2.1. Trình tự, thủ tục mua bán nợ xấu của NHT Mở Việt Nam
2.1.2. Trình tự, thủ tục mua bán nợ xấu của NHT Mở Việt Nam bởi các tổ
chức, cá nhân khác
Trình tự, thủ tục mua bán nợ xấu của NHTM thông qua đấu giá các khoản nợ
Mua bán nợ thông qua đấu giá các khoản nợ đƣợc quy định tại Khoản 1, Điều 6 Quy chế mua bán nợ số 59. Theo đó, bên bán nợ khi lựa chọn phƣơng thức này phải tuân theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Đây là cách quy định chung, chƣa phản ánh đƣợc tính chất đặc biệt của việc mua bán nợ xấu thông qua phƣơng thức đấu giá các khoản nợ. Hiện nay, việc bán đấu giá tài sản đƣợc thực hiện theo Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 4/3/2010 về bán đấu giá tài sản và Thông tƣ 23/2010/TT-BTP ngày 6/12/2010 hƣớng dẫn Nghị định số 17/2010/NĐ-CP.
Về bản chất, các khoản nợ xấu là một loại tài sản (quyền tài sản) đƣợc phép giao dịch trên thị trƣờng. Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức mua, bán khoản nợ này hoàn toàn phụ thuộc vào các chủ thể mua, bán nợ. Một khi các bên đã lựa chọn hình thức mua, bán nợ thông qua đấu giá thì nhất thiết phải tuân theo quy định pháp luật về đấu giá. Thông thƣờng, trình tự, thủ tục của việc mua bán nợ thông qua đấu giá sẽ là:
Thứ nhất, Bên bán sẽ lựa chọn loại hình bán đấu giá, thông thƣờng là tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để tiến hành bán đấu giá tài sản.
Thứ hai, Tiến hành xác định giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá. Một trong những đặc điểm của nợ xấu đó là khả năng thanh khoản kém, có độ rủi
ro cao. Những khoản nợ này thƣờng đƣợc hình thành trong một thời gian dài, khi mà giá trị của các khoản nợ luôn thay đổi theo thời gian. Chính vì vậy, việc xác định giá trị thực của khoản nợ tại thời điểm bán là một công việc khó nhƣng rất quan trọng, đòi hỏi cần có tính chuyên nghiệp trong hoạt động định giá. Chính vì vậy, khác với thông thƣờng, việc xác định giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá có thể do chính tổ chức, cá nhân đó xác định thì riêng với nợ xấu, nên chăng giá khởi điểm của khoản nợ khi đấu giá tài sản nên đƣợc quy định rõ phải do tổ chức có chức năng định giá thẩm định nhƣ trong Dự thảo Quy chế mua bán nợ.
Thứ ba, TCTD có tài sản và tổ chức bán đấu giá ký kết Hợp đồng bán đấu giá tài sản.
Thứ tư, TCTD phải thực hiện việc niêm yết, công khai việc bán đấu giá khoản nợ và các thông tin liên quan đến khoản nợ. Theo pháp luật về đấu giá tài sản thì nội dung của việc niêm yết, thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản chỉ dừng lại ở các nội dung nhƣ: Tên, địa chỉ của tổ chức bán đấu giá tài sản; Thời gian, địa điểm bán đấu giá tài sản; Danh mục tài sản, số lƣợng, chất lƣợng của tài sản bán đấu giá; Giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá… Tuy nhiên, do tính chất của nợ xấu là những khoản nợ có độ rủi ro rất cao, bên mua nợ thƣờng phải căn cứ vào tình hình thực tiễn của khoản nợ, tình hình tài chính, khả năng trả nợ của bên nợ… nên ngoài việc công khai những thông tin nêu trên, việc đấu giá các khoản nợ xấu nên quy định thêm việc minh bạch hoá các thông tin liên quan đến khoản nợ và bên nợ để bên mua nợ có đủ cơ sở quyết định việc mua nợ xấu.
Thứ năm, Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bƣớc chuẩn bị và có tổ chức, cá nhân đăng ký đấu giá cũng nhƣ đến thời hạn thỏa thuận, tổ chức bán đấu giá sẽ tổ chức buổi bán đấu giá tài sản theo đúng thủ tục luật định; Khi xác
định ngƣời mua đƣợc tài sản sau buổi đấu giá, tổ chức bán đấu giá và ngƣời mua sẽ ký Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá. Hợp đồng này có thể đƣợc công chứng hoặc đăng ký theo luật định.
Thứ sáu, Các bên hoàn thành thủ tục tài chính và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng và tài sản khác liên quan đến bán đấu giá. Cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho ngƣời mua đƣợc tài sản bán đấu giá.
Trình tự mua bán nợ thông qua đàm phán trực tiếp giữa các bên bán nợ và bên mua nợ hoặc thông qua môi giới
Phƣơng thức mua, bán nợ thông qua đàm phán trực tiếp giữa các bên bán nợ và bên mua nợ hoặc thông qua môi giới là phƣơng thức đƣợc lựa chọn chủ yếu khi thực hiện các giao dịch mua bán nợ trên thị trƣờng hiện nay. Về cơ bản, khi thực hiện mua bán nợ theo phƣơng thức này, các bên tham gia cần tiến hành theo các bƣớc sau:
Thứ nhất, Các bên chủ nợ, mua nợ hoặc bên môi giới chủ động tiếp cận và giao dịch với nhau để tìm hiểu và thông tin về nhu cầu mua, bán nợ. Khi có nhu cầu mua bán nợ, chủ nợ cung cấp cho bên mua nợ các thông tin, tài liệu liên quan đến khoản nợ nhƣ: Giấy đề nghị bán nợ trong đó nêu rõ tính chất và giá trị khoản nợ (gốc và lãi), ngày tháng phát sinh, đến hạn, quá hạn thanh toán, nguyên nhân không thu hồi đƣợc nợ, mục đích bán nợ, khế ƣớc vay nợ, hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế (nếu có) liên quan đến khoản nợ, hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản hoặc biên bản thoả thuận xử lý tài sản bảo đảm cho khoản nợ, hồ sơ pháp lý liên quan đến tài sản bảo đảm, các bản án ra phán quyết, phân xử tranh chấp của khoản nợ, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án liên quan đến khoản nợ, các tài liệu khác về khoản nợ và tình hình hoạt động, tình hình tài chính của khách nợ… Trên cơ sở xem xét, đánh giá hồ sơ và
đề nghị bán nợ của chủ nợ, bên mua nợ sẽ quyết định việc có hay không mua lại khoản nợ xấu đó.
Thứ hai, Khi quyết định mua khoản nợ theo nguyên tắc thuận mua vừa bán, các bên sẽ ký kết hợp đồng mua bán nợ - cơ sở cho hoạt động mua bán nợ. Đồng thời, chủ nợ phải có nghĩa vụ thông báo cho bên nợ việc đã ký kết hợp đồng mua bán để con nợ phải thực hiện quyền và nghĩa vụ với chủ thể mới.
Thứ ba, Giải quyết các vấn đề tồn tại khác trong trƣờng hợp có tranh chấp phát sinh.
Tuy nhiên, trình tự thủ tục mua bán nợ xấu hiện nay còn tồn tại một số điểm bất cập.
Thứ nhất, pháp luật thừa nhận phƣơng thức bán đấu giá các khoản nợ xấu tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam chƣa thực sự có cơ chế thị trƣờng để đấu giá các khoản nợ. Điều kiện ra đời, phát triển cũng nhƣ thực tiễn hoạt động của thị trƣờng mua bán nợ tại Việt Nam còn khá sơ khai với hành lang pháp lý chƣa ổn định. Thị trƣờng này chƣa có ngƣời bán, ngƣời mua hoạt động, phát triển dƣới sự chi phối của quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh và cũng chƣa có một toà án chuyên nghiệp để xử lý nợ xấu.
Thứ hai, về việc định giá các khoản nợ xấu
Định giá giá trị của một khoản nợ xấu trong đó có TSBĐ là một trong những nguyên nhân hiện nay dẫn đến các NHTM không muốn bán các khoản nợ xấu của mình. Tài sản bảo đảm tiền vay là tài sản của khách hàng vay, tài sản hình thành từ vốn vay và tài sản của bên bảo lãnh dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với TCTD. Khi bán nợ xấu thì giá khoản nợ sẽ phải đƣợc xác định bằng một con số cụ thể. Tuy nhiên trong tình hình kinh tế hiện nay, giá trị của khoản nợ sẽ bị giảm đi rất nhiều so với thời điểm vay vốn.
biển có giá trị giảm trên dƣới 50%, các cổ phiếu có nhiều mã giảm tới 60- 70% so với thời điểm cầm cố, giá trị bất động sản giảm mạnh kể từ năm 2007 đến nay, các tài sản đặc thù giá trị lớn khó xác định giá giao dịch [20]. Việc định giá khó khăn cũng làm hạn chế nhu cầu mua bán các khoản nợ xấu trên thị trƣờng.