Phạm vi bảo hộ về thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật việt nam luận văn ths luật 60 38 01 (Trang 30 - 31)

1.4. Cơ sở xác định phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

1.4.1. Phạm vi bảo hộ về thời gian

Muốn duy trì việc bảo hộ nhãn hiệu, trong tất cả các trường hợp, chủ sở hữu nhãn hiệu cần thực hiện thủ tục gia hạn và nộp lệ phí trước khi hết thời hạn, thông thường mỗi thời hạn là 10 năm. Ở một số nước, việc sử dụng nhãn hiệu là yêu cầu bắt buộc để duy trì hiệu lực bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá.

Chẳng hạn theo pháp luật Hoa Kỳ, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trong thời hạn 10 năm kể từ ngày đăng ký. Đăng ký có thể được gia hạn, mỗi lần 10 năm bằng việc nộp đơn xin gia hạn và lệ phí theo quy định. Việc xin gia hạn ở đây có thể thực hiện vào bất cứ thời điểm nào trong vòng một năm trước khi kết thúc một giai đoạn hiệu lực 10 năm. Việc gia hạn có thể thực hiện trong vòng 06 tháng sau khi kết thúc thời hạn nói trên và người nộp đơn phải nộp thêm khoản phí cho việc gia hạn muộn. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị hủy bỏ trong các trường hợp sau:

- Nhãn hiệu không được sử dụng trong vòng 05 năm kể từ ngày đăng ký, hoặc trong vòng 05 năm kể từ ngày công bố.

- Nhãn hiệu đăng ký trở thành tên chung cho hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu.

- Nhãn hiệu không còn khả năng phân biệt.

Trong khi đó, Đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid có hiệu lực trong vòng 20 năm kể từ ngày đăng ký quốc tế. Đăng ký quốc tế có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 20 năm bằng việc nộp đơn xin gia hạn và lệ phí theo quy định. Trong vòng 06 tháng trước khi hết hạn hiệu lực, chủ sở hữu phải làm đơn xin gia hạn hiệu lực đăng ký quốc tế và nộp cho Văn phòng quốc tế thông qua Cục Sở hữu trí tuệ.

Giới hạn liên quan đến nội dung quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu cũng có thể xem là một giới hạn phạm vi thời gian đối với quyền đó là quy định về việc sử dụng nhãn hiệu nêu tại Điều 136 Luật SHTT, theo đó, chủ sở hữu

nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó, trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực. Quy định này nhằm mục đích ngăn chặn việc đăng ký chiếm chỗ mà không sử dụng.

Một trong những lý do khống chế phạm vi thời gian như vậy là để đảm bảo nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ sở hữu tài sản SHTT và lợi ích xã hội bởi tài sản SHTT được con người sáng tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của nhân loại được tốt hơn, do đó chủ sở hữu, sau một khoảng thời gian được độc quyền sử dụng cũng như khai thác giá trị thương mại của tài sản trí tuệ do mình tạo ra, thì sản phẩm trí tuệ ấy phải được nhân loại sử dụng thì nó mới có ý nghĩa. Việc hưởng lợi từ các tiến bộ khoa học và ứng dụng của tiến bộ khoa học rõ ràng có sự liên quan mật thiết đến hầu hết các quyền con người khác, đặc biệt là các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Các tiến bộ khoa học và ứng dụng của tiến bộ khoa học có thể thúc đẩy các yếu tố về tiêu chuẩn vật chất trong việc thụ hưởng quyền có mức sống thích đáng (bao gồm quyền có lương thực thích đáng, nhà ở thích đáng, nước và vệ sinh, vv…), quyền được hưởng tiêu chuẩn cao nhất có thể đạt được về sức khỏe, quyền hưởng điều kiện việc làm công bằng và thuận lợi, quyền về giáo dục, quyền tham gia vào đời sống văn hóa. Các ứng dụng của tiến bộ khoa học cũng góp phần đưa ra những biện pháp hiệu quả trong việc thực thi ngày càng đầy đủ các quyền được công nhận trong Công ước, cũng như xác minh việc vi phạm và các biện pháp khắc phục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật việt nam luận văn ths luật 60 38 01 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)