Một số đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quyền của người cao tuổi ở việt nam hiện nay (Trang 76 - 88)

Chương 1 : PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI

3.2. Một số đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật

luật về quyền của người cao tuổi

quả thì các chính sách, pháp luật cần cụ thể và bám sát những nhu cầu và mong muốn của ngƣời cao tuổi. Một số đề xuất tác giả kiến nghị để hoàn thiện chính sách, pháp luật về ngƣời cao tuổi nhƣ sau:

3.2.1. Nghiên cứu và bổ sung những quy định pháp luật, chính sách ưu tiên cho người cao tuổi

Bởi tình trạng yếu thế, dễ bị tổn thƣơng nên ngƣời cao tuổi cần đƣợc ƣu tiên trong các lĩnh vực của đời sống nhằm đảm bảo sự bình đẳng trong việc tiếp cận và hƣởng thụ quyền con ngƣời của mình. Một số lĩnh vực ngƣời cao tuổi cần có những quy định pháp luật, chính sách bổ sung để hƣởng thụ quyền tốt hơn nhƣ:

(i) Giáo dục và đào tạo:

Phát triển những chính sách khuyến khích các chƣơng trình giáo dục và đào tạo nhắm đến đối tƣợng là ngƣời cao tuổi. Không chỉ các chƣơng trình giáo dục và đào tạo để giúp ngƣời cao tuổi có thể tăng khả năng và cơ hội để lao động và tiếp cận việc làm, mà cần có các chƣơng trình giáo dục và đào tạo giúp ngƣời cao tuổi có thể thích nghi và hòa hợp với cuộc sống công nghệ, hiện đại ngày nay.

(ii) Việc làm

Tăng cƣờng chính sách, pháp luật nhằm tạo điều kiện cho ngƣời cao tuổi có thể tiếp cận việc làm hoặc tự sản xuất kinh doanh:

- Thiết lập những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng ngƣời lao động cao tuổi.

- Thiết lập những chính sách hỗ trợ về vốn, về đào tạo giúp những ngƣời cao tuổi có khả năng tự sản xuất và kinh doanh.

- Tăng cƣờng những quy định cụ thể nhằm đảm bảo điều kiện làm việc phù hợp với sức khỏe và khả năng của ngƣời cao tuổi.

cao tuổi là nhà khoa học, nghệ nhân, những ngƣời có tay nghề cao tiếp tục cống hiến

(iii) An sinh xã hội

- Xây dựng chiến lƣợc lâu dài cho hệ thống lƣơng hƣu và phúc lợi tổng thể cho ngƣời cao tuổi nhằm đảm bảo sự gắn kết của chế độ bảo hiểm xã hội và trợ giúp xã hội.

- Xây dựng quy trình điều chỉnh mức hƣởng trợ cấp xã hội thƣờng xuyên theo lạm phát.

- Mở rộng các đối tƣợng hƣởng trợ cấp, ví dụ nhƣ mở rộng tất cả ngƣời nghèo từ 65 đến 79 tuổi đều đƣợc thụ hƣởng lƣơng hƣu xã hội; giảm độ tuổi đủ điều kiện thụ hƣởng từ 80 xuống 75 tuổi.

(iv) Mức sống thích đáng

- Thiết lập, bổ sung những chính sách liên quan đến việc nâng cao mức sống, nhằm kéo dài tuổi thọ của ngƣời cao tuổi nhƣ: nguồn lƣơng thực và nƣớc uống an toàn, điều kiện vệ sinh sinh hoạt, thực phẩm bổ dƣỡng,…, đặc biệt là đối với ngƣời cao tuổi khó khăn, ngƣời cao tuổi sống tại vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

- Bổ sung những chính sách để ngƣời cao tuổi cũng có thể tiếp cận với nhà ở chất lƣợng, giá rẻ;

- Thiết lập những quy chuẩn kỹ thuật của những công trình công cộng nhằm đảm bảo phù hợp, có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời cao tuổi.

3.2.2. Nghiên cứu, bổ sung quy định pháp luật, chính sách liên quan đến cơ sở chăm sóc người cao tuổi

(i) Thiết lập những quy định chi tiết đối với việc hình thành và hoạt động các cơ sở bảo trợ công lập chăm sóc ngƣời cao tuổi.

đai, đồng thời đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tƣ nhân đầu tƣ và phát triển các cơ sở dƣỡng lão đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời cao tuổi.

(iii) Bổ sung những chính sách, chế độ nhằm khuyến khích đối với các cán bộ, nhân viên làm việc tại các cơ trở bảo trợ xã hội.

3.2.3. Quy định các chế tài phù hợp đối với các hành vi xâm phạm quyền của người cao tuổi

Ngƣời cao tuổi, đặc biệt là những ngƣời có sức khỏe yếu, thƣờng bị lệ thuộc vào ngƣời chăm sóc nên hay dẫn tới việc bị lạm dụng về thể chất, tinh thần và tài chính và thƣờng không thể hoặc có tâm lý ngại tố cáo hành vi vi phạm. Tuy vậy, các mức xử phạt hiện nay đối với các hành vi này chƣa đủ sức răn đe và ngăn chặn tái diễn. Do vậy, cần làm rõ các quy định pháp luật về khái niệm, mức độ hành vi vi phạm quyền của ngƣời cao tuổi và quy định chế tài phù hợp có thể răn đe và ngăn chặn các hành vi đó tái diễn.

3.2.4. Thiết lập cơ chế kiểm tra, giám sát thi hành Luật

Quyền của ngƣời cao tuổi đƣợc quy định trong Luật ngƣời cao tuổi và hàng loạt các văn bản pháp luật liên ngành, tuy nhiên khi triển khai thực hiện thiếu chiều sâu, nặng về hình thức. Do vậy, cần có cơ chế giám sát việc triển khai luật và các văn bản hƣớng dẫn, thƣờng xuyên hoạt động kiểm tra, giám sát Luật và các chính sách liên quan đến ngƣời cao tuổi, trong đó, chú trọng đến trách nhiệm của gia đình và xã hội trong việc phụng dƣỡng, chăm sóc ngƣời cao tuổi.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trên thực tế, việc triển khai và thi hành pháp luật liên quan đến quyền của ngƣời cao tuổi còn nhiều hạn chế, nhiều quy định pháp luật chƣa phù hợp, bám sát nhu cầu và nguyện vọng của ngƣời cao tuổi. Do đó, hệ thống pháp luật cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các quy định, chính sách nhằm tạo điều kiện cho ngƣời cao tuổi có thể hƣởng thụ các quyền con ngƣời một cách đầy đủ và toàn diện và ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến quyền của ngƣời cao tuổi.

KẾT LUẬN

Với xu hƣớng già hóa nhƣ hiện nay, Việt Nam sẽ sớm bƣớc vào giai đoạn dân số già. Do vậy, nghiên cứu về quyền của ngƣời cao tuổi là hoạt động cần thiết đáp ứng nhu cầu thực tiễn, góp phần bảo đảm và thúc đẩy quyền con ngƣời nói chung.

Thời gian gần đây, vấn đề quyền của ngƣời cao tuổi đã đƣợc đƣa ra thảo luận trong cộng đồng quốc tế nhiều hơn, tuy nhiên vẫn chƣa nhận đƣợc sự quan tâm đúng mức. Các khái niệm về “ngƣời cao tuổi” và “quyền của ngƣời cao tuổi” vẫn chƣa đƣợc thống nhất.

Quyền của ngƣời cao tuổi đƣợc tiếp cận theo hai hƣớng: quyền của ngƣời cao tuổi là quyền con ngƣời, và quyền của ngƣời cao tuổi là quyền của nhóm dễ bị tổn thƣơng. Quyền của ngƣời cao tuổi hầu nhƣ không đƣợc đề cập trực tiếp trong các văn kiện pháp lý mang tính ràng buộc mà chỉ đƣợc đảm bảo bởi những quy định chung về quyền con ngƣời với cách giải thích phù hợp. Hơn nữa, quyền của ngƣời cao tuổi cũng chƣa đƣợc xây dựng một công ƣớc riêng mang tính ràng buộc giống các nhóm dễ bị tổn thƣơng khác, và vì thế thiếu đi cơ chế giám sát, thực thi hiệu quả nhằm bảo đảm và thúc đẩy quyền của ngƣời cao tuổi trên thực tế.

Ở Việt Nam, quyền của ngƣời cao tuổi đƣợc hệ thống pháp luật quy định khá đầy đủ và toàn diện thông qua Luật ngƣời cao tuổi và hệ thống các quy phạm pháp luật trong nhiều lĩnh vực nhƣ Hiến pháp, hình sự, lao động, an sinh xã hội, hôn nhân gia đình,… Các quy định liên quan đến quyền của ngƣời cao tuổi ở Việt Nam cũng tƣơng thích với luật nhân quyền quốc tế góp phần bảo vệ và thúc đẩy quyền của ngƣời cao tuổi.

Các khái niệm và quyền của ngƣời cao tuổi đƣợc hệ thống pháp luật Việt Nam quy định khá đầy đủ và toàn diện. Ngoài Luật ngƣời cao tuổi đề cập

trực tiếp đến các quyền của ngƣời cao tuổi thì các bộ luật hay luật, tùy thuộc vào đối tƣợng điều chỉnh cũng có những quy phạm pháp luật điều chỉnh đến một số quyền của ngƣời cao tuổi hoặc nhằm ngăn chặn những hành vi vi phạm đến quyền của ngƣời cao tuổi. Hơn nữa, hệ thống các văn bản pháp luật liên ngành cũng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền của ngƣời cao tuổi tại Việt Nam.

Tuy vậy, qua thực tế triển khai và thi hành thì pháp luật về quyền của ngƣời cao tuổi ở Việt Nam vẫn còn những hạn chế cần đƣợc khắc phục bằng việc bổ sung và điều chỉnh những quy định, chính sách nhằm bảo đảm và thúc đẩy quyền của ngƣời cao tuổi nói riêng và góp phần bảo đảm quyền con ngƣời nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Loan Anh (2013), “Về quyền của ngƣời cao tuổi trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”, Tạp chí cộng sản,

http://www.tapchicongsan.org.vn.

2. Bộ Giao thông vận tải (2011), Thông tư số 71/2011/TT-BGTVT ngày 30/12/2011 quy định về hỗ trợ người cao tuổi khi tham gia giao thông công cộng, Hà Nội.

3. Chính phủ (2008), Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội, Hà Nội.

4. Chính phủ (2009), Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình, Hà Nội.

5. Chính phủ (2011), Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi, Hà Nội.

6. Chính phủ (2013), Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chính sách trợ giúp xã hội với đối tượng bảo trợ xã hội, Hà Nội. 7. Chính Phủ (2013), Nghị định số 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 quy

định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Hà Nội.

8. Chính phủ (2013), Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình, Hà Nội.

9. Bạch Dƣơng (2015), “Quyền của ngƣời cao tuổi”, Báo điện tử Đại biểu nhân dân, ngày 01/10/2015, http://www.daibieunhandan.vn.

10. Đàm Hữu Đắc (2014), “Phát triển hệ thống an sinh xã hội góp phần ổn định và phát triển đất nƣớc”, Tạp chí Lao động và xã hội, http://tcldxh.vn. 11. Đại hội đồng Liên hợp quốc (1966), Công ước về các quyền dân sự và

chính trị, Geneva.

12. Đại hội đồng Liên hợp quốc (1966), Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Geneva.

13. Đại hội đồng Liên hợp quốc (1979), Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ, Geneva.

14. Đại hội đồng Liên hợp quốc (1991), Những nguyên tắc của Liên hợp quốc về người cao tuổi, Geneva.

15. Nguyễn Văn Đồng (2017), “Luật ngƣời cao tuổi – Thực tiễn triển khai sau 8 năm thi hành”, Tạp chí dân chủ pháp luật, (truy cập 05/9/2017). 16. Nguyễn Thanh Huyền (2015), “Một số ý kiến về pháp luật lao động đối

với ngƣời lao động cao tuổi Việt Nam”, Tạp chí Lao động và xã hội, http://tcldxh.vn.

17. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 18. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Giới thiệu các văn kiện

quốc tế về quyền con người, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

19. Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. 20. Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Giới thiệu Công ước quốc

tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.

21. Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.

22. Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Hỏi đáp về quyền con người, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

23. Lê Liên (2012), Bảo vệ nhân quyền cho người cao tuổi Việt Nam – Những điều đã làm được, đăng ngày 20/6/2012 trên website của Ủy ban quốc gia về ngƣời cao tuổi Việt Nam, http://vnca.molisa.gov.vn.

24. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Pháp lệnh người cao tuổi, Hà Nội.

25. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Bộ luật tố tụng hình sự,Hà Nội.

26. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Hà Nội

27. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Hà Nội.

28. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

29. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật khám bệnh, chữa bệnh, Hà Nội.

30. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật người cao tuổi, Hà Nội.

31. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật người khuyết tật, Hà Nội.

32. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Bộ luật Lao động, Hà Nội.

33. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp, Hà Nội.

34. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật việc làm, Hà Nội.

35. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật bảo hiểm xã hội, Hà Nội.

36. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), Hà Nội.

37. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

38. Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (2011), Báo cáo “Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam – Thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách”, https://www.unfpa.org.

39. Quỹ dân số Liên hợp quốc và tổ chức Hỗ trợ ngƣời cao tuổi quốc tế (2012), Báo cáo tóm tắt “Già hóa trong thế kỷ 21: thành tựu và thách thức”, https://www.unfpa.org.

40. Thủ tƣớng Chính phủ (2015), Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 quy định về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015, Hà Nội.

41. Tổ chức lao động quốc tế và Quỹ dân số Liên hợp quốc (2014), Bảo đảm thu nhập cho người cao tuổi ở Việt Nam: lương hưu xã hội,

https://vietnam.unfpa.org.

42. Tổng cục thống kê (2015), Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 01/4/2015: các kết quả chủ yếu, Hà Nội.

43. Ủy ban về các vấn đề xã hội (2015), Báo cáo số 4314/BC-UBVDDXH về kết quả giám sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật đối với người cao tuổi, Hà Nội.

44. Viện nghiên cứu quyền con ngƣời (2008), Bình luận và khuyến nghị chung của các ủy ban công ước thuộc Liên hợp quốc về quyền con người, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng Anh

45. Diego Rodríguez-Pinzón and Claudia Martin (2003), The Internatinal Human Rights Status of Elderly Persons, American University International Law Review, http://digitalcommons.wcl.american.edu. 46. European Union (1950), Convention for the Protection of Human

Rights and Fundamental Freedoms, Roma.

47. HelpAge International (2015), A new convention on the rights of older people: a concrete proposal, http://www.helpage.org/silo/files/a-new- convention-onthe-rights-of-older-people-a-concrete-proposal.pdf.

48. Marthe Fredvang and Simon Biggs (2012), The rights of older persons Protection and gaps under human right law, Brotherhood of St Laurence and University of Melbourne Centre for Public Policy.

49. OHCHR, Report of the Secretary-General (A/66/173) Follow-up to the Second World Assembly on Ageing, 22 July 2011, available on: http://www.ohchr.org/EN/Issues/OlderPersons/Pages/Reports.aspx. 50. Organization of American States (1969), American Convention on

Human Rights, Costa Rica.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quyền của người cao tuổi ở việt nam hiện nay (Trang 76 - 88)