Các kiến nghị khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền con người thông qua chế định người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 104 - 116)

- Nâng cao năng lực và nhận thức của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng

Quyền con ngƣời của ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo không thể đƣợc bảo đảm nếu CQTHTT, ngƣời THTT không nhận thức đúng nội dung, ý nghĩa và tầm quan trọng của nó. Cơ quan THTT, ngƣời THTT là những chủ thể trực tiếp thực hiện các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật nhằm thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ làm sáng tỏ các yếu tố của đối tƣợng chứng minh và tiến hành giải quyết vụ án trong phạm vi quyền hạn của mình. Trƣớc hết, họ phải nhận thức đƣợc việc bảo đảm thực hiện quyền bào chữa của ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo chính là giúp họ giải quyết vụ án khách quan, toàn diện và đầy đủ. Đây cũng là nhiệm vụ mà Nhà nƣớc giao cho họ thực hiện. Trong thực tế, không phải tất cả những ngƣời THTT đều nhận thức đúng vấn đề này. Là ngƣời trực tiếp giải quyết vụ án hình sự, hơn ai hết, ngƣời THTT phải am hiểu thấu đáo những quy định của pháp luật về quyền có NBC. Họ có nghĩa vụ phải giải thích cho ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo hiểu rõ quyền bào chữa, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để quyền này

đƣợc thực hiện có hiệu quả. Muốn vậy, ngoài việc nâng cao năng lực chuyên môn, những ngƣời THTT phải có ý thức tuân thủ và nhận thức một cách nghiêm túc và đúng đắn vấn đề này.

Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng III Khoá VIII của Ban Chấp hành trung ƣơng Đảng nêu rõ: “Xây dựng đội ngũ cán bộ tƣ pháp trong sạch, vững mạnh, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt và có năng lực chuyên môn. Lập quy hoạch tuyển chọn, đào tạo, sử dụng cán bộ tƣ pháp theo từng loại chức danh với tiêu chuẩn cụ thể”.

Để nâng cao kiến thức chuyên môn và nhận thức của đội ngũ THTT, phải tập trung một số vấn đề: Thƣờng xuyên đào tạo, bồi dƣỡng và tập huấn cho những ngƣời THTT. Nội dung đào tạo, bồi dƣỡng là những kiến thức mới về pháp luật, nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tế. Tổ chức các đợt kiểm tra kiến thức chuyên môn, đánh giá trình độ, từ đó có chế độ tuyên dƣơng, khen thƣởng xứng đáng. Phát động các phong trào thi đua có ý nghĩa trau dồi về đạo đức, tác phong sống, làm việc nghiêm túc, lành mạnh; coi đây là cơ sở đề xuất bổ nhiệm, miễn nhiệm. Thay đổi nhận thức chƣa đúng đắn của những ngƣời THTT về vai trò, vị trí của NBC trong TTHS. Cần phải nhìn nhận sự tham gia của NBC là yếu tố khách quan để vụ án đƣợc giải quyết đúng đắn. Sự có mặt của NBC trong vụ án không gây khó khăn cho các cơ quan THTT, họ chỉ bác bỏ việc buộc tội thiếu căn cứ chứ không phải là “đối thủ” của các cơ quan THTT. Vì vậy, ngƣời THTT cần phải tạo điều kiện cho NBC thực hiện tốt chức năng bào chữa. Trang bị đầy đủ phƣơng tiện, kinh phí phục vụ công tác cho những ngƣời THTT.

- Nâng cao năng lực bào chữa của NBC tham gia bảo vệ quyền con người trong TTHS

Nâng cao năng lực NBC. Trƣớc hết phải quan tâm đào tạo đội ngũ luật sƣ. Luật sƣ là lực lƣợng nòng cốt thực hiện các dịch vụ pháp lý nói chung và tham gia bào chữa trong VAHS nói riêng. Tuy nhiên, số luật sƣ hiện nay trên cả nƣớc quá ít và vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đƣợc bào chữa.

Trƣớc thực trạng trên, Thủ tƣớng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 5/7/2011 phê duyệt Chiến lƣợc phát triển nghề luật sƣ đến năm 2020. Theo đó, mục tiêu của Chiến lƣợc là đến năm 2020, phát triển số lƣợng khoảng từ 18.000 - 20.000 luật sƣ, đạt tỷ lệ số luật sƣ trên số dân khoảng 1/4.500 đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về dịch vụ pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Hy vọng với định hƣớng phát triển này sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng các dịch vụ tƣ vấn pháp lý. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần có những sửa đổi, bổ sung hợp lý nhằm tạo khung pháp lý đồng bộ về đội ngũ luật sƣ, đó là:

- Mở rộng đối tƣợng đƣợc tham gia hành nghề luật sƣ đối với viên chức nhà nƣớc đang là giảng viên giảng dạy luật tại các trƣờng đại học. Giảng viên luật tại các trƣờng đại học là những ngƣời có nền tảng kiến thức pháp luật vững chắc và phù hợp với nghề luật sƣ. Việc tham gia của đội ngũ giảng viên luật trong hoạt động nghề nghiệp luật sƣ không chỉ đáp ứng về mặt chất lƣợng mà còn bổ sung hiệu quả về số lƣợng luật sƣ đang thiếu hụt. Tuy nhiên, kể từ khi Luật Luật sƣ đƣợc ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/7/2006, những giảng viên luật là viên chức nhà nƣớc đã có chứng chỉ và đang hành nghề luật sƣ buộc phải lựa chọn hoặc từ bỏ viên chức nhà nƣớc để tiếp tục hành nghề hoặc ngƣợc lại. Quy định này đƣợc cho là phù hợp với Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003. Tuy nhiên, hiện tại Luật Viên chức đã đƣợc Quốc hội thông qua và có hiệu lực vào ngày 01/01/2012 là cơ sở pháp lý cho phép viên chức nhà nƣớc đƣợc tham gia vào các hoạt động nghề nghiệp phù hợp với chuyên môn và không trái pháp luật. Vì vậy, cần sớm bổ sung quy định của

Luật Luật sƣ theo hƣớng mở rộng đối tƣợng đƣợc tham gia hành nghề đối với giảng viên dạy luật là viên chức tại các trƣờng đại học công lập.

- Mở rộng hợp tác đào tạo kiến thức và kỹ năng hành nghề. Tăng cƣờng hợp tác trao đổi với các tổ chức luật sƣ nƣớc ngoài để học hỏi kinh nghiệm; nâng cao mức thù lao chi phí đối với luật sƣ chỉ định. Hiện nay, rất nhiều ý kiến cho rằng, mức thù lao đƣợc trả cho luật sƣ là 120.000 đồng/1ngày làm việc của luật sƣ đối với những vụ án do cơ quan THTT yêu cầu không hợp lý. Để phù hợp với tình hình lạm phát kinh tế và đáp ứng tốt chất lƣợng bào chữa, Nhà nƣớc cần có chính sách linh hoạt hơn về mức phí chi trả cho luật sƣ chỉ định và không nên đƣa ra một mức thù lao áp đặt.

Phát triển trợ giúp viên pháp lý: Mặc dù công tác đào tạo đội ngũ luật sƣ đã đáp ứng phần nào nhu cầu của ngƣời dân về hỗ trợ pháp lý, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt ở những tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, việc đồng bào dân tộc thiểu số và ngƣời nghèo mời luật sƣ tham gia tố tụng là rất khó. Vì vậy, phát triển đội ngũ trợ giúp viên pháp lý ở các địa phƣơng sẽ là giải pháp hiệu quả nhằm tăng cƣờng hoạt động bào chữa.

Hoàn thiện quy định về Bào chữa viên nhân dân (BCVND): Chức danh BCVND ở nƣớc ta ra đời trên cơ sở Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 của Chủ tịch nƣớc. Tuy nhiên, từ năm 1989 đến nay, khi các đoàn luật sƣ đƣợc khôi phục lại thì hoạt động BCVND hầu nhƣ chấm dứt, chức danh BCVND chỉ tồn tại trên phƣơng diện pháp lý. Hiện tại không có văn bản pháp quy nào quy định về thành lập, tổ chức, quản lý, phát triển đội ngũ này. Do đó, cần sớm xây dựng những quy phạm pháp luật quy định thống nhất về BCVND. Bên cạnh đó, ban hành quy chế hoặc điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của BCVND theo hƣớng giao cho Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc đứng ra thành lập và quản lý về mặt tổ chức; Bộ Tƣ pháp chịu trách nhiệm về đào tạo, bồi dƣỡng

nghiệp vụ bào chữa. Mặt khác, hoạt động bào chữa trong TTHS đòi hỏi rất cao về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp mà bất kỳ ai khi hành nghề hay hoạt động mang tính chất nghề nghiệp đều phải đạt đƣợc ở một trình độ nhất định. Vì vậy, nên bãi bõ chế định BCVND.

- Tuyên truyền và nâng cao ý thức pháp luật đối với người dân

Tuyên truyền pháp luật là một phƣơng pháp hiệu quả nhằm nâng cao hiểu biết của ngƣời dân về kiến thức pháp luật. Điều này một mặt giúp ngƣời dân tự ý thức và tuân thủ pháp luật, tự mình bảo vệ những lợi ích chính đáng của bản thân và lợi ích chung của xã hội, mặt khác giúp cơ quan THTT nhanh chóng phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời đối với những hành vi phạm tội. Do đó, cần thiết phải thay đổi nhận thức của ngƣời dân nói chung và ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo nói riêng khi cho rằng, sự tham gia tố tụng của NBC là không cần thiết và tốn kém. Nhận thức không đúng về vai trò và vị trí của NBC chính là rào cản lớn làm cho sự tham gia của NBC trở nên khó khăn, trong khi bản thân ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo và ngƣời đại diện hợp pháp của họ lại không có khả năng bào chữa có hiệu quả. Việc NBC tham gia tố tụng để bảo vệ cho ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo phụ thuộc rất nhiều vào ý chí chủ quan của chính họ, ngƣời đại diện hợp pháp cũng nhƣ gia đình của họ. Do vậy, việc thay đổi nhận thức về vai trò của NBC là cách tốt nhất để trang bị cho ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo những phƣơng tiện, biện pháp giúp họ bảo vệ mình trƣớc nguy cơ bị xâm phạm hoặc đe dọa bị xâm phạm các quyền tố tụng từ phía những ngƣời THTT, cơ quan THTT nhằm thực hiện quyền bào chữa của mình.

Đối với NBC, việc bồi dƣỡng, nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng hành nghề là một việc làm cần thiết. NBC phải nhận thức và nêu cao hơn nữa trách nhiệm của mình khi tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi cho ngƣời bị tạm

giữ, bị can, bị cáo. NBC phải thƣờng xuyên đƣợc cập nhật kiến thức pháp luật và bồi dƣỡng nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu thực tiễn thực hiện quyền bào chữa của ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo có hiệu quả.

KẾT LUẬN

Bảo vệ quyền con ngƣời trong tố tụng hình sự nói chung và bảo vệ quyền con ngƣời thông qua chế định NBC trong TTHS nói riêng là vấn đề quan trọng trong khoa học pháp lý và thực tiễn áp dụng pháp luật. Bởi đây chính là thƣớc đo sự thành công của công cuộc cải cách tƣ pháp và là cơ sở đánh giá sự tiến bộ xã hội trong việc đảm bảo các quyền tự do dân chủ của công dân.

Thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự ở nƣớc ta cũng nhƣ trên thế giới đã chứng minh để bảo đảm việc bắt giữ, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng khách quan, đúng pháp luật, hạn chế xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thì nhất thiết phải có một cơ chế đối trọng đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng và ngƣời thực hiện cơ chế đó chính là ngƣời bào chữa.

Chế định về NBC trong luật TTHS nƣớc ta là một trong những chế định rất quan trọng, ra đời rất sớm và luôn luôn phát triển, hoàn thiện phù hợp với quá trình dân chủ hoá các hoạt động trong xã hội. Bởi vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về NBC cũng nhƣ thực tiễn hoạt động của NBC đối với việc bảo vệ quyền con ngƣời trong TTHS mang ý nghĩa rất lớn. Cho đến nay cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này ở những phạm vi và góc độ khác nhau. Tuy rằng vẫn còn nhiều điểm chƣa thống nhất giữa quan điểm của các tác giả nhƣng quan điểm của họ cũng đã góp phần nhất định vào quá trình hoàn thiện pháp luật tố tụng ở nƣớc ta. Để bổ sung cho những đóng góp vào việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tôi đã

trọn đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền con ngƣời thông qua chế định ngƣời bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

Trƣớc yêu cầu cải cách tƣ pháp Nhà nƣớc ta đã xây dựng và từng bƣớc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về TTHS và pháp luật về NBC nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NBC trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị buộc tội, bảo đảm tính dân chủ trong hoạt động TTHS, góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng bảo đảm mục tiêu của tố tụng hình sự mà Nhà nƣớc đã đặt ra là việc bắt ngƣời, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đƣợc tiến hành khách quan, đúng pháp luật, bảo vệ một cách hiệu quả lợi ích của Nhà nƣớc, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu có thể khẳng định với những quy định hiện hành của BLTTHS năm 2003 thì chƣa thể khắc phục triệt để những bất cập, vƣớng mắc đang tồn tại trong thực tiễn hoạt động đảm bảo quyền con ngƣời thông qua chế định NBC nên chƣa thể đáp ứng đƣợc đòi hỏi của công cuộc cải cách tƣ pháp hiện nay đang đặt ra.

Vì vậy cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn thiện những qui định của BLTTHS và ban hành văn bản hƣớng dẫn chi tiết những qui định chƣa cụ thể trong BLTTHS hiện hành về quyền và nghĩa vụ của NBC cũng nhƣ trách nhiệm của các chủ thể THTT để đảm bảo việc áp dụng đƣợc thuận tiện, thống nhất, đặc biệt là tránh đƣợc những biểu hiện gây khó khăn cho NBC từ phía các chủ thể THTT và cũng để tránh tình trạng thiếu trách nhiệm của NBC trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời cũng cần phải triển khai các biện pháp nâng cao vị trí, vai trò và năng lực của NBC. Cũng nhƣ nâng cao

nhận thức và ý thức pháp luật của ngƣời dân đặc biệt là ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo và ngƣời đại diện hợp pháp của họ trong việc tự bảo vệ mình thông qua quyền bào chữa và quyền đƣợc bào chữa trong hoạt động TTHS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Ban biên tập Báo Bảo vệ pháp luật (2012), “Thực tiễn thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003: Những ƣu điểm và hạn chế”, Báo Bảo vệ pháp luật online, (http://www.baobaovephapluat.vn/ong-kinh-kiem- sat/chan-dung-cong-to-vien/201211/Thuc-tien-thi-hanh-Bo-luat-To- tung-hinh-su-nam-2003-Nhung-uu-diem-va-han-che-2206662/). 2. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2000, đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2009. 3. Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003.

4. Chính phủ (1998), Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07-11-1998 của Chính phủ về Qui chế trại tạm giam.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 01/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đào Tấn Minh (2008), "Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về chế định bào chữa", Tạp chí dân chủ và pháp luật (8).

9. Đinh Thế Hƣng – Viện KHXH Việt Nam (2010), Bảo vệ quyền của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự, Học viện tƣ pháp, http://hocvientuphap.edu.vn/desktops/news/download.aspx?id=345. 10. Đinh Văn Quế (2001), Thủ tục xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự

Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền con người thông qua chế định người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 104 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)