Nội dung một số Công ước của ILO về bảo vệ lao động nữ di trú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật và thực tiễn bảo vệ quyền của lao động nữ việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Trang 35 - 99)

2.1. Pháp luật quốc tế về bảo vệ lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài

2.1.2. Nội dung một số Công ước của ILO về bảo vệ lao động nữ di trú

Trong số các văn kiện của ILO, bên cạnh Công ước số 97 và và Công ước số 143 về lao động di trú nói chung, còn có hai Công ước là Công ước số 100 năm 1951 về Trả lương bình đẳng giữa lao động nam và nữ cho loại công việc có giá trị ngang nhau và Công ước số 111 năm 1958 về Kỳ thị trong Việc làm và Nghề nghiệp đã đề cập đến việc bảo vệ quyền lợi của lao động nữ. Đây là 2 công ước thuộc 8 Công ước cơ bản của ILO, thể hiện quan điểm của các quốc gia thành viên về những nguyên tắc và tiêu chuẩn cơ bản nhất trong

quan hệ lao động mà các quốc gia thành viên cần tuân thủ, có thể sử dụng như là một công cụ pháp lý để bảo vệ quyền lợi của lao động nữ di trú

2.1.2.1. Công ước số 97 về Người lao động di trú năm 1939(Việt Nam chưa phê chuẩn)

Các quốc gia thành viên của Công ước có trách nhiệm tạo điều kiện cho việc di trú để lao động bằng cách thiết lập và duy trì sự giúp đỡ và dịch vụ thông tin miễn phí cho những người lao động di cư cũng như có biện pháp chống lại những tuyên truyền sai lầm về vấn đề di trú và xuất nhập cảnh. Công ước cũng quy định về những dịch vụ y tế thích hợp cho người lao động di cư và sự chuyển giao tiền thu nhập cũng như tiền tiết kiệm của họ. Công ước đưa ra một nguyên tắc quan trọng, đó là trong một số lĩnh vực như điều kiện làm việc, quyền tự do thành lập hội và an sinh xã hội thì các quốc gia phải đối xử với người lao động di trú không kém thuận lợi hơn cách đối xử với người lao động là công dân của quốc gia đó.

2.1.2.2. Công ước số 143 về Người lao động di trú (Việt Nam chưa phê chuẩn)

Công ước đưa ra các biện pháp phòng chống việc di cư lén lút và bất hợp pháp đồng thời khẳng định nghĩa vụ bảo vệ các quyền con người cơ bản của tất cả mọi người lao động di trú. Công ước quy định quốc gia thành viên phải bảo đảm bằng luật pháp trong lãnh thổ của họ sự bình đẳng giữa những người lao đông di trú hợp pháp và những người lao động là công dân của quốc gia đó, để cho người lao động di trú hợp pháp được bình đẳng về cơ hội và về cách đối xử trong lãnh vực việc làm và nghề nghiệp, an sinh xã hội, công đoàn, các quyền văn hóa, và các quyền tự do của cá nhân cũng như của tập thể những người lao động di cư hoặc thân nhân của họ.

2.1.2.3. Công ước số 100 năm 1951 về Trả lương bình đẳng giữa lao động nam và nữ cho loại công việc có giá trị ngang nhau (Việt Nam đã phê chuẩn vào ngày 7/10/1997)

Việt Nam đã phê chuẩn Công ước này vào ngày 7/10/1997. Công ước số 100 của ILO đề nghị các quốc gia thành viên phải bảo đảm việc áp dụng nguyên tắc trả lương bình đẳng cho người lao động nam và nữ khi họ làm những việc có giá trị tương đương với nhau. Danh từ "trả lương" được hiểu theo nghĩa rộng là tiền lương hoặc tiền thù lao bình thường, cơ bản hoặc tối thiểu, và tất cả mọi phụ phí mà người chủ sử dụng lao động trả trực tiếp hay gián tiếp, dù bằng tiền mặt hay bằng hiện vật phát sinh từ việc làm của người lao động.

Nguyên tắc cơ bản của Công ước được ghi nhận ở Điều 2, theo đó các nước thành viên phải áp dụng những biện pháp thích hợp nhằm bảo đảm nguyên tắc trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ đối với một công việc có giá trị ngang nhau.

Để đảm bảo nguyên tắc trên được thực thi trên thực tế, Công ước nêu rõ các hình thức áp dụng gồm: a) bằng pháp luật hoặc pháp quy; b) hoặc bằng mọi cơ chế ấn định việc trả công đã được thiết lập hay công nhận theo pháp luật; c) hoặc bằng các thỏa ước tập thể mà người sử dụng lao động và người lao động đã cùng nhau ký kết; d) hoặc bằng sự kết hợp những loại biện pháp đó.

Tuy nhiên, Công ước chỉ quy định các nước thành viên sẽ tùy nghi cộng tác với các tổ chức hữu quan của người sử dụng lao động và của người lao động để thực hiện có hiệu quả những quy định của Công ước. Do vậy mà mức độ ràng buộc của Công ước không cao, không mang tính bắt buộc phải hành động với các quốc gia thành viên.

2.1.2.4. Công ước số 111 năm 1958 về Kỳ thị trong Việc làm và Nghề nghiệp (Việt Nam đã phê chuẩn vào ngày 7/10/1997)

Việt Nam đã phê chuẩn Công ước này vào ngày 7/10/1997. Công ước đòi hỏi các quốc gia thành viên khi đã tham gia công ước phải theo đuổi chính

sách nhằm tăng cường sự bình đẳng về cơ hội và xoá bỏ sự phân biệt đối xử về giới tính trong việc làm, nghề nghiệp đối với người lao động.

Theo Công ước, các quốc gia thành viên tham gia Công ước phải áp dụng các biện pháp phù hợp với điều kiện và thực tiễn của nước mình nhằm đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội và chế độ đãi ngộ liên quan đến nghề nghiệp và việc làm trên cơ sở xoá bỏ mọi sự phân biệt đối xử có liên quan.

Phân biệt đối xử” trong việc làm và nghề nghiệp theo Công ước được

hiểu là:

- Mọi sự phân biệt, loại trừ hoặc ưu đãi dựa trên chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, chính kiến, dòng dõi dân tộc hoặc nguồn gốc xã hội, có tác động triệt bỏ hoặc làm phương hại sự bình đẳng về cơ may hoặc về đối xử trong việc làm, nghề nghiệp.

- Mọi sự phân biệt, loại trừ hoặc ưu đãi khác nhằm triệt bỏ hoặc làm phương hại sự bình đẳng về cơ may hoặc về đối xử mà nước thành viên hữu quan sẽ có thể chỉ rõ sau khi tham khảo ý kiến các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động và của người lao động (nếu có) và của các tổ chức thích hợp khác.

Theo điều 3 Công ước, các quốc gia thành viên tham gia Công ước còn phải áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm quy định trong luật và thực hiện các chương trình giáo dục nhằm đảm bảo việc tuân thủ và sự tôn trọng sự bình đẳng về nghề nghiệp và việc làm.

2.1.3. Nội dung một số Công ước của Liên Hợp Quốc về bảo vệ lao động nữ di trú

2.1.3.1. Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của người lao động di trú và các thành viên trong gia đình họ 1990 (Việt Nam chưa tham gia Công ước)

Công ước quốc tế về quyền của người lao động di trú và các thành viên trong gia đình họ là một trong những điều ước quan trọng nhất về bảo vệ quyền của người lao động di trú. Ý tưởng về việc soạn thảo một công ước quốc tế về người lao động di trú được bắt đầu từ đề xuất của Hội nghị thế giới lần thứ nhất về chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và sự phân biệt đối xử về chủng tộc tại Geneva năm 1978. Đề xuất này sau đó đã được thể hiện trong Nghị quyết 33/163 của Đại hội đồng về các biện pháp để thúc đẩy các quyền con người và nhân phẩm cho lao động di cư. Sau đó, Nhóm công tác mở về soạn thảo công ước do Mexico chủ trì được thành lập năm 1980. Sau 10 năm chuẩn bị, Công ước được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 18/12/1990 theo Nghị quyết 45/158 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2003. Tính đến ngày 31/5/2017, đã có 51 quốc gia là thành viên của Công ước này (Việt Nam chưa tham gia).

b. Mục đích và các nguyên tắc cơ bản của Công ước

Công ước ICRMW đã xây dựng các chuẩn mực bắt buộc về đối xử, công việc, quyền của những người lao động di cư nhằm chấm dứt tình trạng bóc lột đối với những người lao động di cư vẫn thường xảy ra từ trước đến nay. Thông qua Công ước này, quyền của người lao động di trú và các thành viên trong gia đình được đề cập một cách sâu sắc và đầy đủ từ các quyền về dân sự, chính trị, lao động, kinh tế, xã hội văn hóa cho đến các quyền mang tính chất đặc trưng của người lao động di cư. Công ước đã có một số nội dung quan trọng liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của lao động di trú nói chung và lao động nữ di trú nói riêng.

Điều 1 và Điều 7 của Công ước nêu rõ, việc áp dụng Công ước cũng như việc tôn trọng và đảm bảo các quyền được ghi nhận trong Công ước cần dựa trên nguyên tắc không có sự phân biệt nào về giới tính, chủng tộc, màu da, ngôn ngữ, tôn giáo, tín ngưỡng, quan điểm chính trị hoặc các quan điểm

khác, nguồn gốc xã hội hoặc dân tộc, quốc tịch, lứa tuổi, thành phần kinh tế, tài sản, tình trạng hôn nhân, nơi sinh hoặc những vấn đề khác. Nguyên tắc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với những người lao động di trú vì họ là những người phải sống ở một quốc gia khác, trong một môi trường và xã hội khác, có nhiều sự biệt về ngôn ngữ, văn hóa,…do đó có nguy cơ dễ bị tổn thương, đặc biệt là đối với lao động nữ.

c. Nội dung cơ bản của Công ước

Công ước đã đưa ra định nghĩa về “người lao động di trú” (migrant worker) tại Điều 2, theo đó, “người lao động di trú” được hiểu là những người “...đã, đang và sẽ làm một công việc có hưởng lương tại một quốc gia

mà người đó không phải là công dân”. Định nghĩa này cụ thể hóa và bổ sung

một định nghĩa trước đó về người lao động di trú được đề cập trong Công ước số 97 của ILO năm 1949. Theo Điều 11 Công ước số 97 của ILO, thuật ngữ người di trú vì việc làm được hiểu là một người di cư từ một quốc gia này tới quốc gia khác để tìm kiếm việc làm, bao gồm bất kỳ người nào được tuyển dụng một cách lâu dài như là một người di trú vì việc làm. Khái niệm này không bao hàm: (a) Những lao động qua lại ở các vùng biên giới; (b) Những nghệ sĩ và người có chuyên môn hành nghề tự do đến làm việc ở nước khác trong thời gian ngắn; và (c) Các thủy thủ. Như vậy, so với định nghĩa này, định nghĩa được nêu trong Công ước của Liên Hợp Quốc về các quyền của người lao động di trú và các thành viên trong gia đình họ mang tính chất cụ thể hơn, vì đã nêu ra 8 dạng người lao động di trú và 6 dạng người không được coi là lao động di trú [10; tr.32].

Công ước đã đề ra 3 nguyên tắc chỉ đạo bao gồm nguyên tắc không phân biệt đối xử, nguyên tắc đối xử quốc gia và nguyên tắc các quyền được áp dụng trong suốt quá trình di cư lao động. Trong đó, nguyên tắc không phân biệt đối xử có thể coi là nguyên tắc có ý nghĩa lớn nhất đối với việc bảo vệ

quyền lợi của lao động nữ di trú. Nguyên tắc không phân biệt đối xử được nêu tại Điều 1, theo đó tất cả các quyền được xác lập trong Công ước phải được áp dụng một cách bình đẳng cho tất cả mọi người lao động di trú và các thành viên gia đình họ, “không có bất kỳ sự phân biệt nào như giới tính,

chủng tộc, màu da, ngôn ngữ, tôn giáo hoặc tín ngưỡng,…”. Bên cạnh đó,

nguyên tắc đối xử quốc gia được nêu tại Điều 25 của Công ước yêu cầu các quốc gia phải bảo đảm cho người lao động di trú đang làm việc ở nước mình được hưởng các quyền mà người lao động nước mình đang được hưởng và nguyên tắc các quyền được áp dụng trong suốt quá trình di cư lao động được nêu tại Điều 1 yêu cầu các quốc gia phải bảo đảm sự bảo vệ các quyền của người lao động di trú trong mọi giai đoạn, bao gồm cả trước, trong và sau quá trình di cư để lao động.

Công ước đề cập đến các quyền con người cơ bản mà tất cả mọi người lao động di trú, bất kể hợp pháp hay bất hợp pháp, cùng với các thành viên gia đình họ đều phải được bảo đảm. Các quyền cơ bản được đề cập trong Phần III (từ Điều 8 - 32), trong đó có một số quyền quan trọng đối với việc bảo vệ lao động nữ di trú như: Quyền không bị tra tấn hoặc đối xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm (Điều 10), Quyền không bị bắt làm nô lệ hay nô dịch, bị lao động cưỡng bức hay bắt buộc (Điều 11) Quyền sở hữu tài sản (Điều 15), Quyền được nhận sự chăm sóc y tế khẩn cấp cần thiết trên cơ sở đối xử bình đẳng như các công dân của quốc gia liên quan (Điều 28), Quyền được gửi về nước hoặc mang theo số tiền kiếm được khi hồi hương (Điều 26), Quyền được nhận sự hỗ trợ, bảo vệ của một cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự của quốc gia xuất xứ, hoặc của quốc gia đại diện cho lợi ích của quốc gia xuất xứ khi các quyền được thừa nhận trong Công ước này bị vi phạm (Điều 23), Quyền được đối xử bình đẳng như các công dân của quốc gia nơi có việc làm liên quan đến vấn đề thù lao và những điều kiện làm việc, tuyển dụng khác như

làm ngoài giờ, giờ làm việc, nghỉ cuối tuần, ngày nghỉ được trả lương, an toàn lao động, y tế, chấm dứt quan hệ lao động, độ tuổi lao động tối thiểu, hạn chế làm việc tại gia và bất kỳ vấn đề nào khác mà, theo pháp luật và thực tiễn quốc gia, được coi là điều kiện làm việc, tuyển dụng (Điều 25).

d. Cơ chế giám sát thực hiện Công ước

Các quốc gia thành viên của Công ước có nghĩa vụ nộp báo cáo đầu tiên sau một năm kể từ khi Công ước có hiệu lực, sau đó phải nộp báo cáo theo định kỳ 5 năm. Ngoài ra, các quốc gia thành viên còn có thể phải nộp các báo cáo bất thường theo yêu cầu của ủy ban giám sát Công ước. Công ước quy định thành lập Ủy ban về bảo vệ quyền của người lao động di trú và thành viên gia đình họ gồm 10 chuyên gia độc lập, do các quốc gia thành viên Công ước đề cử và bầu ra. Ủy ban họp mỗi năm một lần để xem xét các báo cáo quốc gia và đưa ra những bình luận, khuyến nghị chung cho mọi quốc gia thành viên.

2.3.1.2. Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với Phụ nữ 1979 và Khuyến nghị chung số 26 về lao động nữ di trú (Việt Nam phê chuẩn ngày 19/3/1982)

a. Lịch sử hình thành Công ước

Vấn đề phân biệt đối xử với phụ nữ dưới nhiều hình thức, cấp độ khác nhau là một vấn đề cần quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Ngay từ khi mới thành lập, Liên Hợp Quốc đã nhận thấy sự cần thiết phải bảo đảm quyền bình đẳng cho phụ nữ. Nguyên tắc bình đẳng nam nữ đã được thể hiện trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, 2 Công ước năm 1966 và nhiều văn kiện khác.

Dù đã có nhiều điều ước liên quan nhưng việc xóa bỏ tình trạng phân biệt đối xử với phụ nữ dường như chưa thật sự hiệu quả nên theo yêu cầu của Tổng thư ký Liên hợp quốc vào năm 1972, Ủy ban về địa vị của phụ nữ đã soạn thảo một công ước riêng biệt về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ.

Ngày 18 tháng 12 năm 1979, Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với Phụ nữ (CEDAW) được thông qua tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Công ước quốc tế này chính thức có hiệu lực từ ngày 3 tháng 9 năm 1981 sau khi được 20 nước thông qua. Công ước CEDAW bao gồm Lời nói đầu, 6 Phần, 30 Điều và Công ước được mô tả như là một Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế cho phụ nữ. Đến tháng 3/2017, Công ước đã có 189 quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật và thực tiễn bảo vệ quyền của lao động nữ việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Trang 35 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)