ quyền quốc gia trong luật quốc tế (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)