1.4. Cơ sở xác định phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
1.4.4. Phạm vi hàng hóa, dịch vụ được gắn nhãn hiệu
Nhãn hiệu không tồn tại dưới hình thức độc lập với hàng hoá hay dịch vụ thương mại. Cơ sở cho nó tồn tại là chức năng phân biệt hàng hoá/dịch vụ cùng loại của các chủ thể kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, giá trị của nhãn hiệu lại độc lập với giá trị của hàng hoá/dịch vụ mang nhãn hiệu và nhiều khi có ý nghĩa quyết định giá bán của hàng hoá/dịch vụ đó trên thị trường.
Đối với nhãn hiệu thông thường, phạm vi bảo hộ chỉ áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc có liên quan. Điều 8(5) của Quy Chế về Nhãn Hiệu cộng đồng quy định “nhãn hiệu được nộp đơn đăng ký sẽ không được đăng ký nếu nhãn hiệu đó trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã có trước đó và nhãn hiệu đó sẽ được đăng ký cho hàng hóa hoặc dịch vụ
không tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ cho nhãn hiệu đã có trước đó được
đăng ký …” [24]. Ngôn ngữ tương đồng được quy định tại Điều 5(2) của Chỉ
thị về thống nhất pháp luật nhãn hiệu của EU. Việc đánh giá tính tương tự của hàng hoá hoặc dịch vụ được xem xét trên quan điểm của người tiêu dùng. Khả năng gây nhầm bao gồm khả năng liên tưởng là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hoá. Thuật ngữ khả năng gây nhầm lẫn “bao gồm khả năng liên tưởng”, đã trở thành chuẩn mực chung để đánh giá tính tương tự của nhãn hiệu thông qua phán quyết của Toà án châu Âu trong vụ trong vụ Sabel BV v Puma AG [23]. Trong đó toà án đã xác định khái niệm về khả năng liên tưởng là không khác với khái niệm về khả năng nhầm lẫn nhưng nó nhằm mục đích định làm rõ hơn phạm vi xâm phạm.
Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, phạm vi bảo hộ cũng được mở rộng sang việc sử dụng có liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ không tương tự trong trường hợp bản sắc hoặc tính tương tự của nhãn hiệu đối lập có thể làm cho người tiêu dùng lầm tưởng rằng có mối quan hệ giữa nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu đối lập hoặc có cơ may làm phai dần tính phân biệt với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc làm phương hại đến danh tiếng của nhãn hiệu này.
Cùng với đó, miễn là nhãn hiệu nổi tiếng hoặc nhãn hiệu rất nổi tiếng được bảo hộ có liên quan đến hàng hóa và dịch vụ không tương tự khi có nguy cơ gây nhầm lẫn, hoặc bằng học thuyết chống làm lu mờ nhãn hiệu, thì phạm bảo hộ này sẽ được mở rộng sang hàng hóa hoặc dịch không cạnh tranh. Bất cứ khi nào chủ sở hữu nhãn hiệu chứng minh rằng việc các bên thứ ba sử dụng nhãn hiệu tạo ra một lợi thế không công bằng đối với chủ sở hữu đó, hoặc làm phương hại đến danh tiếng hoặc khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc rất nổi tiếng, thì cần ngăn chặn việc sử dụng đó. Pháp luật Việt Nam không có quy định về vấn đề này và tòa án cũng không có quy định về điểm này. Tuy nhiên, trong phạm vi sự bảo hộ sẽ được cấp đối với hàng hóa
và dịch vụ, các xem xét cũng cần mở rộng có hợp lý đối với hàng hóa và dịch vụ không cạnh tranh.