Một số kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền con người thông qua chế định người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 63)

2.2.1.1. Một số kết quả đạt đƣợc

Việc đảm bảo quyền con ngƣời trong TTHS đƣợc chứng minh bằng việc đảm bảo quyền bào chữa của ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Thực tiễn tiến hành hoạt động TTHS trong những năm qua cho thấy, quyền bào chữa của ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo ngày càng đƣợc thực hiện tốt hơn và hiệu quả hơn so với những năm trƣớc.

Quan điểm đề cao vai trò của NBC trong việc đảm bảo quyền con ngƣời trong hoạt động TTHS đƣợc thể hiện trong đƣờng lối, chiến lƣợc phát triển và cải cách tƣ pháp của Đảng và Nhà nƣớc và đƣợc thể chế hóa trong các văn bản pháp luật. Hoạt động của NBC trong TTHS trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực cả về số lƣợng và chất lƣợng, xuất phát từ việc pháp luật TTHS đang từng bƣớc đƣợc hoàn thiện. Các CQTHTT đã tạo điều kiện để ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia tố tụng. Đồng thời, các CQTHTT đã tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để NBC thực hiện các hoạt động tham gia TTHS để bào chữa cho ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Việc tham gia của NBC đã giúp cho quá trình giải quyết vụ án bảo đảm tính dân chủ và tình trạng oan sai từng bƣớc đƣợc khắc phục. Nhờ sự tham gia của NBC rất nhiều ngƣời đã đƣợc minh oan.

Trong thời gian gần đây, chất lƣợng của NBC đƣợc nâng lên đáng kể, không ít NBC mà chủ yếu là luật sƣ có phong cách bào chữa đầy cá tính, có lý lẽ, luận cứ bào chữa chặt chẽ. Khi tham gia tranh tụng tại phiên tòa đã thuyết phục đƣợc HĐXX bởi những chứng cứ theo hƣớng có lợi cho bị cáo. Chất lƣợng tranh tụng của NBC trong thời gian qua mang tính chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, hầu hết NBC đã khẳng định mình với năng lực chuyên môn cao trong hoạt động bào chữa, thể hiện quyền bình đẳng với KSV trong tranh

tụng. Có khá nhiều phiên tòa hoặc trong khi nghiên cứu hồ sơ chuẩn bị xét xử, nhiều NBC đã phát hiện những tình tiết chƣa rõ ràng, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu làm rõ sự thật khách quan của vụ án dẫn đến hoãn xử để điều tra bổ sung. Nhiều NBC đã thẳng thắn chỉ rõ những sai phạm, thậm chí là vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng của ngƣời THTT và CQTHTT. Không ít phiên tòa, qua phần xét hỏi hoặc tranh luận của NBC đã làm sáng tỏ nhiều tình tiết có thể làm thay đổi nội dung vụ án hoặc phổ biến hơn, những tình tiết mà NBC góp phần làm rõ có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo trƣớc pháp luật mà nếu không có NBC thì họ sẽ không biết hoặc không đƣợc HĐXX xem xét.

Hiện nay, tỷ lệ án hình sự có NBC tham gia ngày càng cao. Đối với những trƣờng hợp bào chữa chỉ định, các CQTHTT, đặc biệt là Tòa án đã đảm bảo và yêu cầu đoàn luật sƣ cử NBC cho bị cáo theo quy định của pháp luật. Những vụ án có NBC tham gia không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà còn giúp CQTHTT tránh đƣợc những thiếu sót, sai lầm trong quá trình giải quyết vụ án, đảm bảo khởi tố, truy tố, xét xử đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật góp phần bảo vệ và tăng cƣờng pháp chế trong TTHS.

Hình thức bào chữa nhờ NBC luôn mang lại hiệu quả cao hơn hình thức ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo tự mình bào chữa vì nhiều lý do khác nhau nhƣ: trình độ hiểu biết pháp luật, năng lực cũng nhƣ kinh nghiệm bào chữa, điều kiện thực tế, v.v...

Ngoài ra, để đánh giá những kết quả đạt đƣợc trong việc bảo vệ quyền con ngƣời thông qua chế định NBC trong TTHS Việt Nam, có thể tham khảo số liệu thống kê việc giải quyết các vụ án hình sự có sự tham gia của NBC do Liên đoàn Luật sƣ Việt Nam tổng hợp trong các Báo cáo tổng kết hoạt động

luật sƣ của các Đoàn luật sƣ trên cả nƣớc trong 3 năm từ năm 2010 đến năm 2012. [20, 21, 22].

Theo báo cáo của Liên đoàn luật sƣ Việt Nam trong năm 2010 các luật sƣ đã tham gia bào chữa 14.727 vụ án hình sự (trong đó có 7.608 vụ án hình sự đƣợc mời, 7.119 vụ án hình sự theo yêu cầu của CQTHTT). Trong năm 2011 có 17.507 vụ án hình sự có luật sƣ tham gia tố tụng (trong đó có 9.740 vụ án hình sự đƣợc mời, 7.767 vụ án hình sự theo yêu cầu của CQTHTT). Năm 2012 số vụ án hình sự có luật sƣ tham gia tố tụng là: 14.375 vụ án hình sự (trong đó có 5.946 vụ án hình sự đƣợc khách hàng mời, 8.429 vụ án hình sự theo yêu cầu của CQTHTT).

Bảng 2.1: Số liệu các vụ án hình sự có luật sư tham gia bào chữa

Năm Số vụ án hình sự có luật sƣ tham gia bào chữa

Số vụ án hình sự luật sƣ đƣợc mời Số vụ án hình sự do CQTHTT chỉ định 2010 14.727 7.608 7.119 2011 17.507 9.740 7.767 2012 14.375 5.946 8.429

(Nguồn: Báo cáo của Liên đoàn luật sư Việt Nam)

Qua đó cho thấy, số vụ án hình sự có NBC tham gia ngày càng tăng so với những năm trƣớc đây. Điều này phản ánh đƣợc chất lƣợng của đội ngũ NBC cũng nhƣ sự nhận thức tiến bộ của nhân dân. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhƣng sự tham gia của NBC trong hoạt động TTHS góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo, giúp CQĐT, Viện kiểm sát, Toà án giải quyết các vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, tránh đƣợc việc chỉ chú ý đến chứng cứ buộc tội mà không xem xét chứng cứ gỡ tội.

Việc tham gia tố tụng của NBC nói chung đã đáp ứng đƣợc yêu cầu bào chữa và đạt đƣợc kết quả đáng khích lệ, khắc phục đƣợc những vi phạm tố tụng, làm rõ sự thật khách quan, đảm bảo cho việc xét xử của Toà án đƣợc tiến hành đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật, loại trừ dần yếu tố lạm dụng quyền trong việc áp dụng pháp luật và củng cố niềm tin của nhân dân đối với CQTHTT, hƣớng tới xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền vững mạnh. Hơn nữa, sự có mặt của NBC trong hoạt động TTHS giúp CQTHTT sửa chữa những thiếu xót, kịp thời khắc phục những sai lầm.

Điển hình nhƣ vụ án sinh viên trẻ Phan Minh Mẫn, ngụ huyện Bình Chánh, TP HCM thoát án tử hình. Đây là kết quả của quá trình dày công thu thập chứng cứ của luật sƣ Hồ Nguyên Lễ - Luật sƣ thuộc Đoàn luật sƣ thành phố Hồ Chí Minh.

Chiều ngày 09/11/2009, Phan Minh Mẫn đi học về thấy cha say rƣợu đang nằm ngủ dƣới sàn phòng khách. Nhớ lại cảnh cha say rƣợu, đánh mẹ dã man hai ngày trƣớc, Mẫn nảy sinh ý định mua dây điện về chích cha. Sau khi mua mấy thứ cần dùng, Mẫn lấy ổ cắm điện dẫn điện từ phòng mình ra chỗ cha ngủ, rồi cắm phích vào ổ điện, gí dây điện vô ngƣời cha cho đến khi ông nằm bất động.

Ngày 16-7-2010, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và HĐXX đã tuyên án tử hình đối với bị cáo

Ngày 17/7/2010, gia đình bị cáo tình cờ gặp và đƣợc luật sƣ Hồ Nguyên Lễ đồng ý giúp đỡ bào chữa miễn phí.

Qua nghiên cứu hồ sơ cho thấy, hành vi phạm tội của bị cáo là hậu quả mà nạn nhân nhận lấy từ vấn đề “bạo hành gia đình” và luật sƣ nhận thấy số phận của bị cáo phải chịu mức án cao nhất thật là nghiệt ngã, thật cay đắng cho chính bị cáo. Luật sƣ đã đặt ra câu hỏi: Vì sao Phan Minh Mẫn lại có

những hành động đặc biệt nghiêm trọng đến thế? Vì sao bà nội Mẫn lại kể tội cha Mẫn, không oán giận Mẫn? Vì sao mẹ Mẫn lại có hành vi che giấu tội phạm nhƣng cơ quan điều tra không khởi tố xử lý?

Khi xác minh sự việc, luật sƣ phát hiện đƣợc toàn bộ những ngƣời thân quen của bị cáo đều xác nhận bị cáo Mẫn là ngƣời con ngoan, trò giỏi và rất có hiếu. Chính vì vậy, để có thể đƣa ra các chứng cứ gỡ tội, các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo, luật sƣ đã phải đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều ngƣời để tìm sự giúp đỡ về xác định nhân thân bị cáo; xin các ý kiến chuyên môn của các chuyên gia về diễn biến tâm lý của bị cáo khi phạm tội.

Luật sƣ đã đề nghị toàn bộ những ngƣời trong gia đình, trong đó có mẹ, bà nội bị cáo (cũng là mẹ đẻ nạn nhân), các gia đình hàng xóm cùng viết đơn, ký tên tập thể để gửi Tòa án xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo; Gặp gỡ thầy giáo chủ nhiệm và các bạn học cùng lớp cùng hành động cứu Mẫn, làm văn bản gửi Tòa án kiến nghị giảm mức án phạt tử hình

Luật sƣ đã tìm gặp Tiến sĩ tâm lý học Huỳnh Văn Sơn - Trƣởng bộ môn Tâm lý học - Khoa Tâm lý giáo dục - Trƣờng đại học sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh để có tiếng nói chuyên môn về tâm lý; Bác sĩ Ngô Tích Linh, giảng viên bộ môn Tâm thần học trƣờng Đại học Y Dƣợc TP. Hồ Chí Minh giúp phân tích yếu tố tâm lý học đối với hoàn cảnh của Mẫn để có thêm tƣ liệu nghiên cứu. Các bài phân tích của họ đã giúp luật sƣ có thêm sức thuyết phục trong bài bào chữa của mình.

Ngoài ra, để củng cố thêm, luật sƣ Hồ Nguyên Lễ còn viết thƣ gửi Thành đoàn TP. Hồ Chí Minh nhờ giúp đỡ, rồi đến gõ cửa các cơ quan đoàn thể khác nhƣ: UBMTTQ, Hội LHPN, cơ quan báo chí,… cùng lên tiếng bảo vệ bị cáo Phan Minh Mẫn.

Ngày 21/9/2010, Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP. Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử bị cáo Mẫn. HĐXX phúc thẩm nhận định: Do xác định bị cáo giết chết cha có nguyên nhân là xuất phát từ việc trƣớc đó cha bị cáo có hành vi ngƣợc đãi những ngƣời trong gia đình, kích động đối với bị cáo. Cấp sơ thẩm chƣa đánh giá đầy đủ các tình tiết xảy ra vụ án, chƣa xem xét đầy đủ nguyên nhân, mục đích, động cơ phạm tội của bị cáo nên HĐXX chấp nhận đề nghị của viện kiểm sát, kháng cáo của bị cáo, của mẹ và bà nội của bị cáo. Ghi nhận lời bào chữa của luật sƣ nên giảm án cho bị cáo từ hình phạt “tử hình” xuống “chung thân”.

Những năm gần đây, đặc biệt là kể từ khi Đảng và Nhà nƣớc phát động công cuộc cải cách tƣ pháp, vị trí vai trò của NBC ngày càng đƣợc khẳng định. Đội ngũ những ngƣời làm công tác bào chữa mà chủ yếu là Luật sƣ đã từng bƣớc trƣởng thành về chất và lƣợng. Tỷ lệ số vụ án do công dân mời luật sƣ tham gia đang có chiều hƣớng gia tăng. Về cơ bản, sự tham gia TTHS của Luật sƣ đã khắc phục đƣợc tính hình thức. Hoạt động tố tụng của Luật sƣ trong nhiều vụ án không những đảm bảo tốt hơn quyền bào chữa của ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo, mà còn giúp CQTHTT làm rõ sự thật khách quan của vụ án, góp phần đảm bảo xét xử đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật, bảo vệ pháp chế XHCN.

Theo thống kê của Liên đoàn luật sƣ Việt Nam, tính đến năm 2012 trên cả nƣớc có 62 Đoàn luật sƣ (riêng tỉnh Lai Châu chưa có Đoàn luật sư); Tổng số luật sƣ Việt Nam hiện nay là: 7.476 luật sƣ; Tổng số ngƣời tập sự hành nghề luật sƣ: 3.467 ngƣời; Tổng số tổ chức hành nghề luật sƣ là 2.817 tổ chức, trong đó có 2.047 Văn phòng luật sƣ, 770 Công ty luật và 123 luật sƣ hành nghề với tƣ cách cá nhân [20, 21, 22]. Với con số đó, chúng ta có thể thấy rõ số lƣợng luật sƣ tại Việt Nam đã đạt đƣợc con số tƣơng đối lớn, đáp

ứng nhu cầu bào chữa, góp phần đảm bảo quyền con ngƣời của những ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong hoạt động TTHS.

Cùng với đó, việc áp dụng những quy định của PLTTHS Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con ngƣời còn đƣợc chứng minh trong các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của các CQTHTT. Để bảo đảm các quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực TTHS, đòi hỏi các CQTHTT phải bắt giữ, truy tố, xét xử đúng ngƣời, đúng tội. Yêu cầu này không phải là điều dễ dàng đối với các CQTHTT, nhất là trong tình hình tính chất phức tạp, nghiêm trọng của tội phạm ngày càng cao. Thực tế hoạt động TTHS tại Việt Nam cho thấy, ngày càng nhiều các hành vi phạm tội bị phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố và đƣa ra xét xử. Nhƣng trong thời gian qua, khi tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, quyền con ngƣời của ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo đã đƣợc những ngƣời tiến THTT và các CQTHTT chú trọng bảo đảm và trên thực tế ngày càng có chiều hƣớng tích cực.

Tại báo cáo tổng kết 8 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 của Ngành kiểm sát [41, trang 8, 9], đã đánh giá, trong những năm qua, ngành Kiểm sát cả nƣớc đã:

- Bám sát quá trình điều tra để kịp thời đề ra yêu cầu điều tra, đẩy nhanh tiến độ điều tra vụ án, hạn chế tình trạng điều tra kéo dài.

- Khắc phục cơ bản việc lạm dụng bắt khẩn cấp, việc hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự; hạn chế đáng kể việc bắt oan, sai;

- Hạn chế tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa Viện kiểm sát và CQĐT; đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ án;

- Giảm đáng kể các trƣờng hợp khởi tố, điều tra sau phải đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do bị can không phạm tội. Số vụ án Viện kiểm sát truy tố đạt tỷ lệ cao so với tổng số vụ án đã kết thúc điều tra.

- Viện kiểm sát các cấp đã phối hợp với Tòa án tổ chức nhiều phiên tòa xét xử theo yêu cầu cải cách tƣ pháp, nâng cao chất lƣợng tranh tụng tại phiên tòa; đặt ra chỉ tiêu yêu cầu mỗi kiểm sát viên làm công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự mỗi năm phải tham gia ít nhất 01 phiên tòa theo tinh thần cải cách tƣ pháp để tổ chức rút kinh nghiệm chung; thực hiện việc thông qua khâu kiểm sát xét xử sơ thẩm để kiểm sát viên nắm chắc hồ sơ từ khi khởi tố vụ án đến khi xét xử. Do đó, các kiểm sát viên đã chủ động tham gia xét hỏi, kiểm tra tài liệu, chứng cứ, chủ động tham gia tranh luận, đối đáp với luật sƣ và các chủ thể khác tham gia tranh tụng tại phiên tòa, đã góp phần tạo ra những chuyển biến tích cực trong công tác xét xử của tòa án các cấp, phiên tòa đƣợc diễn ra dân chủ, bình đẳng hơn. Về cơ bản, các quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa đƣợc Hội đồng xét xử chấp nhận, đƣợc dƣ luận xã hội đồng tình. Sau phiên tòa, đã tổ chức rút kinh nghiệm, từng bƣớc khắc phục oan, sai; số bản án, quyết định có sai sót bị hủy hoặc sửa đã giảm đáng kể; trƣờng hợp Tòa án tuyên bị cáo vô tội đã đƣợc hạn chế nhiều; khắc phục việc rút một phần quyết định truy tố hoặc định tội danh nhẹ hơn tại phiên tòa.

- Tiến độ điều tra các vụ án đƣợc bảo đảm, công tác điều tra thực hiện đúng theo quy định pháp luật; chất lƣợng điều tra đƣợc nâng lên; các vụ án do CQĐT Viện kiểm sát tiến hành khởi tố, điều tra, đề nghị truy tố đều đƣợc Tòa án các cấp xét xử đúng tội danh đã đƣợc khởi tố; không để xảy ra trƣờng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền con người thông qua chế định người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)