2.1. Khái quát chung về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoà
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
Việt Nam
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nước ngoài tại Việt Nam
Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, nền kinh tế thế giới thực sự là một tổng thể chứa đựng nền kinh tế các quốc gia và khu vực trên phạm vi toàn cầu. Quốc tế hóa và khu vực hóa kinh tế là những quá trình khách quan không đảo nghịch. Chúng tạo cơ hội lớn chưa từng có trong lịch sử, nhưng đồng thời cũng là những thách thức lớn đối với sự phát triển của từng quốc gia, từng khu vực với tư cách là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế thế giới thống nhất. Hiện nay, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đang trở thành một bộ phận chủ yếu trong quan hệ kinh tế thế giới và là nhân tố quan trọng của nhiều nước, nhằm hỗ trợ và phát huy lợi thế so sánh của mỗi quốc gia để phát triển. Sự tăng trưởng kinh tế làm cho các mặt khác của nền kinh tế được cải thiện, gia tăng. Để có được sự tăng trưởng kinh tế, điều kiện thiết yếu là phải có vốn đầu tư và nguồn vốn bao gồm cả trong nước và vốn nước ngoài. Bởi vì vốn đầu tư là một mắt xích quan trọng nhất trong vòng tròn tác động lẫn nhau giữa vốn, kỹ thuật và tăng trưởng.
Khái niệm đầu tư quốc tế ra đời từ thế kỷ XIX khi trên thế giới xuất hiện hiện tượng nhập khẩu tư bản từ nước thừa sang nước thiếu, khái niệm đầu tư quốc tế ra đời. Theo các nhà kinh tế học, đầu tư quốc tế là một hình thức quan trọng của kinh tế đối ngoại, trong đó có sự di chuyển tư bản từ quốc
gia này sang quốc gia khác nhằm thực hiện các dự án đầu tư nhằm mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Theo Lênin, đầu tư quốc tế - còn gọi là xuất khẩu tư bản là một hình thức cơ bản của quan hệ kinh tế đối ngoại. Nó là quá trình trong đó hai hay nhiều bên cùng góp vốn để xây dựng và triển khai một dự án đầu tư quốc tế nhằm mục đích sinh lợi.
Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên trong một thời gian tương đối dài nhằm thu được lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế - xã hội. Vốn đầu tư bao gồm:
- Tiền tệ các loại: nội tệ, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý…
- Hiện vật hữu hình: tư liệu sản xuất, tài nguyên, hang hóa, nhà xưởng… - Hàng hóa vô hình: sức lao động, công nghệ, thông tin, bí quyết kỹ thuật, phát minh – sáng chế…
- Các phương tiện đặc biệt khác: Cổ phiếu, hối phiếu, trái phiếu, các chứng từ có giá khác.
Theo Khoản 6 Điều 3 Luật Đầu tư 2005 thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là “doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại”. Đến Luật Đầu tư 2014 thì khái niệm về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại không được đưa ra trực tiếp mà thông qua khái niệm về tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Theo Khoản 17 Điều 3 Luật đầu tư 2014 thì “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”. Theo đó thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Như vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thể hiện dưới hai hình thức: doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (Đầu tư trực tiếp) hoặc doanh nghiệp liên doanh (Đầu tư gián tiếp).
Hiện nay có nhiều khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài do các tổ chức quốc tế đưa ra. Cụ thể:
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý được dùng để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp như vậy, nhà đầu tư thường được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty” [61].
Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund – viết tắt IMF), FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp. Theo định nghĩa này, đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn mang tính dài hạn giữa các quốc gia. Đây là một đặc điểm phân biệt giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài [56].
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (The Organisation for Economic Co-operation and Development – viết tắt là OECD), đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế dài lâu với một doanh nghiệp, đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách: thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư; mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có; tham gia vào một doanh nghiệp mới; cấp tín dụng dài hạn (>5 năm); quyền kiểm soát nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc có quyền biểu quyết trở lên [56].
Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (United Nations Conference on Trade and Development – viết tắt là UNCTAD) đưa ra khái niệm đầu tư trực tiếp trong báo cáo đầu tư thế giới năm 1996: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có mối liên hệ, lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc thể nhân (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ) đối với một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác (doanh nghiệp FDI hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp) [58, tr.219].
Với định nghĩa này của UNCTAD, có thể thấy trong hình thức đầu tư nước ngoài, chủ sở hữu vốn đồng thời người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn, do lợi ích của họ gắn liền với hiệu quả đầu tư.
Dù với quan điểm, định nghĩa nào thì đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn mang đặc trưng cơ bản là một khoản đầu tư đòi hỏi một mối quan tâm lâu dài và phản ánh lợi ích dài hạn và quyền kiểm soát của một chủ thể cư trú ở một nền kinh tế trong một doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác.
Trong khi đó, đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới. Nó chỉ các hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài nhằm kiếm lời. Hình thức đầu tư này không kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp giống như hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo Điều 3 Luật Đầu tư 2005 thì “Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác; thông qua quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia hoạt động đầu tư”. Theo cách hiểu này, đầu tư gián tiếp nước ngoài là các khoản đầu tư gián tiếp do các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện. Cách hiểu này tương đồng với định nghĩa chung của các tổ chức quốc tế trên thế giới: “Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) là hoạt động mua chứng khoán (cổ phiếu hoặc trái phiếu) được phát hành bởi một công ty hoặc cơ quan chính phủ của một nước khác trên
Xuất phát từ định nghĩa và hình thức đầu tư, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mang những đặc điểm điểm pháp lý sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bắt buộc phải có sự có mặt của nhà đầu tư nước ngoài với tư cách là chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu của doanh nghiệp. Nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là các cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức được thành lập ở nước ngoài, họ chịu sự chi phối lớn của quốc gia mà họ mang quốc tịch. Nhưng khi thực hiện đầu tư vào một tổ chức kinh tế ở Việt Nam thì các nhà đầu tư nước ngoài này phải đáp ứng được các điều kiện về chủ thể kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài này phải không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập, góp vốn, mua cổ phần, quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan.
Một đặc trưng nữa liên quan đến chủ đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đó chính là tỷ lệ vốn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp. Các nhà đầu tư này có thể sở hữu từ trên 0% đến 100% vốn điều lệ của doanh nghiệp. Việc họ sở hữu tỷ lệ vốn góp bao nhiêu không chỉ quyết định đến quyền và nghĩa vụ của họ mà còn quyết định đến việc áp dụng quy định pháp luật nào đối với doanh nghiệp đó. Cùng được xem là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng nếu như có sự khác biệt về tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài thì có thể sẽ có những quy định khác nhau về điều kiện, thủ tục khi tiến hành hoạt động kinh doanh.
Theo báo cáo quan hệ lao động năm 2017 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, tính đến 01/01/2017, cả nước có 505.000 doanh nghiệp thực tế đang hoạt động, trong đó có trên 14.000 doanh nghiệp FDI, bình quân hàng năm tăng 9,2% [5, tr.7]. Về tổng vốn đầu tư, theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 12/2018, tổng vốn đăng ký mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần đạt 35,46 tỷ USD, bằng 98,8% năm
2017. Theo đối tác đầu tư, có 130 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, ba quốc gia có tổng vốn đầu tư đứng đầu lần lượt là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore [56].
Biểu đồ 2.1. Tổng vốn đầu tư theo đối tác
Thứ hai, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải được tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp, ở Việt Nam có bốn hình thức doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn (hai thành viên trở lên và 1 thành viên) và Công ty cổ phần. Trước đây, với quan điểm hạn chế rủi ro một cách tối ưu cho các nhà đầu tư nước ngoài và cũng để phục vụ mục đích thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, pháp luật quy định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ tồn tại ở hai hình thức đó là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Tuy nhiên, hiện nay khi chúng ta đang cố xây dựng một sân chơi chung, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư thì pháp luật không còn ấn định hình thức tổ chức riêng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cũng giống như các nhà đầu tư trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài có quyền lựa chọn một loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu của mình để thực hiện hoạt động kinh doanh ở Việt Nam.
25% 20% 14% 41% Tổng vốn đầu tư (Tỷ USD)
Thứ ba, về trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ có thể là một cá nhân có quốc tịch nước ngoài. Do không có sự phân tách về mặt tài sản giữa chủ sở hữu và doanh nghiệp nên chủ sở hữu doanh nghiệp có vốn đầu tư trong trường hợp này sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập dưới hình thức là các loại hình công ty (có sự tham gia của nhiều cá nhân, tổ chức), do có tư cách pháp nhân, nên trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp có vốn nước ngoài trong trường hợp này được phân tách rõ ràng thành: trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp và trách nhiệm tài sản của các nhà đầu tư là thành viên hoặc cổ đông của doanh nghiệp đó. Về nguyên tắc, doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác bằng toàn bộ vốn và tài sản của doanh nghiệp. Còn đối với các nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định tương ứng đối với hình thức tổ chức của doanh nghiệp. Nếu tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, các nhà đầu tư sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Nếu hình thức tổ chức là công ty hợp danh, các nhà đầu tư là thành viên hợp danh của công ty này sẽ phải cùng nhau chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp, nếu là thành viên góp vốn thì chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.