1.1 .Cơ sở lý luận của phổ biến,giáo dục pháp luật an toàn giao thông
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phổ biến,giáo dục pháp luật an toàn giao
3.2.8.2. Hoạt động phổ biến,giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho thanh thiếu niên
thiếu niên đang làm nghề tự do ở các địa bàn dân cƣ
Song song với các biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cần phải có các biện pháp hỗ trợ hiệu quả như hướng nghiệp, dạy nghề, giải quyết việc làm cho thanh thiếu niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn, không để tình trạng “nhàn cư vi bất thiện”. Có như thế mới thu hút được thanh thiếu niên làm nghề tự do ở các địa bàn dân cư tham gia nghe phổ biến pháp luật nói chung và an toàn giao thông nói riêng.
- Các cấp bộ Đoàn cần tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn giao thông với thực hiện các cuộc vận động, phong trào, chương trình, kế hoạch, tháng hành động của Đoàn, Đội, tổ chức thi “Thanh niên với pháp luật an toàn giao thông”, phát động phong trào tìm hiểu an toàn giao thông, xây dựng chuyên mục pháp luật về an toàn giao thông, chương trình tuyên truyền pháp luật, tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn giao thông phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của thanh, thiếu niên.
- Tăng cường tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin của Đoàn. Phối hợp đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vào chương trình truyền thanh, truyền hình thanh niên, Website Tỉnh đoàn. Tổ chức các hội nghị tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm và nội dung các văn bản pháp luật cho báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong quá trình tập huấn, cần lựa chọn các hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, huy động và sử dụng lực lượng thanh niên tình nguyện trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.