Quan điểm về việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về quyền của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quyền của người cao tuổi ở việt nam hiện nay (Trang 73 - 76)

Chương 1 : PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI

3.1. Quan điểm về việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về quyền của

3.1. Quan điểm về việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về quyền của người cao tuổi của người cao tuổi

Việt Nam đang có tốc độ già hóa dân số rất nhanh với tỷ trọng dân số già năm 2014 là 7,1%, đến năm 2015 tăng lên 7,6% và dự kiến đến năm 2049 sẽ đạt xấp xỉ 27 triệu ngƣời. Tốc độ già hóa nhanh chóng đang đặt ra những thách thức to lớn đối với việc bảo vệ quyền của ngƣời cao tuổi. Hơn nữa, quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa toàn cầu với thời đại công nghệ đang dần làm mất sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình nên nhiều ngƣời cao tuổi phải đối diện với sự cô đơn, thiếu chăm sóc và phụng dƣỡng. Điều này yêu cầu Nhà nƣớc và xã hội cần có những biện pháp nhằm bảo vệ quyền của ngƣời cao tuổi một cách thích đáng.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy việc đảm bảo quyền của ngƣời cao tuổi đang có nhiều hạn chế.

Thứ nhất, hạn chế về quy định của pháp luật.

Sau khi Ngƣời cao tuổi đƣợc ban hành, hàng loạt các văn bản pháp luật liên ngành đƣợc các cơ quan ban hành nhƣng vấp phải tình trạng chồng chéo, khi thực hiện thiếu chiều sâu và nặng về hình thức. Ví dự nhƣ Quy định về khám, chữa bệnh ban đầu cho ngƣời cao tuổi ở tuyến cơ sở theo Thông tƣ số 35/2011/TT-BYT ngày 15/10/2011 của Bộ Y tế còn chậm và gặp nhiều khó khăn, các quy định về tổ chức thực hiện chăm sóc sức khỏe cho ngƣời cao tuổi phụ thuộc nhiều vào nguồn kinh phí địa phƣơng nên còn nhiều hạn chế, dẫn tới khó khăn trong việc triển khai, các địa phƣơng lúng túng khi thực hiện. Điều đó dẫn đến tỷ lệ ngƣời cao tuổi đến khám, chữa bệnh hay đƣợc lập

hồ sơ quản lý sức khỏe định kỳ tại tuyến cơ sở rất thấp, nhiều bệnh viện tuyến huyện chƣa tổ chức đƣợc khoa lão khoa. Một ví dụ khác là trƣờng hợp một số ngƣời cao tuổi chƣa đƣợc hƣởng chính sách bảo trợ xã hội do không còn giấy tờ, hồ sơ liên quan. Trong khi đó, các bộ, ngành chức năng lại chƣa hƣớng dẫn để tháo gỡ những vƣớng mắc nay, sau đó do tuổi cao sức yếu, nhiều ngƣời cao tuổi đã qua đời mà chƣa đƣợc hƣởng các chính sách bảo trợ xã hội của Nhà nƣớc.

Ngoài ra, Nhà nƣớc cũng thiếu những chính sách, quy định pháp luật ƣu tiên cho ngƣời cao tuổi trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo và việc làm. Trong thời đại công nghệ với nhịp sống nhanh và hiện đại nhƣ hiện nay, ngƣời cao tuổi với yếu điểm về khả năng thích nghi và học tập dễ cảm thấy lạc lõng, khó hòa nhập. Họ cần có những chính sách ƣu tiên về giáo dục và đào tạo nhằm mục đích hòa nhập tốt hơn với nhịp sống ngày nay. Pháp luật về ngƣời cao tuổi ở Việt Nam hiện nay thƣờng chỉ tập trung vào các vấn đề an sinh xã hội hay phụng dƣỡng mà thiếu đi những chính sách tạo cơ hội việc làm để những ngƣời cao tuổi vẫn còn khả năng và có mong muốn đƣợc tiếp tục làm việc để tự nuôi sống bản thân và đóng góp cho xã hội.

Thứ hai, hạn chế trong việc bảo đảm thi hành những quy định pháp luật hiện hành.

Luật ngƣời cao tuổi, trên thực tế, mới chỉ dừng lại ở việc ghi nhận quyền của ngƣời cao tuổi mà thiếu đi cơ chế bảo đảm thực thi, dẫn đến việc áp dụng không hiệu quả trong đời sống xã hội.

Đối với việc chăm sóc ngƣời cao tuổi tại các cơ sở bảo trợ xã hội. Các cơ trở bảo trợ xã hội hiện nay đƣợc phân bổ theo địa giới hành chính, mỗi tỉnh từ 1 đến 3 trung tâm dành cho tất cả các đối tƣợng bảo trợ xã hội. Do vậy, các trung tâm này chỉ có thể nhận nuôi dƣỡng một số đối tƣợng ngƣời cao tuổi nhất định nhƣ ngƣời già neo đơn, bị bỏ rơi hoặc ngƣời cao tuổi thuộc diện

chính sách. Các trung tâm bảo trợ thƣờng thiếu điều kiện vật chất, trang thiết bị không thể đáp ứng đủ nhu cầu xã hội và cũng không thể chăm sóc chu đáo cho ngƣời cao tuổi vì còn nặng tính bao cấp. Hơn nữa, mức trợ cấp xã hội cũng rất thấp so với mức sống trung bình.

Về vấn đề chăm sóc sức khỏe cho ngƣời cao tuổi, hiện nay chỉ có khoảng 50% các bệnh viện tuyến tỉnh có khoa lão khoa, lực lƣợng cán bộ y tế có chuyên môn lão khoa thiếu trầm trọng cả về lƣợng và chất, và chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn. Các bệnh viện tuyến huyện trở xuống hầu nhƣ không có đội ngũ chuyên môn lão khoa.

Về khía cạnh chăm sóc đời sống văn hóa, tinh thần của ngƣời cao tuổi cũng chƣa đƣợc đảm bảo thực thi theo quy định của Luật ngƣời cao tuổi. Ví dụ nhƣ việc giảm giá vé khi tham gia giao thông công cộng hay khi tham quan di tích văn hóa,… Mặc dù đã có những hƣớng dẫn thi hành từ các cơ quan có trách nhiệm nhƣng tỷ lệ thực hiện còn rất thấp. Các công trình công cộng vẫn chƣa đƣợc xây dựng theo hƣớng thân thiện và tiện lợi cho ngƣời cao tuổi. Các hoạt động giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao cũng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, nhất là ở các địa phƣơng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, phải dựa chủ yếu vào nguồn ngân sách hỗ trợ từ cấp trên

Thứ ba, hạn chế về vấn đề nhận thức quyền của ngƣời cao tuổi. Trƣớc hết, bản thân ngƣời cao tuổi chƣa nhận thức đầy đủ các quyền của mình. Chỉ có các quyền hƣởng trợ cấp và mừng thọ là đƣợc nhiều ngƣời cao tuổi biết và nhận thức đƣợc, và càng cao tuổi thì mức độ hiểu biết về quyền của ngƣời cao tuổi càng thấp. Công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật đến ngƣời cao tuổi chƣa kịp thời, thiếu chƣơng trình, kế hoạch tuyên truyền tổng thể. Sự phối

hợp liên ngành để thực hiện công tác ngƣời cao tuổi còn hạn chế. Hơn nữa,

nhận thức của các cơ quan, cá nhân có trách nhiệm còn chƣa tƣơng xứng với yêu cầu thực tiễn. Trong quá trình thực hiện còn nhiều nơi chính quyền địa

phƣơng, cơ sở chƣa xác định rõ đƣợc trách nhiệm trong thực hiện chính sách, pháp luật đối với ngƣời cao tuổi; thiếu quan tâm, chỉ đạo, chƣa xây dựng đƣợc kế hoạch hoạt động cụ thể, xem hoạt động ngƣời cao tuổi chỉ là những hoạt động phong trào, là công tác của Hội Ngƣời cao tuổi

Trên cơ sở những hạn chế cả trong pháp luật và thực hiện pháp luật có nhiều vấn đề cần đặt ra để khắc phục những hạn chế đó trong việc hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện đƣợc các quy định pháp luật vào đời sống thực tế nhằm bảo đảm tốt hơn quyền của ngƣời cao tuổi.

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật là biện pháp đầu

tiên và quan trọng nhất nhằm khắc phục hạn chế. Việc xây dựng và hoàn thiện

các quy định pháp luật cần phù hợp với các tiêu chuẩn luật nhân quyền quốc tế, phù hợp với trình độ kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam. Các quy định pháp luật cũng cần phù hợp với đối tƣợng chịu sự tác động và cần đƣợc tiếp thu ý kiến đóng góp từ chính những ngƣời cao tuổi. Đặc biệt, ngƣời cao tuổi cần đƣợc bổ sung những chính sách và quy định pháp luật nhằm ƣu tiên cho ngƣời cao tuổi, để ngƣời cao tuổi có cơ hội hƣởng thụ các quyền bình đẳng với các nhóm đối tƣợng khác.

Thứ hai, tăng cƣờng cơ chế bảo đảm, thực thi để rà soát việc thực hiện các chính sách đối với ngƣời cao tuổi, đảm bảo ngƣời cao tuổi tiếp cận đƣợc các chính sách đã ban hành. Nhà nƣớc cần thƣờng xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra đảm bảo thực hiện các quy định của pháp luật trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực chăm sóc ngƣời cao tuổi về thể chất, tinh thần, lĩnh vực an sinh xã hội. Công tác xử lý vi phạm đối với ngƣời cao tuổi cần thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo răn đe, ngăn ngừa tái diễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quyền của người cao tuổi ở việt nam hiện nay (Trang 73 - 76)