Các quy định về khai thuế GTGT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý thuế giá trị gia tăng tại việt nam (Trang 42 - 45)

2.1. Thực trạng phápluật về thủ tục hành chính thuế

2.1.2 Các quy định về khai thuế GTGT

Khai thuế, tính thuế được quy định tại chương III, từ Điều 30 đến Điều 35Luật quản lý thuế 2006, Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Thông tư 28/2011/TT- BTC hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý thuế, hướng dẫn thi hành nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ.

Nhìn chung, thủ tục về kê khai, tính thuế GTGT trong luật Quản lý thuế 2006 được đánh giá là khá đơn giản, thuận tiện hơn so với trước đây, đặc biệt là ở những nơi đã thực hiện khai thuế, khai hải quan điện tử. Trước năm 2004, đối với việc khai thuế GTGT, mẫu tờ khai thuế chưa rõ ràng, còn lẫn giữa khai thuế, tính thuế và thanh toán thuế, ngoài ra còn phải kê khai quyết toán thuế năm. Từ năm 2004 đến năm 2007, còn tồn tại 2 loại mẫu tờ khai thuế cho các doanh nghiệp thực hiện thí điểm cơ chế tự khai tự nộp và cho các đối tượng nộp thuế chưa thực hiện tự khai tự nộp và quy định hạn nộp tờ khai riêng đối với hai loại thuế trên. Từ 01/7/2007, Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành đã thống nhất chung mẫu tờ khai và hồ sơ khai thuế cho các đối tượng phải khai thuế GTGT.

Như vậy, thủ tục kê khai, tính thuế, nộp thuế đã thể chế hóa khá đầy đủ cơ chế “tự khai, tự nộp” cho các doanh nghiệp. Hiện nay, cơ quan quản lý thuế đang

triển khai rộng rãi việc kê khai thuế điện tử và nộp thuế thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, việc này được kỳ vọng và đánh giá là sẽ tạo thuận lợi và giảm được nhiều các khoảng chi phí tuân thủ thuế cho người nộp thuế.

Công tác quản lý, giám sát kê khai thuế ngày càng chặt chẽ và tạo được những chuyển biến tích cực; Số lượng tờ khai phải nộp, đã nộp, nộp đúng hạn đã tăng lên cả về mặt số lượng và chất lượng thể hiện ý thức chấp hành kê khai thuế của NNT được nâng lên rõ rệt. Theo “Báo cáo Tổng kết nhiệm vụ công tác thuế năm 2012; Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2013” của Bộ Tài chínhngày 17/01/2003, tổng số tờ khai thuế phải nộp năm 2012 tăng 10% so với năm 2011, tổng số tờ khai đã nộp tăng 13% so cùng kỳ. Đặc biệt thuế GTGT là loại thuế có số lượng tờ khai thuế lớn, việc khai và nộp tờ khai thuế GTGT đúng hạn, ít sai sót đảm bảo khả năng huy động nguồn thu lớn vào NSNN, cụ thể tổng số tờ khai thuế GTGT phải nộp tăng 7% so với năm 2011, tổng số tờ khai đã nộp tăng 9%. Đối với thuế TNDN, tổng số tờ khai tạm tính phải nộp tăng 20% và tổng số tờ khai đã nộp tăng 27% so với năm 2011.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, các quy định về kê khai thuế đã bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc:

Thứ nhất, thiếu đồng bộ giữa quy định của Luậtthuế GTGT, Luật Quản lý thuế, Nghị định 85/2007/NĐ-CPvà Thông tư số 28/2011/TT-BTChướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế. Luật Quản lý thuế và điều 7 Nghị định số 85/2007/NĐ- CP không quy định khai thuế GTGT đối với hoạt động đại lý, nhưng khoản 8 điều 10 Thông tư 28/2011/TT-BTC hướng dẫn khai thuế giá trị gia tăng, lập bảng kê hoá đơn bán ra, hoá đơn mua vào trong một số trường hợp cụ thể quy định đại lý bán đúng giá của bên giao đại lý, hưởng hoa hồng của dịch vụ bưu chính, viễn thông, đại lý bán về sổ số, vé may bay, ôtô, tàu hỏa, tàu thủy, đại lý vận tải quốc tế, đại lý dịch vụ ngành hàng không, hàng hải mà được áp dụng thuế suất thuế GTGT0%, đại lý bảo hiểm thì không phải khai thuế GTGT đối với doanh thu hàng hoá dịch vụ nhận bán đại lý và doanh thu hoa hồng được hưởng.Hướng dẫn này không phù hợp với quy định của Luật quản lý thuế và Luật thuế GTGT: hoa hồng

được hưởng của các hoạt động này không thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Mặt khác hướng dẫn không khai thuế GTGT thì khi viết hóa đơn có phải ghi thuế GTGT trên hóa đơn hay không. [1, 13]

Thứ hai, điều 31, 32, 33 Luật quản lý thuế 2006 chỉ quy định hồ sơ khai thuế

theo tháng, khai thuế tạm tính theo quý đối với thuế TNDN, khai thuế năm, khai thuế theo từng lần mà không có quy định hồ sơ khai thuế theo quý. Trên thực tế, đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, các hoạt động nghiệp vụ phát sinh ít thì việc quy định khai thuế hàng tháng dẫn đến tăng khối lượng công việc và chi phí thực hiện, tốn kém thời gian của người nộp thuế. Đồng thời, về phía cơ quan thuế trong trường hợp này cũng mất thời gian để xử lý số lượng tờ khai lớn trong khi hiệu quả đem lại không cao. Đặc biệt trong xu hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính hiện nay, Nghị quyết 25/NQ-CP về việc đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, ngành ngày 2/6/2010 quy định: “Phân loại đối tượng để quy định tần suất kê khai thuế GTGT theo hướng: các doanh nghiệp nhỏ và vừa kê khai thuế GTGT 03 tháng/1 lần, các doanh nghiệp lớn kê khai thuế GTGT 01 tháng/ 1 lần”.Do Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa quy định về việc kê khai thuế theo quý, nên thực tế các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa có căn cứ để thực hiện việc kê khai thuế GTGT 03 tháng/ 1 lần.

Khắc phục nhược điểm này, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ban hành ngày 20/11/2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013 (sau đây gọi tắt là Luật Quản lý thuế sửa đổi năm 2012) quy định tại mục 8, mục 9 Điều 1 bổ sung trường hợp khai thuế GTGT theo quý. Như vậy, Khai thuế GTGT theo thủ tục mới sẽ làm giảm tần suất khai thuế cho các doanh nghiệp nhỏ, vừa, từ khai theo tháng là 12 lần/năm thành khai theo quý là 4 lần/năm sẽ làm giảm đáng kể khối lượng công việc và thời gian xử lý cho cơ quan thuế và người nộp thuế (khoảng trên 400.000 doanh nghiệp thuộc đối tượng này), tạo ra cơ cấu quản lý thuế chuyên nghiệp, tổ chức bộ máy quản lý thuế hiệu quả hơn, giảm chi phí quản

lý thuế và chi phí tuân thủ cho NNT; phù hợp với yêu cầu của Nghị quyết số 25/NQ-CP về đơn giản hoá thủ tục hành chính. [7]

Thứ ba, khoản 4 Điều 33 Luật quản lý thuế 2006 quy định về thời gian giải

quyết thủ tục gia hạn nộp hồ sơ khai thuế là 05 ngày làm việc. Quy định về thời gian này còn khá dài, chưa phù hợp với tinh thần giảm thời gian giải quyết các thủ tục về hành chính để phục vụ tốt hơn cho người nộp thuế được ghi nhận trong Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 27/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của các bộ, ngành. Điểm 81, mục I, phần 1 Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 27/12/2010 về nội dung phương án đơn giản hóa quy định: “Thời gian giải quyết thủ tục hành chính về gia hạn nộp hồ sơ khai thuế là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định”.Luật Quản lý thuế sửa đổi năm 2012 đã sửa đổi theo hướng phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 68/NQ-CP như sau: “Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế phải trả lời bằng văn bản cho người nộp thuế về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc gia hạn nộp hồ sơ khai thuế”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý thuế giá trị gia tăng tại việt nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)