Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nội quy lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật lao động việt nam (Trang 77 - 90)

về nội quy lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Bên cạnh việc hoàn thiện các quy định của pháp luật để tạo hành lang pháp lý thông thoáng, cần thực hiện các giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về NQLĐ tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Thứ nhất, phải tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về NQLĐ nói riêng và pháp luật lao động nói chung đến các chủ thể trong quan hệ lao động, đặc biệt là NSDLĐ tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Với đặc thù riêng biệt của mình, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, do sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ nên nhận thức về pháp luật lao động nói chung và pháp luật về nội quy lao động nói riêng của NSDLĐ này còn nhiều hạn chế. Do đó, cần phải đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền pháp luật về nội quy lao động đến nhóm chủ thể này để họ có thể hiểu rõ và đúng ý nghĩa, mục đích của các quy đinh pháp luật. Bộ luật lao động 2012 ra đời cùng với các văn bản hướng dẫn đã đưa pháp luật vào cuộc sống khá lâu, nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì các quy định của pháp luật không phát huy được ý nghĩa trên thực tế. Thực tiễn thực hiện pháp luật về nội quy lao động cho thấy, hầu như NLĐ trong doanh nghiệp – cả chủ sử dụng lao đông và NLĐ đều không hiểu hết về các quy định của Bộ luật lao động, đặc biệt là các quy định về nội quy lao động. Vì vậy, nâng cao sự hiểu biết pháp luật về nội quy lao động cho NLĐ là một công tác cần thiết. Để thực hiện tốt công tác này, cần có sự định hướng về phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật về nội quy lao động với mỗi nhóm lao động khác nhau để hiệu quả tuyên truyền được cao nhất. Cụ thể:

Đối với NSDLĐ, phải nâng cao hơn nữa khả năng hiểu biết pháp luật lao động cho chủ sử dụng lao động, đặc biệt là các quy định về nội quy lao động. Chủ sử dụng lao động cần phải nắm rõ các quy định của pháp luật lao động nói chung và các quy định của pháp luật về NQLĐ nói riêng thì mới có thể thiết lập, duy trì được trật tự, nề nếp trong đơn vị một cách bền vững. Các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cần chủ động tạo điều kiện tổ chức các lớp tập huấn, học tập và kiểm tra kiến thức pháp luật, cấp giấy chứng nhận trình độ hiểu biết pháp luật lao động cho những người đứng đầu doanh nghiệp như giám đốc, chủ tịch công đoàn… Đối với nhóm chủ sử dụng lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần xây dựng chương trình đào tạo song ngữ riêng để các nhà đầu tư nước ngoài có thể hiểu đúng về pháp luật lao động qua đó áp dụng nghiêm túc tại doanh nghiệp. Ngoài ra, cũng cần có những chế tài tương ứng ràng buộc nếu NSDLĐ không thực hiện. Thêm vào đó, các cơ quan có thẩm quyền cũng cần phối hợp với các cơ quan thông tin, thông qua các phương tiện truyền thanh, truyền hình, báo chí để hướng dẫn, giải đáp pháp luật lao động.

Đối với NLĐ, tại mỗi doanh nghiệp, NSDLĐ cần mở các lớp tập huấn, phổ biến các quy định pháp luật lao động cho NLĐ hiểu rõ ý nghĩa, mục đích của từng quy định cụ thể, đồng thời, có những biện pháp khuyến khích để NLĐ thực hiện nghiêm chỉnh nội quy tại công ty. Cần xây dựng các chương trình đào tạo định kỳ để cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật lao động nói chung cũng như pháp luật về lao động nói riêng cho NLĐ, qua đó nâng cao ý thức thực hiện nội quy lao động tại doanh nghiệp.

Thứ hai, phải nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của tổ chức đại diện tập thể lao động trong các doanh nghiệp nói chung và trong việc xây dựng, ban hành nội quy lao động nói riêng.

nội quy lao động, NSDLĐ phải tham khảo ý kiến công đoàn. Do đó, để thực sự phát huy vai trò tham gia xây dựng NQLĐ của mình, công đoàn cơ sở cần chú trọng thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản như: tạo điều kiện đào tạo NLĐ vừa có kiến thức chuyên môn, vừa có kiến thức pháp luật về lao động, có bản lĩnh chính trị để tham gia đấu tranh cho lợi ích của NLĐ; phát triển năng lực cho mỗi đoàn viên, thường xuyên đổi mới phương thức, nội dung hoạt động cho phù hợp với tình hình mới; tiến tới xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách để có thể chủ động, độc lập đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng của NLĐ trước những vi phạm của NSDLĐ… Mặt khác, trong quá trình lao động, công tác, mỗi đoàn viên công đoàn phải là một cầu nối phổ biến kiến thức pháp luật lao động đến các đoàn viên khác cũng như những NLĐ không phải đoàn viên. Đặc biệt với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thì mỗi đoàn viên công đoàn phải là cầu nối gắn kết giữa những NLĐ Việt Nam với những NLĐ nước ngoài. Để những lao động nước ngoài có thể hiểu rõ hơn các quyền và nghĩa vụ của mình được quy định tại NQLĐ.

Thứ ba, tăng cường công tác quản lý nhà nước về lao động và xử lý vi phạm pháp luật về nội quy lao động; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực của các cán bộ chuyên trách.

Hiện nay, hiện tượng vi phạm pháp luật lao động nói chung và pháp luật về nội quy lao động nói riêng xảy ra khá phổ biến ở các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tình trạng lạm dụng quyền quản lý của NSDLĐ ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi chính đáng của NLĐ. Vì vậy, việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật lao động nói chung và pháp luật về nội quy lao động nói riêng một cách thường xuyên là điều cần thiết.

ra những kinh nghiệm để hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị ban hành, đăng ký nội quy lao động theo đúng quy định của pháp luật; các cơ quan có thẩm quyền cần phải thành lập đội ngũ thanh tra có kinh nghiệm, giàu chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên đến thanh tra các đơn vị sử dụng lao động đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để kịp thời giải quyết những vướng mắc, sai phạm trong quá trình thực hiện nội quy lao động.

Bên cạnh đó, cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ chuyên trách; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng trình độ cho các cán bộ thực hiện công tác đăng ký nội quy lao động; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về nội dung pháp luật về nội quy lao động nói riêng; khen thưởng đối với những cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;… Có như vậy, mới có những cán bộ chuyên trách giàu chuyên môn, kinh nghiệm để đảm bảo quá trình áp dụng pháp luật về nội quy lao động trong thực tế được nghiêm minh và đúng quy định.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Thực tế thực hiện pháp luật về nội quy lao động cho thấy, cơ bản NSDLĐ cũng như NLĐ đã có ý thức chấp hành có quy định của pháp luật về nội quy lao động. Tuy nhiên, việc thực hiện pháp luật về nội quy lao động vẫn còn nhiều bất cập do hệ thống pháp luật về nội quy lao động chưa thực sự hợp lý; công tác tổ chức thực hiện pháp luật cũng như nâng cao ý thức pháp luật của người dân còn nhiều hạn chế.

Hoàn thiện pháp luật về nội quy lao động trước hết cần khắc phục những điểm bất cập, đảm bảo tính khả thi nhằm đảm bảo sự hài hòa về quyền và lợi ích của các bên trong mối quan hệ lao động. Việc hoàn thiện pháp luật về nội quy lao động không chỉ phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước mà còn phải phù hợp với thực tế của nền kinh tế - xã hội cũng như xu hướng quốc tế; đảm bảo tính toàn diện, thống nhất và đồng bộ với các quy định của pháp luật có liên quan.

Nhà nước cần nhanh chóng ban hành có văn bản hướng dẫn, bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật về nội quy lao động như: phạm vi chủ thể ban hành nội quy lao động; các nội dung chủ yếu của nội quy lao đồng; thủ tục tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể NLĐ; thủ tục công khai, phổ biến nội quy lao động tại doanh nghiệp và chế tài xử phạt đối với doanh nghiệp cũng như cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có hành vi sai phạm.

Song song với việc hoàn thiện các quy định pháp luật, cần thực hiện các công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về nội quy lao động tại các doanh nghiệp nước ngoài như: đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về nội quy lao động đối với các chủ thể có liên quan, đặc biệt là với chủ sử dụng lao động – nhóm nhà đầu tư nước ngoài với những hạn chế nhất định về ngôn ngữ và nhận thức pháp luật Việt Nam; nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức đại diện tập thể lao động trong việc xây

dựng nội quy lao động để mỗi đoàn viên cơ sở là cầu nối tuyên truyền pháp luật đến toàn thể NLĐ tại doanh nghiệp; tăng cường công tác quản lý nhà nước về lao động và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ nhà nước trong việc kiểm tra, rà soát việc thực hiện pháp luật về nội quy lao động.

KẾT LUẬN

Nội quy lao động là một trong những nội dung không thể thiếu tại doanh nghiệp giúp NSDLĐ thực hiện được quyền quản lý lao động của mình. Nhờ nội quy lao động, NSDLĐ thiết lập và duy trì trật tự, nề nếp của doanh nghiệp qua đó giúp hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra hiệu quả. Nội quy lao động đóng vai trò đặc biệt quan trọng tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi thực tiễn xây dựng, ban hành và thực hiện nội quy lao động tại nhóm doanh nghiệp này còn nhiều khó khăn, bất cập.

Với đề tài “Nội quy lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài theo pháp luật lao động Việt Nam”, luận văn đã làm sáng tỏ các

vấn đề lý luận chung về nội quy lao động cũng như thực trạng áp dụng quy định của pháp luật lao động Việt Nam hiện hành về nội quy lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; từ đó đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về nội quy lao động trong giai đoạn hiện nay để việc áp dụng nội quy lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hiệu quả hơn. Qua đó, luận văn rút ra những kết luận sau đây:

1. Nội quy lao động là văn bản do NSDLĐ ban hành dựa trên các quy định của pháp luật, quy định về các quy tắc xử sự mà NLĐ phải tuân thủ khi tham gia quan hệ lao động, quy định về các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, cách thức xử lý và trách nhiệm vật chất. Nội quy lao động không chỉ là phương tiện thể hiện quyền quản lý lao động của NSDLĐ, cơ sở pháp lý để bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia quan hệ lao động mà nó còn là sự thể hiện quyền quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực lao động nói chung và pháp luật lao động về nội quy lao động nói riêng. Nội dung cơ bản của nội quy lao động bao gồm các nội dung: (i) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; (ii) Trật tự nơi làm việc; (iii) An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc; (iv) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ,

sở hữu trí tuệ của NSDLĐ; (v) Các hành vi vi phạm kỷ luật của NLĐ và các hình thực xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.

2. Trong những năm gần đây, với sự góp mặt tích cực trong nền kinh tế nội địa, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã chứng minh được vai trò to lớn của mình trong việc phát triển nền kinh tế. Ngoài việc mang những đặc điểm chung, nội quy lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngoài vẫn mang những đặc thù riêng với những quy định khác nhau. Qua thực tế thực hiện, về cơ bản việc xây dựng và ban hành nội quy lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cơ bản là nghiêm túc, tuân thủ theo các quy định về pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại những bất cập. Những điểm bất cập này, dù ở mức độ khác nhau nhưng vẫn tồn tại ở nhiều nội quy lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, từ vi phạm về trình tự thủ tục ban hành nội quy lao động đến việc quy định những nội dung vi phạm quy định pháp luật lao động. Ngoài ra, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội cũng như sự vận động của các quan hệ xã hội, đặc biệt là quan hệ lao động, một số quy định về nội quy lao động đã trở nên không còn phù hợp. Điều này đặt ra yêu cầu cần sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật để các quy định về nội quy lao động được áp dụng một cách hiệu quả trong thực tế.

3. Thực tiễn áp dụng đã đặt ra vấn đề cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về nội quy lao động trên cơ sở phải đảm bảo các yêu cầu về lý luận và thực tiễn; cũng như thực hiện một số biện pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện nội quy lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Yêu cầu cấp thiết đặt ra trước tiên là cần khắc phục ngay những điểm bất hợp lý của pháp luật hiện hành, kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn các quy định của Bộ luật lao động 2012 về nội quy lao động. Đối với việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về nội quy lao động, cần thiết phải sửa đổi,

bổ sung các vấn đề sau: bổ sung nội dung chủ yếu của nội quy lao động; quy định cụ thể hơn về thủ tục tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể NLĐ trong xây dựng và ban hành nội quy lao động. Song song với công tác hoàn thiện quy định của pháp luật, Nhà nước cũng cần nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức, thực hiện pháp luật về nội quy lao động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Hoàng Anh (2014), Nội quy lao động theo pháp luật Việt Nam,

Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật -Đại học Quốc Gia Hà Nội.

2. Ban chấp hành trung ương (2018), Nghị quyết số 23-NQ/TW về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Hà Nội.

3. Bộ lao động Thương binh và Xã hội (2010), Tài liệu tham khảo pháp luật lao động nước ngoài, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội.

4. Bộ lao động Thương binh và Xã hội (2015), Thông tư số 47/2015/TT- BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động, Hà Nội.

5. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2017), Báo cáo quan hệ lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nội quy lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật lao động việt nam (Trang 77 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)