Đăng ký nuôi con nuôi thực tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nuôi con nuôi thực tế theo luật nuôi con nuôi năm 2010 (Trang 55 - 60)

CHƢƠNG 2 : PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ NUÔI CON NUÔI THỰC TẾ

2.3. Đăng ký nuôi con nuôi thực tế

2.3.1 Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi thực tế

Trong thực tế việc nuôi con nuôi rất phổ biến nhƣng việc đăng ký nuôi con nuôi không phải ai cũng biết và thực hiện. Các trƣờng hợp nuôi con nuôi thực tế nhìn nhận vấn đề còn sơ sài và theo cảm tính chƣa thấy hết đƣợc quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc nuôi con nuôi. Thực tế không ít tranh chấp phát sinh từ việc nuôi con nuôi, tình cảm gia đình bị rạn nứt, quyền lợi của ngƣời con nuôi hoặc của cha, mẹ nuôi bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. Vì vậy, để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp từ việc nuôi con nuôi thực tế, các bên cần đi đăng ký tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền để đƣợc công nhận và bảo hộ. Khoản 1 Điều 50 Luật nuôi con nuôi quy định việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam trƣớc ngày 01/01/2011, ngày Luật nuôi con nuôi có hiệu lực mà chƣa đăng ký tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thì đƣợc đăng ký tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong thời hạn 05 năm. Đồng thời theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi nhƣ sau: “Việc nuôi con nuôi đã phát sinh trên thực tế giữa công dân Việt Nam với nhau mà chưa đăng ký trước ngày 01/01/2011, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật nuôi con nuôi, thì được đăng ký kể từ ngày 01/01/2011 đến hết ngày 31/12/2015 tại UBND cấp xã, nơi thường trú của cha mẹ nuôi và con nuôi”.

Đăng ký nuôi con nuôi là điều kiện để đảm bảo cho việc nuôi con nuôi thực tế đƣợc pháp luật công nhận, quan hệ cha, mẹ con có giá trị pháp lý tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi. Nếu việc đăng ký nuôi con nuôi

thông thƣờng giữa công dân Việt Nam với nhau và đƣợc thực hiện tại Việt Nam thì đƣợc đăng ký tại UBND cấp xã nơi thƣờng trú của ngƣời nhận con nuôi hay đƣợc nhận làm con nuôi do các bên có thể lựa chọn đảm bảo cho việc đăng ký đƣợc thuận lợi thì đối với việc đăng ký nuôi con nuôi thực tế, mặc dù cũng phát sinh giữa công dân Việt Nam với nhau và đƣợc thực hiện ở Việt Nam thì cũng đƣợc đăng ký tại UBND cấp xã. Tuy nhiên, thẩm quyền đăng ký con nuôi thực tế có nét đặc thù riêng biệt không phải là UBND cấp xã nơi ngƣời nhận hoặc ngƣời đƣợc nhận đăng ký nhƣ con nuôi thông thƣờng mà UBND cấp xã nơi thƣờng trú của cha, mẹ nuôi và con nuôi. Việc quy định nhƣ trên phù hợp với đặc điểm của con nuôi thực tế vì quan hệ cha, mẹ con đã đƣợc xác lập trên thực tế, các bên đã chung sống với nhau, đã thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ và con vì vậy chỉ có UBND cấp xã, nơi thƣờng trú chung của cha, mẹ và con mới đủ cơ sở để xác nhận sự kiện nuôi con nuôi thực tế và đủ thẩm quyền để đăng ký. Quy định này phù hợp với thực tiễn, điều kiện, tình hình ở nƣớc ta hiện nay.

2.3.2. Hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi thực tế

Luật nuôi con nuôi năm 2010 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2011, kể từ thời điểm trên các văn bản pháp luật về hộ tịch điều chỉnh về trình tự, thủ tục đăng ký nuôi con nuôi hết hiệu lực thi hành. Việc đăng ký nuôi con nuôi đƣợc thực hiện theo quy định chuẩn hóa tại Luật nuôi con nuôi năm 2010. Đối với việc nuôi con nuôi trong nƣớc, hồ sơ nuôi con nuôi lập thành hai bộ, một bộ của ngƣời nhận nuôi và một bộ của ngƣời đƣợc nhận nuôi. Hồ sơ nuôi con nuôi quy định rất chặt chẽ nhiều văn bản, giấy tờ hơn so với pháp luật về Hộ tịch, HN&GĐ trƣớc đây chƣa quy định. Cụ thể nhƣ Phiếu lý lịch tƣ pháp, văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân, Giấy khám sức khỏe, Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế [20, Điều 17]…Việc

quy định nhƣ vậy nhằm xác định những ngƣời hội tụ đủ yếu tố kinh tế, đạo đức, nhân phẩm để có thể đảm bảo cho việc nuôi dƣỡng con nuôi.

Việc quy định trên áp dụng chung cho các trƣờng hợp đăng ký nuôi con nuôi kể từ ngày 01/01/2011. Tuy nhiên sẽ không áp dụng đối với việc đăng ký nuôi con nuôi thực tế, bởi nuôi con nuôi thực tế là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con đã đƣợc thực hiện trƣớc khi Luật nuôi con nuôi có hiệu lực thi hành, và theo quy định việc nuôi con nuôi phải đáp ứng đủ điều kiện về nuôi con nuôi của pháp luật tại thời điểm phát sinh việc nuôi con nuôi. Vì vậy, nếu áp dụng quy định về hồ sơ nuôi con nuôi nhƣ trên sẽ không phù hợp với tính đặc thù của con nuôi thực tế nên không đảm bảo tính khả thi và sẽ không đem lại hiệu quả trong công tác tuyên truyền, vận động ngƣời dân đi đăng ký nuôi con nuôi thực tế. Ngoài ra sự kiện nuôi con nuôi thực tế chịu sự chi phối của phong tục tập quán địa phƣơng và phát sinh chủ yếu tại miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số nên việc nhận thức của ngƣời dân còn hạn chế nên hồ sơ nuôi con nuôi thực tế đã đƣợc đơn giản hóa hơn rất nhiều tạo thuận lợi cho ngƣời dân đƣợc đăng ký tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.

Hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi thực tế nhƣ sau: “1. Người nhận nuôi con nuôi phải làm Tờ khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế và nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó thường trú. Trong tờ khai ghi rõ ngày, tháng, năm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi thực tế, có ít nhất của hai người làm chứng.

2. Kèm theo tờ khai phải có các giấy tờ sau đây:

a) Bản sao Giấy chứng minh thư nhân dân và sổ hộ khẩu của người nhận con nuôi;

b) Bản sao Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi;

d) Giấy tờ, tài liệu khác để chứng minh về việc nuôi con nuôi, nếu có”[8, Điều 24].

Hồ sơ phải có tờ khai theo mẫu và phải có ít nhất hai ngƣời làm chứng để xác nhận sự kiện nuôi con nuôi thực tế là có thật, tránh trƣờng hợp các bên lạm dụng việc đăng ký nuôi con nuôi để thực hiện hành vi bất chính nhƣ thừa kế, chia di sản…các giấy tờ tùy thân nhƣ chứng minh thƣ, sổ hộ khẩu… để xác nhận sự kiện nhân thân của bên nhƣ họ, tên, quốc tịch của các bên đảm bảo việc đăng ký đƣợc thực hiện đúng quy định của pháp luật vì theo quy định của Luật nuôi con nuôi năm 2010 đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế chỉ đƣợc công nhận khi các bên đều là công dân Việt Nam hoặc công dân Việt Nam thƣờng trú ở khu vực biên giới nhận trẻ em nƣớc láng giềng cƣ trú ở khu vực biên giới nƣớc láng giềng làm con nuôi. Việc quy định bản sao giấy chứng nhận kết hôn là cần thiết vì Luật chỉ giải quyết làm con nuôi của một ngƣời độc thân hoặc cả hai vợ chồng cùng nhận con nuôi. Đối với trƣờng hợp là hai vợ chồng thì phải có giấy đăng ký kết hôn để chứng minh hai ngƣời cùng nhận con nuôi vì có những trƣờng hợp các bên chung sống nhƣ vợ chồng ( hôn nhân thực tế), nếu đƣợc pháp luật công nhận là hôn nhân hợp pháp thì khi giải quyết nuôi con nuôi sẽ đƣợc xem xét, giải quyết vợ chồng cùng nhận con nuôi, nếu không đƣợc công nhận là hôn nhân hợp pháp thì khi vợ chồng đăng ký nuôi con nuôi pháp luật chỉ xem xét, giải quyết ngƣời độc thân nhận con nuôi vì họ không phải là vợ chồng theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, các bên có thể nộp văn bản, giấy tờ khác để chứng minh việc nuôi con nuôi là có thật, thể hiện tính tự nguyện đảm bảo mối quan hệ nuôi con nuôi không trái quy định của pháp luật.

Từ quy định trên cho thấy pháp luật đã đơn giản hóa hồ sơ nuôi con nuôi thực tế, phù hợp với điều kiện thực tế nhƣng vẫn đáp ứng đủ điều kiện

cần thiết cho việc đăng ký nuôi con nuôi đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cha, mẹ nuôi và con nuôi.

Ngoài ra, để khuyến khích ngƣời dân đăng ký nuôi con nuôi thực tế tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong thời hạn Luật định. Khoản 3 Điều 43 Nghị định 19/2011/NĐ-CP đã quy định miễn lệ phí đối với trƣờng hợp đăng ký nuôi con nuôi thực tế tạo thuận lợi cho mọi công dân đăng ký nuôi con nuôi.

2.3.3. Tiến hành đăng ký nuôi con nuôi thực tế

Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 19/2011/NĐ-CP thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã cử công chức tƣ pháp – hộ tịch phối hợp với công an xã tiến hành kiểm tra và xác minh; nếu cả ngƣời nhận con nuôi và ngƣời đƣợc nhận làm con nuôi đều còn sống, quan hệ cha mẹ và con giữa các bên vẫn đang tồn tại, các bên có quan hệ chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục nhau trên thực tế nhƣ cha, mẹ và con thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nuôi con nuôi. Vậy sau khi công dân nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã thì đến giai đoạn này để có cơ sở giải quyết, xem xét yêu cầu của công dân có đủ cơ sở, điều kiện để đăng ký hay không thuộc về trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, cụ thể là cán bộ, công chức tƣ pháp, công an xã đƣợc pháp luật quy định có trách nhiệm xác minh cụ thể. Việc quy định nhƣ trên là cần thiết để kiểm tra tính đúng đắn từ yêu cầu của công dân, nếu chỉ căn cứ vào hồ sơ mà tiến hành đăng ký sẽ xảy ra tình trạng nhiều ngƣời giả mạo, hồ sơ giấy tờ, lợi dụng việc đăng ký nuôi con nuôi thực tế để thực hiện các hành vi phạm pháp, trục lợi. Vì vậy mà công chức tƣ pháp, công an xã có trách nhiệm xác minh kiểm tra xem các bên có đáp ứng đủ điều kiện con nuôi thực tế hay không? Nếu đủ điều kiện thì tiến hành đăng ký theo đúng quy định của pháp luật.

Đăng ký nuôi con nuôi đƣợc thƣ̣c hiê ̣n nhƣ sau : Sau khi có kết quả xác minh cụ thể, đủ điều kiện công nhận nuôi con nuôi thực tế, Ủy ban nhân dân

cấp xã tiến hành đăng ký. Tại thời điểm đăng ký cả ngƣời nhận nuôi và ngƣời đƣợc nhận làm con nuôi đều phải có mặt. Công chức Tƣ pháp - hộ tịch ghi vào sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên (khoản 2 Điều 25 Nghị định 19/2011/NĐ-CP). Đây là thủ tục quan trọng nhất để xác nhận sự kiện nuôi con nuôi thực tế đã đƣợc pháp luâ ̣t công nhâ ̣n , là cơ sở để giải quyết các sự kiện phát sinh từ nuôi con nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nuôi con nuôi thực tế theo luật nuôi con nuôi năm 2010 (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)