1.1 .Cơ sở lý luận của phổ biến,giáo dục pháp luật an toàn giao thông
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn giao thông.
Trong bất cứ một giai đoạn phát triển nào của một Quốc gia, dân tộc hay một vùng lãnh thổ nhất định. Vấn đề phổ biến, giáo dục nâng cao dân trí nói chung và dân trí pháp luật cũng như pháp luật về Trật tự an toàn giao thông nói riêng luôn là vấn đề cần thiết quan trọng. Nó luôn được quan tâm và xác định là một trong những vấn đề
hàng đầu của một Quốc gia. Bởi một dân tộc mạnh và phát triển bền vững thì nhất thiết người dân trong xã hội đó cũng phải giỏi giang và tiến bộ.
Đối với nước ta, ngay từ khi mới giành được độc lập. Chủ tịch Hồ chí Minh đã đặt vấn đề giáo dục nâng cao dân trí lên hàng đầu. Bởi “ một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng quan tâm đến vấn đề pháp lý bằng việc cho ra đời bản Hiến Pháp 1946- Hiến pháp đầu tiên của nước ta, đưa nhân dân ta làm quen với pháp luật.
Ngày nay, khi đất nước đã có bước chuyển mình đáng kể nhờ nổ lực của Đảng nhà nước và toàn dân. Nhất là khi chúng ta đang xây dựng nhà nước Pháp Quyền XHCN để đáp ứng được nhu cầu phát triển của thời đại. Vì vậy, vấn đề Phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về trật tự an toàn giao thông nói riêng ở nước ta lại càng quan trọng và cần thiết.
Như đã nói trên, chúng ta đang tập trung cho công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, và để đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế mở, toàn cầu hóa hiện nay thì yêu cầu về văn hóa pháp lý càng cao và một trong những yêu cầu đó là xây dựng nếp sống văn hóa giao thông. Chúng ta không thể che dấu rằng văn hóa giao thông của nước ta so với các nước trên thế giới còn quá xa vời và thiếu văn minh trong hành vi tham gia giao thông. Chính vì vậy, do tính “nóng” của giao thông Việt Nam nên công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông ngày càng có vai trò vô cùng quan trọng.
Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề giao thông , Đảng – Nhà nước đã không ngừng xây dựng hoàn thiện pháp luật về trật tự giao thông (đường bộ) và chủ trọng đến công tác phổ biến, giáo dục luật Trật tự an toàn giao thông.
Có thể khải quát sự phát triển của pháp luật về giao thông đường bộ như sau: Trước khi luật Giao thông đường bộ năm 2001- luật giao thông đường bộ đầu tiên nước ta ra đời, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ tuy còn
đơn giản nhưng cũng đã có đóng góp vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi tham gia giao thông, cụ thể như:
- Về bảo đảm an toàn giao thông có Chỉ thị số 317/TTg ngày 26/05/1995 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị, Nghị định số 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ về bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.
- Về kết cấu hạ tầng giao thông có Pháp lệnh Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, Nghị định số 172/1999/NĐ-CP ngày 07/12/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường bộ
- Về xử phạt vi phạm hành chính có Nghị định số 49/CP ngày 26/7/1995 quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.
- Về hệ thống hóa, pháp điển hóa các quy định pháp luật về giao thông đường bộ: Cùng với sự phát triển của đất nước, sự đa dạng của các hoạt động trong lĩnh vực giao thông đường bộ và trước yêu cầu cấp thiết của công tác tổ chức quản lý hoạt động giao thông đường bộ nhằm bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, ngày 29/6/2001 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật Giao thông đường bộ. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2002. Đây là Luật đầu tiên về lĩnh vực giao thông đường bộ, được đúc kết sau một quá trình thực hiện các Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định, Thông tư liên quan. Luật được xây dựng bảo đảm mục tiêu tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, đề cao ý thức trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thể hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là xây dựng và tổ chức quản lý hoạt động giao thông đường bộ thông suốt, an toàn, thuận lợi, từng bước phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Luật Giao thông đường bộ năm 2001 có tính xã hội sâu rộng, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và phát triển của đất nước. Vì
vậy, ngay sau khi Luật có hiệu lực, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và và các Bộ, ngành có liên quan đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thực hiện. Chỉ tính trong 6 năm (từ năm 2001 đến năm 2007) để triển khai thực hiện Luật đã có tới 190 văn bản được ban hành, trong đó Chính phủ ban hành 14 Nghị định và 02 Nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ ban hành 09 Quyết định và 05 Chỉ thị; Bộ Giao thông vận tải ban hành 93 Quyết định, 11 Thông tư và 09 Chỉ thị; Bộ Công an ban hành 10 Quyết định, 13 Thông tư, 02 Chỉ thị; Bộ Tài chính ban hành 02 Quyết định và 11 Thông tư; Bộ Y tế ban hành 01 Quyết định và các Bộ ban hành 08 Thông tư liên tịch; Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện Luật ở địa phương. Số lượng văn bản được ban hành thể hiện tầm quan trọng của hoạt động giao thông đường bộ, đồng thời cũng thể hiện việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và chính quyền địa phương đã có nhiều cố gắng nhằm sớm đưa Luật Giao thông đường bộ đi vào cuộc sống. Nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục và thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực giao thông đường bộ cơ bản phù hợp với quy định của pháp luật. Việc ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn đã tạo cơ sở pháp lý cho công tác xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông đường bộ, tạo hành lang pháp lý để quản lý, thúc đẩy sự phát triển của ngành góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm quốc phòng - an ninh của đất nước.
Sau khi Luật Giao thông đường bộ năm 2001 có hiệu lực thi hành và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật được các cơ quan có thẩm quyền ban hành, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ được đẩy mạnh; hệ thống giao thông đường bộ được phát triển rộng khắp trong phạm vi cả nước; công tác quản lý, bảo trì đường bộ được tăng cường hơn trước; công tác quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép cho người điều khiển phương tiện được triển khai và có nhiều chuyển biến tiến bộ so với trước; doanh nghiệp kinh doanh vận tải phát triển mạnh đáp ứng
ngày càng tốt hơn nhu cầu vận chuyển hàng hóa và nhu cầu đi lại của nhân dân; công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ được đẩy mạnh. Công tác quản lý về trật tự an toàn giao thông với nhiều giải pháp vừa cấp bách vừa cơ bản lâu dài đã được triển khai thực hiện góp phần hạn chế sự gia tăng tai nạn giao thông.
Song song với những kết quả đạt được từ khi luật 2001 có hiệu lực thì bản thân luật 2001 vẫn bộc lộ những hạn chế. Chính vì vậy luật giao thông đường bộ 2008 đã được ban hành với nhiều điểm mới, tiến bộ và phù hợp với sự phát triểu của đất nước. Bên cạnh đó còn có nhiều chỉ thị hướng dẫn thi hành luật 2008 và đưa luật mới vào nhân dân. Chỉ thị 07/2008/CT-BGTVT về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông vận tải giai đoạn 2008_ 2012 do Bộ trưởng bộ giao thông vận tải ban hành.
Trước đó chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2007/ND_CP ngày 07/12/2007 của chính phủ về tiếp tục thực hiện chỉ thị 32_ CT/TU ngày 09/12/2003 của Ban bí thư trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông từ năm 2008 _ 2012, ban hành kèm theo quyết định số 37/2008/ QĐ _ TTG NGÀY 12/03/2008 của Thủ tướng chính phủ.
Tất cả sự cố gắng của Đảng _nhà nước và các ban ngành nhất là Bộ giao thông vận tải là nhằm đưa giao thông nước ta đi vào ổn định, xây dựng thành công nếp sống văn hóa giao thông và năm nay _ năm 2012 là năm trọng điểm cho công tác an toàn giao thông, mọi hoạt động của đất nước đều hướng về năm an toàn giao thông _2012. Đây là cơ sơ để chúng ta đẩy mạnh hiệu quả của công tác phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên phạm vi cả nước nói chung và ở từng địa phương như Quảng Bình nói riêng.
1.2.2. Phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn giao thông là yêu cầu cấp bách hiện nay nay
Từ khi luật giao thông đầu tiên 2001 được ban hành và các văn bản hướng dẫn thực hiện đến luật giao thông đường bộ 2008 đi vào đời sống người dân, thì công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ luôn được quan tâm triển khai thực hiện thường xuyên, trên diện rộng với nhiều hình thức phong phú và đã đạt được một số kết quả nhất định, bước đầu hình thành được ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng vừa cấp bách vừa mang tính cơ bản lâu dài nhằm hình thành nếp sống văn minh, ý thức chấp hành pháp luật, tạo thói quen cho người tham gia giao thông chấp hành đúng quy định của pháp luật. Các cơ quan thông tin đại chúng đã tăng thời lượng thông tin, phản ánh tình hình và nêu các giải pháp trong quản lý giao thông đường bộ với nhiều hình thức và nội dung phong phú. Chương trình giảng dạy pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ đã được đưa vào trường học và được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là chương trình chính khoá ở tất cả các bậc học từ mầm non đến đại học. Ngành Giao thông vận tải đã có nhiều hình thức thông tin, tuyên truyền trên các tuyến đường bộ, tổ chức các đợt tuyên truyền theo chuyên đề hàng năm; tổ chức các cuộc thi trên truyền hình, các cuộc thi cho cán bộ, công nhân ngành đường bộ về nội dung tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ và các quy định của pháp luật về an toàn giao thông. Ngành Công an cũng chú trọng công tác tuyên truyền trên truyền hình trong các chuyên mục của ngành, kết hợp thực hiện tuyên truyền, giải thích trong khi tuần tra, kiểm soát và xử phạt vi phạm hành chính. Việc xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật cũng mang tính giáo dục, răn đe, nhờ đó ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ cho người tham gia giao thông đã có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Nhiều địa phương căn cứ điều kiện cụ thể để tổ chức các hình thức tuyên truyền phù hợp như in ấn, cấp phát tài liệu về luật, hướng dẫn thi hành luật; đài, báo một số địa phương mở chuyên mục riêng về an toàn giao thông;
Ban An toàn giao thông tỉnh phối hợp với các tổ chức xã hội để giáo dục, vận động và tổ chức các hội thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ, gắn việc thực hiện Luật Giao thông đường bộ với việc bầu chọn danh hiệu “Cụm dân cư tiêu biểu”, “Thôn bản văn hóa”... Với nhiều cách làm hiệu quả, nhiều địa phương đã thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật Giao thông đường bộ, góp phần đưa Luật đi vào cuộc sống.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc đưa pháp luật giao thông vào đời sống nhân dân, nhưng công tác phổ biến giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, mới đạt yêu cầu về diện, thiếu chiều sâu, còn mang tính hình thức, chưa phù hợp với đặc điểm từng đối tượng nên chất lượng, hiệu quả còn hạn chế.
Giao thông đường bộ là một lĩnh vực mang tính xã hội cao, đối tượng tham gia giao thông đa dạng về thành phần, lứa tuổi, trình độ văn hoá. Trong khi đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ chưa sâu và chưa thường xuyên, nội dung và hình thức chưa thực sự phù hợp với từng vùng, từng đối tượng, nhất là đồng bào ở nông thôn, vùng sâu vùng xa. Việc tổ chức dạy Luật Giao thông đường bộ trong các trường học còn ít; Chương trình truyền hình đưa tin về trật tự an toàn giao thông trong Bản tin “Chào buổi sáng” nhiều thông tin chưa được chọn lọc, kiểm chứng nên có nhiều tin chưa chính xác và thời gian đưa tin chỉ phù hợp đối tượng cán bộ công chức làm giờ hành chính, cán bộ hưu trí, còn ít tác dụng đối với viên chức, công nhân làm việc ca kíp, học sinh, sinh viên, người làm nghề tự do và người lao động ở khu vực nông thôn. Công tác tuyên truyền mới tập trung thực hiện ở các Bộ, ngành chức năng và một số cơ quan thông tin đại chúng, chưa có sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội. Tại nhiều địa phương, việc tuyên truyền chủ yếu ở UBND cấp tỉnh do Ban An toàn giao thông, Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh thực hiện; UBND cấp huyện, cấp xã chưa quan tâm đúng mức nên chưa phát huy được sức mạnh của cả
Ở địa phương Quảng Bình, ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện “ năm an toàn giao thông 2012” và kể hoạch bảo đảm an toàn cho các năm tiếp theo; chỉ đạo UBND các huyện, thành phố, các sở, ban, ngành tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của chính phủ, đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đi đôi với việc quản lý, đấu tranh ngăn ngừa xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông cơ sở; kịp thời cũng cố và phát huy vai trò của ban An toàn giao thông các cấp; đầu tư kinh phí hợp lý cho việc thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Ban giao thông tỉnh còn hợp tác, tham mưu cho UBND Tỉnh chỉ đạo và đôn đốc các ngành các địa phương và đoàn thể trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp về bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo chức năng và địa bàn quản lý; đề xuất các chủ trương, biện pháp, giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa và đẩy lùi tai nạn giao thông; phối hợp với các ngành chức năng, các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông trong nhân dân, nâng cao chất lượng chuyên mục an toàn giao thông, đưa tin kịp thời theo hướng cảnh báo những