Quản lý thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 49 - 55)

Các loại thu nhập chịu thuế được quy định tại Điều 2 thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế TNCN bao gồm: Thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương tiền công, thu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ nhượng quyền thương mại, thu nhập từ nhận thừa kế, thu nhập từ nhận quà tặng.

Nếu như luật thuế TNCN số 04/2007/QH12 đã bộc lộ một số hạn chế về: quy định hai phương pháp tính thuế đối với thu nhập của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh (Điều 10); thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán (Điều 13); thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (Điều 14) chưa rõ ràng về chính sách, làm cho công tác quản lý thuế phức tạp, tăng TTHC về thuế; thì tại Điều 2 Luật số 71/2014/QH13 của Quốc hội ngày 26/11/2014 luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế, các quy định đã được sửa đổi phù hợp với thực tiễn hơn, và đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý.

Đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, trước đây có hai phương pháp tính thuế. Các nhà đầu tư chuyển nhượng chứng khoán bị lỗ, nhưng vẫn phải nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng (khấu trừ tại nguồn). Rất ít nhà đầu tư chứng khoán là cá nhân thực hiện việc quyết toán và áp dụng mức thuế suất 20% chênh lệch giữa giá bán và giá mua; do phải thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ, đăng ký nộp thuế trước ngày 31/12 của năm trước và rất khó xác định

giá bán bình quân mỗi mã chứng khoán bán ra khi quyết toán thuế. Luật TNCN mới đã thay đổi quy định này để quản lý hiệu quả hơn, sửa đổi quy định: “Trường hợp không xác định được giá mua và chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng chứng khoán thì thu nhập chịu thuế được xác định là giá bán chứng khoán” thành “Đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán, thu nhập chịu thuế được xác định là giá chuyển nhượng từng lần”.

Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản được quy định lại như sau: 1. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định là giá chuyển nhượng từng lần.

2. Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá chuyển nhượng bất động sản.

3. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực theo quy định của pháp luật [33, Điều 2].

Thuế đối với kinh doanh:

Cá nhân kinh doanh nộp thuế TNCN theo tỷ lệ trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh như sau:

- Phân phối cung cấp hàng hóa: 0,5%

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên liệu: 2% (Riêng hoạt động cho thuê tài sản [33, Điều 2].

Thay đổi về biểu thuế toàn phần thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản với mức thu thuế suất là 2% (trước đây chia thành 2 cách tính: 25% và 2%). Thay đổi này được đánh giá là tương đối phù hợp, bởi: cá nhân có thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, trước đó họ đã phải bỏ ra một khoản chi phi để có được quyền sử dụng đất đó (ví dụ do nhận chuyển nhượng từ một cá nhân khác). Thêm nữa, thực tế hầu hết các trường hợp chuyển nhượng nhà đất đều áp dụng phương pháp nộp 2% trên giá trị chuyển nhượng; trường hợp nộp thuế theo thuế suất 25% trên chênh lệch không nhiều. Do người chuyển nhượng không đủ hoá đơn, chứng từ chứng minh giá mua và các chi phí liên quan; việc xác định giá chuyển nhượng gặp nhiều khó khăn

do người bán, người mua thanh toán với nhau bằng tiền mặt, vàng, ngoại tệ, khi kê khai thuế thường khai giá chuyển nhượng thấp xa so với giá chuyển nhượng thực tế. Ngoài ra, có trường hợp để lách Luật thuế TNCN đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, người có bất động sản đã làm hợp đồng uỷ quyền (thực chất là bán) cho các sàn giao dịch bất động sản tư nhân chuyển nhượng bất động sản, hợp đồng đổi nhà, đổi đất.... Vậy nên, việc thống nhất thành một cách tính như quy định mới là hoàn toàn sát với thực tiễn.

Những quy định mới về các loại thu nhập chịu thuế đã góp phần hoàn thiện công tác quản lý thu thuế của các cơ quan thuế, giảm tỉ lệ trốn thuế và tăng nguồn thu NSNN.

Những bất cập trong quản lý thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân trong thực tiễn

Đối với chuyển nhượng chứng khoán

Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán phải tạm nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần đã dẫn đến thực trạng Repo chứng khoán bị đánh thuế trùng.

Dịch vụ repo chứng khoán đang được áp dụng rộng rãi trên thị trường. Khi nhà đầu tư và công ty chứng khoán thực hiện hợp đồng mua bán nhưng thực chất việc repo chứng khoán hiện nay không khác gì cầm cố chứng khoán để vay tiền. Đối với nhà đầu tư đã chọn phương thức nộp thuế trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần theo thuế suất 0,1% một khi đã thực hiện bán cho công ty chứng khoán là phải chịu thuế. Đến kỳ hạn, nhà đầu tư mua lại chứng khoán từ Công ty, sau đó bán ra thị trường sẽ phải chịu một lần thuế nữa. Trường hợp giá chứng khoán giảm đến tỷ lệ công ty chứng khoán phải thanh lý, nhà đầu tư phải chịu thuế 1 lần nhưng mức giá chịu thuế sẽ không đúng với giá trị thực tế, có thể cao hơn hoặc thấp hơn.

Dịch vụ repo chứng khoán được nhiều công ty áp dụng rộng rãi, đã góp phần thanh khoản cho thị trường. Tuy nhiên, cho đến nay các cơ quan quản lý nhà nước chưa quy định về dịch vụ này. Có khả năng các công ty chứng khoán và nhà đầu tư sẽ tìm cách lách để không nộp thuế trùng lắp. Hai bên sẽ ký vào một hợp

đồng mua bán. Theo đó, công ty chứng khoán tạm ứng cho nhà đầu tư một khoản tiền, thỏa thuận đến một thời điểm trong tương lai sẽ thực hiện mua chứng khoán. Khi đến thời điểm này hai bên cùng hủy hợp đồng, nhà đầu tư trả tiền tạm ứng cộng một khoản phí.

Hơn nữa, tại thời điểm hiện nay, khi thị trường chứng khoán hoạt động vẫn chưa khởi sắc, thị trường ảm đạm, giao dịch chuyển nhượng không nhiều, thậm chí những lần giao dịch chuyển nhượng chỉ mang tính chất trao qua đổi lại chứ không “lãi”. Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng, không những bị lỗ và họ phải gánh thêm một khoản thuế từ mỗi lần chuyển nhượng. Những điều này góp phần làm cho thị trường chứng khoán đã mờ mịt lại càng ảm đạm hơn. Việc các cá nhân tìm nhiều cách để lách thuế là không tránh khỏi, và việc quản lý thuế của các cơ quan thuế lại càng gặp khó khăn hơn. Ở một số quốc gia như: Hồng Kông, Singapore, Thái Lan… không đánh thuế vào chuyển nhượng chứng khoán, còn Trung Quốc thì áp dụng mức thuế rất thấp [20].

Đối với thu nhập từ các khoản vãng lai

Việc tự động khấu trừ tại nguồn 10% tất cả các khoản chi trả thu nhập trên 2.000.000đ/lượt đã tạo nhiều bức xúc và thiệt thòi cho người lao động do sự áp dụng không giống nhau giữa các đơn vị và nhất là do thủ tục hoàn thuế cho các khoản khấu trừ bắt buộc trên là không rõ ràng và không thuận lợi cho người chịu thuế. Ngay ở Hà Nội, có đơn vị tính và thu 10% trên tổng tiền trả/lần, lại có đơn vị tính riêng trên từng hóa đơn trả tiền. Rõ ràng, việc tính theo tổng số tiền/lần trả sẽ gây thiệt hại cho người lao động nào mà do ít thời gian, không đi lấy nhiều lần thu nhập của mình nhằm “chia nhỏ” tổng nhận thù lao. Hơn nữa, cách tính này dễ gây kẽ hở cho lạm thu từ đơn vị, nhất là bộ phận kế toán, và thất thu NSNN… Ngoài ra, cơ quan chi trả thù lao cho người lao động cũng gặp khó khi muốn tính đúng, tính đủ công và khuyến khích đối tác của mình. Thuế TNCN chủ yếu dựa trên thu nhập chịu thuế do cơ quan đơn vị sử dụng lao động chi trả và những khoản thu nhập có hợp đồng, có hóa đơn chứng từ. Trên thực tế, đó là những công dân có thu nhập thấp, chính đáng. Những khoản thu nhập khác lớn hơn nhiều lần: chi trả bằng tiền

mặt, trao tay, rõ ràng đã nằm ngoài sự điều tiết này. Điều này gây nên tâm lý thiếu công bằng, ảnh hưởng đến tính tự giác trong kê khai và nộp thuế.

Đối với thu nhập từ bản quyền

Bất cập trong việc thống nhất cách tính thuế giữa các đối tượng chịu thuế khác nhau. Trong khi các nhóm 1,3,4, và 5 xác định thu nhập chịu thuế chỉ là khoản lãi ròng hoặc chênh lệch giữa tổng thu trừ tổng chi phí cần thiết để tạo ra tổng thu đó [32, Điều 3], thì ở nhóm 7 thu nhập từ bản quyền, NNT phải chịu thuế TNCN cho phần thu nhập không được trừ đủ các chi phí cần thiết theo nguyên tắc này.

Ví dụ: để có được khoản thù lao nhuận bút 10 triệu đồng cho một báo cáo khoa học hoặc một số bài báo, nhà khoa học hoặc nhà báo phải chi phí rất nhiều tiền cho điện năng, máy tính, photo, mua, dịch tài liệu, làm thí nghiệm hoặc tiền khảo sát, điều tra, gọi điện thoại… Vậy mà họ không hề được khấu trừ các chi phí này trong tiền thù lao nhuận bút đó trước khi chịu thuế. Vẫn thường thấy, nhuận bút của nhà báo đôi khi là rất thấp, họ viết bài với đam mê, với cái nghiệp làm báo của mình, tiền nhuận bút không đáng là bao, nhưng vẫn không được trừ các khoản chi phí cần thiết để viết bài.

Điều này vi phạm nguyên tắc công bằng thống nhất khi xây dựng một luật thuế, ắt sẽ gây ra sự bất bình cho những người nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ mới. Và lẽ dĩ nhiên, một bộ phận trong số họ không được khích lệ động viên kịp thời để sáng tạo, và một bộ phận khác lại tiếp tục tìm những biện pháp để tránh thuế “hiệu quả”.

Đối với thu nhập của các giới ca sĩ, nghệ sĩ, họa sĩ

Giới nghệ sĩ, những người hoạt động nghệ thuật thực sự khó kiểm soát, mặc dù họ là những người có nguồn thu nhập khổng lồ. Thực tế thường thấy, có những ca sĩ biểu diễn tại các phòng trà, quán bar không có giấy phép biểu diễn nên không thể biết được thu nhập của họ.

Bên cạnh đó, từ trước đến nay, chúng ta chỉ bàn về thuế thu nhập của ca sĩ, vận động viên thể thao, đặc biệt là cầu thủ bóng đá. Cát- xê của ca sĩ có khi tới 10 triệu trong một đêm diễn nhưng tuyệt nhiên họ không phải đóng thuế. Song không chỉ có ca sĩ, từ khi đổi mới có họa sĩ bán tranh và thu được tiền tỉ thậm chí cả triệu

đôla mà họ cũng chẳng phải đóng thuế. Bởi với họa sĩ thì việc thu thuế không hề dễ dàng vì họ hoạt động độc lập và không phải họa sĩ nào cũng có tranh bán với giá cao, cũng có những họa sĩ cả đời sáng tác nhưng vẫn không thể bán được tranh nhưng có những họa sĩ họ tạo ra những bức tranh có giá trị cao.

Đối với thu nhập từ lợi tức nhận được do tham gia góp vốn vào Công ty TNHH (bao gồm cả Công ty TNHH một thành viên), Công ty hợp danh

Tại điểm c khoản 3 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn về các khoản thu nhập chịu thuế TNCN theo quy định tại Điều 3 Luật thuế TNCN và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP giải thích:

Thu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được dưới các hình thức:… c. Lợi tức nhận được do tham gia góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm cả Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), công ty hợp danh, hợp tác xã, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và các hình thức kinh doanh khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã; lợi tức nhận được do tham gia góp vốn thành lập tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; góp vốn vào Quỹ đầu tư chứng khoán và quỹ đầu tư khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật [4, Điều 2].

Như vậy, theo quy định trên thì lợi tức nhận được do tham gia góp vốn vào Công ty TNHH (bao gồm cả Công ty TNHH một thành viên), Công ty Hợp danh thuộc khoản thu nhập phải nộp thuế TNCN. Điều này có nghĩa là, chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên (là cá nhân) và thành viên hợp danh Công ty hợp danh vẫn phải nộp thuế TNCN đối với khoản lợi tức thu được từ đầu tư vốn mặc dù Công ty đã nộp thuế TNDN đối với khoản thu nhập này. Theo đó, khi cơ quan quản lý thuế thực hiện đúng theo quy định của pháp luật thì sẽ thu cả thuế TNCN và thuế TNDN đói với cùng một khoản thu nhập của NNT, vi phạm nguyên tắc cơ bản của quản lý thuế thu nhập. Xét về mặt lý thuyết, quy định này sẽ dẫn đến tình trạng đánh thuế trùng trên một khoản thu nhập có được từ hoạt động kinh doanh của Công ty Hợp danh và Công ty TNHH một thành viên. Xét về mặt thực tiễn, thành viên hợp danh vừa phải

liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty, vừa phải nộp thuế TNCN; chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên cũng phải đóng thuế TNCN trong khi khoản thu nhập ấy đã chịu thuế TNDN. Điều này gây bất bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các chủ thể này so với thành viên trong doanh nghiệp khác, ví dụ như đối với thu nhập từ đầu tư vốn của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải là đối tượng chịu thuế. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật về thuế TNCN của NNT, gây cản trở cho quá trình quản lý thuế.

Do vậy đối với những trường hợp này, cơ quan quản lý thuế cần có những biện pháp để thu thuế TNCN, tránh thất thu thuế nộp vào NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)