3.3. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC BẢO ĐẢM NGUYÊN TẮC CÔNG
3.3.2. Tăng cường công tác hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật
phân tích, đánh giá toàn diện, chính xác các tình tiết của vụ án; hành nghề với tinh thần tận tụy, mẫn cán, trung thực, chí công, vô tư, kiên quyết bảo vệ pháp luật đến cùng.
Chính vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu đó, cần kiện toàn đội ngũ cán bộ xét xử thông qua việc thực hiện nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn, điều kiện đối với chức danh Thẩm phán và Hội thẩm, thực hiện và triển khai đầy đủ quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.
Ngoài ra, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức cho cán bộ xét xử, ban hành Quy chế đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ xét xử. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng, cần đào tạo, tuyển dụng, bổ nhiệm để tăng cường số lượng cán bộ xét xử nhằm giảm áp lực công việc, tạo điều kiện cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đặc biệt, với đó là cải thiện chế độ, chính sách đãi ngộ, vinh danh nghề nghiệp đối với cán bộ xét xử để động viên, khuyến khích nâng cao tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nghề, tận tụy của đội ngũ này.
3.3.2. Tăng cường công tác hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật hình sự luật hình sự
Do sự thể hiện đa dạng của tội phạm trong thực tế nên rất nhiều quy định pháp luật hình sự phải để ở dạng tùy nghi kiểu như “có thể” hoặc “nếu
xét thấy”. Bên cạnh đó, sự hạn chế, khiếm khuyết của quy định pháp luật là không thể tránh khỏi nên sự tồn tại của một số quy định chưa rõ ràng, chính xác. Điều này rất dễ dẫn đến tình trạng áp dụng tùy tiện, không thống nhất - một biểu hiện của sự bất công, nói một cách khác là không công bằng. Bởi vậy, đối với nhưng quy định tùy nghi hoặc nội dung chưa chính xác, rõ ràng, thường dẫn đến cách giải thích, áp dụng bất nhất trong thực tiễn thì cơ quan chức năng cần ban hành văn bản hướng dẫn hoặc tổng kết kinh nghiệm để thống nhất áp dụng.
Ví dụ: Điều 47 Bộ luật hình sự quy định: “Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt…” có thể hướng dẫn áp dụng như sau: Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 mà không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nào thì áp dụng quy định này, nếu có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì không áp dụng. Hoặc quy định về quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội “Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu Điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù... là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà Điều luật quy định” (khoản 1 Điều 74 Bộ luật hình sự) có thể hướng dẫn theo hướng như sau: mức phạt tù mà Điều luật được áp dụng quy định ở đây phải hiểu là mức phạt sẽ được áp dụng đối với người thành niên phạm cùng tội với những tình tiết tương tự; v.v…
Ví dụ: Khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự quy định: “Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục” rõ ràng cần sửa thành trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự để tăng cường kênh tham gia
giám sát, giáo dục của gia đình người chưa thành niên. Hoặc ngay thuật ngữ “người chưa thành niên phạm tội” ở đây cũng phải ghi rõ là “người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi” [40, tr.278] mới chính xác, vì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng không phải chịu trách nhiệm hình sự, chứ không cần đến miễn trách nhiệm hình sự; v.v...
Như đã nêu trên, những quy định tùy nghi (lựa chọn) hoặc còn chưa chính xác không phải là không có trong Bộ luật hình sự. Trong điều kiện chưa thể ra soát, hoàn thiện hết hoặc đối với những quy định nhất định phải để dưới dạng tùy nghi thì cơ quan chức năng cần ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng để bảo đảm việc áp dụng công bằng đối với mọi trường hợp, cũng như đã được nêu trong Báo cáo tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 mà Bộ Tư pháp đã xây dựng và đang xin ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.