Về nguyên tắc, biện pháp xử lý nợ xấu cần đƣợc áp dụng từ nhiều phía, trong đó có biện pháp từ phía cơ quan quản lý nhà nƣớc nhƣng trách nhiệm chính trong việc thu hồi nợ xấu là chủ nợ (ngân hàng thƣơng mại) và con nợ (tổ chức, cá nhân vay vốn). Bởi lẽ, nợ xấu là vấn đề không chỉ của chủ thể kinh doanh đặc thù là NHTM mà còn là vấn đề của nhiều chủ thể khác nhau trong nền kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp. Về phía các doanh nghiệp - con nợ, giải quyết các khoản nợ xấu thƣơng mại là nghĩa vụ hiển nhiên. Vì vậy, các con nợ này phải tìm mọi nguồn có thể để trả nợ; thƣơng lƣợng với các chủ nợ để cơ cấu lại nợ; rà soát các dự án để điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh, tập trung vào các hoạt động có hiệu quả nhất, giảm thiểu chi phí và sự lệ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng, tăng khả năng quản trị rủi ro, khả năng tự đổi mới và phản ứng thị trƣờng của mình…
Tiếp cận trên phƣơng diện các cách thức xử lý nợ xấu của NHTM, tác giả tập trung vào các biện pháp xử lý nợ của các NHTM, bao gồm:
Thứ nhất, Phƣơng thức trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu
Việc kinh doanh tiền tệ luôn gặp phải những rủi ro bất ngờ, do đó Ngân hàng Nhà nƣớc đã ban hành quy định về trích, lập và sử dụng quỹ dự phòng
rủi ro để đảm bảo an toàn cho hoạt động của các NHTM. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì:
Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.
Dự phòng rủi ro là khoản tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro đƣợc tính theo dƣ nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung.
Sử dụng dự phòng là việc tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ.
Trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu đƣợc xem là một thông lệ tốt trên thế giới trong hoạt động ngân hàng. Tại Việt Nam, phƣơng thức này sử dụng nhƣ một biện pháp tích cực nhằm hạn chế mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Theo đó, sau khi thực hiện việc phân loại nợ theo từng nhóm nợ theo quy định tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN, các NHTM phải thực hiện việc trích lập đầy đủ quỹ dự phòng rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo an toàn cho cả hệ thống. Một khi có nợ xấu phát sinh, các NHTM sẽ dùng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp cho các khoản nợ xấu theo đúng quy định pháp luật. Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ít hay nhiều sẽ tác động đến hiệu quả kinh doanh, ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền lợi của cổ đông trong việc hƣởng lợi nhuận cuối cùng của ngân hàng. Song các NHTM không thể chỉ biết có lãi để chia cho các cổ đông mà
bỏ qua việc tuân thủ thực hiện quy chế đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng.
Thứ hai, Phƣơng thức thu hồi trực tiếp và thông qua bán phát mãi tài sản bảo đảm nợ vay
Hiện nay, một trong những biện pháp đƣợc các NHTM sử dụng để thu hồi nợ chủ yếu là thu hồi trực tiếp và phát mãi tài sản bảo đảm nợ vay. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện xử lý nợ xấu, nhất là nợ nhóm 5, thông qua việc xử lý tài sản đảm bảo nợ gặp không ít khó khăn, tiến trình xử lý mất rất nhiều thời gian và thủ tục, giá trị thu hồi thấp do nhiều nguyên nhân. Tình trạng phổ biến hiện nay là nhiều giá trị tài sản đảm bảo nợ đã giảm rất mạnh so với thời điểm vay vốn, ví dụ nhƣ giá trị các cổ phiếu, giá trị bất động sản giảm mạnh hoặc là những tài sản trên đất nhƣ nhà xƣởng, dây chuyền máy móc tại các khu công nghiệp... Điều này khiến các ngân hàng rất khó xử lý tài sản đảm bảo nợ, nếu xử lý thì chỉ thu hồi đƣợc một phần nợ. Ngoài ra, một khó khăn khác mà ngân hàng thƣờng gặp phải là khi tài sản đảm bảo đƣợc thanh lý thì số tiền thu đƣợc lại đƣợc ƣu tiên chi trả trƣớc cho những khoản nợ theo phân chia theo thứ tự ƣu tiên. Điều này dẫn đến việc thực hiện xử lý nợ xấu thông qua xử lý tài sản đảm bảo nợ thƣờng kéo dài, tốn kém về tài chính.
Thứ ba, Phƣơng thức mua bán nợ
Mua bán nợ là một hoạt động còn mới ở Việt Nam trong những năm gần đây. Bên bán nợ thƣờng là các chủ nợ, bên mua nợ là các tổ chức mua bán nợ chuyên nghiệp và đối tƣợng của hoạt động này là các khoản nợ. Việc bán nợ này cũng đƣợc xem là phƣơng án xử lý nợ nhanh nhất, giúp chủ nợ thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới nhằm cải thiện tình hình tài chính. Tuy nhiên, việc ra đời và hoạt động của Công ty mua bán nợ cũng không đơn giản. Các cơ quan có thẩm
quyền phải định rõ cơ chế pháp lý hoạt động của công ty, định giá đúng các khoản nợ xấu hợp lý để nó thực sự đạt đƣợc mục tiêu hình thành.
Thứ tư, Phƣơng thức xử lý nợ thông qua con đƣờng khởi kiện tại Toà án hoặc trọng tài.
Đây là biện pháp mà các NHTM áp dụng cuối cùng. Sau khi các biện pháp khác đã đƣợc áp dụng nhƣng không có hiệu quả trong việc thu hồi nợ, cần thiết có sự hỗ trợ của các cơ quan pháp luật nhƣ Toà án, cơ quan thi hành án nhằm giúp ngân hàng thu hồi nợ vay. Việc đƣa các doanh nghiệp ra Toà án, phát mãi tài sản sẽ tốn nhiều chi phí phát sinh, mất nhiều thời gian, rƣờm rà về thủ tục và lợi ích thu về chƣa chắc đã đạt đƣợc nhƣ mong muốn. Chính vì vậy các ngân hàng không còn cách thức nào nữa mới sử dụng phƣơng thức này.
Thứ năm, Phƣơng thức xử lý nợ bằng biện pháp cơ cấu lại nợ, xoá nợ Cơ cấu lại nợ là biện pháp đƣợc sử dụng khi một khoản nợ đến kỳ hạn trả nợ nhƣng ngân hàng đánh giá khách hàng khó có khả năng trả nợ cho ngân hàng theo lịch trả nợ đã ký trƣớc đó do khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nếu ngân hàng thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ (bao gồm gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) thì khách hàng hoàn toàn có khả năng trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. NHTM cần chủ động phối hợp với khách hàng vay để cơ cấu lại nợ, giãn thời hạn trả nợ và xem xét giảm lãi suất một cách hợp lý cho khách hàng có khó khăn tài chính tạm thời, có chiều hƣớng cải thiện sản xuất kinh doanh tích cực và đƣợc đánh giá là có khả năng trả nợ theo thời gian cơ cấu lại.
Xóa nợ là việc xóa bỏ các khoản nợ có vấn đề ra khỏi bảng cân đối dự toán, nhằm loại bỏ các khoản nợ tồn đọng tại ngân hàng thƣơng mại. Biện pháp này đƣợc áp dụng khi cơ cấu lại nợ không có hiệu quả. Biện pháp xóa nợ chỉ áp dụng đối với khách hàng thuộc các đối tƣợng (i) Thành phần kinh tế gặp
nguyên nhân bất khả kháng nhƣ thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, cháy nổ… dẫn đến không có khả năng trả nợ ngân hàng. (ii) Doanh nghiệp nhà nƣớc đã có quyết định phá sản của tòa án hoặc quyết định giải thể, không còn khả năng trả nợ ngân hàng. (iii) Khách hàng là cá nhân bị tòa án tuyên bố là đã chết theo quy định tại điều 91 Bộ luật dân sự 2005 hoặc tuyên bố mất tích tại điều 98 Bộ luật dân sự mà không còn ngƣời thừa kế theo quy định của pháp luật.
Thứ sáu, Phƣơng pháp xử lý nợ xấu bằng biện pháp giảm, miễn lãi Biện pháp này đƣợc áp dụng nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính cho khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, khuyến khích khách hàng trả một phần hoặc toàn bộ nợ xấu còn lại của ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng khi nhận thấy các doanh nghiệp còn có phƣơng án sản xuất kinh doanh để có tiền trả nợ thƣờng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp để khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất. Đây là cách thức giúp con nợ phục hồi trở lại, phát triển và trả nợ dần trong tƣơng lai.
Thứ bảy, Một số biện pháp khác
Bên cạnh những biện pháp xử lý nợ xấu quen thuộc trên đây, hiện nay cũng có rất nhiều những biện pháp xử lý nợ khác mà rất nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang áp dụng. Có thể kể đến các phƣơng pháp nhƣ: chuyển nợ vay thành vốn góp cổ phần vào doanh nghiệp; Các doanh nghiệp giảm giá hàng bán, tăng cƣờng các hoạt động bán hàng, kết hợp sự hỗ trợ từ cơ quan nhà nƣớc, ngân hàng để doanh nghiệp có thể quay vòng vốn nhanh nhất từ đó giải quyết các khoản nợ đối với ngân hàng…
Tại Việt Nam, giải quyết nợ xấu của các NHTM là công việc thƣờng xuyên, lâu dài và cần các NHTM quan tâm đặc biệt. Để đạt đƣợc mục tiêu tỷ lệ nợ xấu luôn kiềm chế ở mức thấp nhất thì các NHTM Việt Nam cần có những chính sách kiểm soát sự gia tăng của nợ xấu bên cạnh việc áp dụng giải pháp, học hỏi những kinh ngiệm xử lý nợ xấu của các nƣớc trên thế giới để áp
dụng có chọn lọc theo điều kiện đặc thù ở Việt Nam. Tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế, mỗi ngân hàng có thể chọn cho mình một hoặc kết hợp các biện pháp xử lý nợ xấu sao cho có hiệu quả cao nhất trong việc xoá bỏ các khoản nợ xấu, làm trong sạch bảng cân đối kế toán, tăng năng lực tài chính cho các ngân hàng và năng lực cạnh tranh trong xu hƣớng mở cửa ngày càng sâu rộng thị trƣờng dịch vụ tài chính theo cam kết gia nhập WTO.