Hoàn thiện các văn bản pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quốc tế về bảo vệ động vật hoang dã và thực tiễn áp dụng tại việt nam (Trang 89 - 107)

3.2. Khuyến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ

3.2.2. Hoàn thiện các văn bản pháp luật Việt Nam

Bên cạnh các quy định của pháp luật quốc tế được sử dụng để làm căn cứ chung và làm quy chuẩn để nội luật hóa cho phù hợp với bối cảnh xã hội, các chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường và bảo tồn ĐDSH quốc gia cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng điều chỉnh các vấn đề cụ thể về việc bảo vệ ĐVHD.

Qua việc nghiên cứu tổng quan pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia trong lĩnh vực bảo vệ ĐVHD, đồng thời phân tích và chỉ ra những ưu điểm cũng như nhược điểm còn tồn đọng trong hệ thống pháp luật gây nhiều cản trở và làm phát sinh tiêu cực trong quá trình thực thi, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này như sau:

Thứ nhất, cần xem xét, trao đổi và rà soát kỹ lưỡng dự án sửa đổi Luật bảo vệ

và phát triển rừng (2004) bởi đây là khung pháp lý quan trọng đóng vai trò chủ chốt trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lâm nghiệp theo định hướng thị trường và hội nhập quốc tế; có cơ cấu quản lý, sản xuất kinh doanh hợp lý, ổn định theo hướng hiện đại, phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường; góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người làm nghề rừng và công cuộc xây dựng nông thôn mới, ứng phó với biến đổi khí hậu và quốc phòng, an ninh; đảm bảo đồng bộ hóa với các văn bản pháp luật liên quan và tránh tình trạng mắc nhiều sai sót như Bộ luật Hình sự sửa đổi 2015. Đồng thời, xây dựng và cập nhật các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này theo từng nội dung cụ thể.

Thứ hai, xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm thực hiện có

hiệu quả Luật Đa dạng sinh học, ưu tiên xây dựng các văn bản hướng dẫn các nội dung về từng vấn đề bao gồm quy hoạch ĐDSH, bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước, quản lý hệ thống khu bảo tồn, bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, bảo tồn tài nguyên di truyền, quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại, quản lý sinh vật biến đổi gen, cơ chế tài chính cho quản lý và bảo tồn ĐDSH.

Thứ ba, xét thấy Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ

về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm hiện không còn tương

thích với pháp luật hiện hành về ĐVHD, cần có văn bản sửa đổi Nghị định này để thống nhất giữa các văn bản có liên quan và tạo điều kiện thuận lợi cho vấn đề xử lý vi phạm liên quan đến ĐVHD.

Thứ tư, Chính phủ cần xây dựng duy nhất một Danh mục các loài ĐVHD cần

được bảo vệ, bao gồm tất cả các loài ở tất cả các mức độ nguy cấp, từ động vật rừng cho đến các loài thủy sinh, từ ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm cho đến các loài ĐVHD thông thường để tránh sự chồng chéo và mâu thuẫn trong việc áp dụng pháp luật xử lý vi phạm cũng như xử lý tang vật.

Thứ năm, cần thắt chặt quy định nghiêm cấm hành vi gây nuôi dưới bất kỳ

hình thức nào đối với các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục I của Công ước CITES nếu không phải vì mục đích bảo tồn và nghiên cứu khoa học, đóng cửa các trang trại gây nuôi hổ cũng như thu hồi các cá thể gấu từ các hộ gia đình và chuyển về các trung tâm cứu hộ và các khu bảo tồn. Đối với việc gây nuôi thương mại các loài ĐVHD có mức độ bảo vệ thấp hơn, cơ quan chức năng có thẩm quyền cần đảm bảo quy trình nghiêm ngặt trong việc cung cấp giấy phép hợp pháp cho các trang trại, đồng thời thường xuyên giám sát, theo dõi định kỳ các cơ sở gây nuôi bảo đảm tuân thủ quy chuẩn về chuồng trại, điều kiện nuôi nhốt và chăm sóc theo quy chuẩn của Nhà nước.

Thứ sáu, xét về việc đối xử nhân đạo với động vật, Việt Nam cần có quy định

về phúc lợi động vật trong các văn bản liên quan tiến tới xây dựng một đạo luật riêng về vấn đề này. “Phúc lợi động vật” là cho dù trong bất kỳ điều kiện nào, tất cả mọi con vật cũng có quyền sống theo tự nhiên và đặc tính của từng loài, phù hợp thể trạng từng cá thể mà không bị sức ép tâm lý hay bệnh tật. Cụ thể, ĐVHD thì cần được sống trong môi trường tự nhiên của chúng mà không có bất kỳ sự xâm phạm dù là trực tiếp hay gián tiếp của con người. Nhiều quan điểm cho rằng con người còn lo chưa xong nói gì tới con vật, tác giả không đồng tình với quan điểm này, thiết nghĩ, con người nếu không phải vì mục đích sinh tồn mà thực hiện các hành vi vô nhân đạo đối với động vật mang tính giải trí như săn bắn, xiếc thú, các công viên giải trí hay thảm sát động vật hàng loạt để phục vụ các lễ hội (như lễ hội giết cá heo ở Nhật Bản, nghi lễ giết cá voi ở Đan Mạch...) thì đều đáng bị lên án, đây được xem là các hành vi man rợ và phản khoa học, đi ngược lại với nền văn minh nhân loại. Con người cũng như bất kỳ loài sinh vật khác đều có quyền được sống một cách bình đẳng. Tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đều có quy định về phúc lợi động vật, ví dụ như tại Australia, mỗi bang đều có những chế tài riêng để trừng phạt các hành vi đối xử bất công, tàn nhẫn, phi nhân đạo đối với động vật, mức án tù tối đa đối với những hành vi đối xử tàn nhẫn với động vật có thể lên tới 5 năm, còn

tập thể;nước Anh cũng có những quy định rất cụ thể để bảo vệ các loài động vật, theo đó những hành vi giết thịt, hành hạ dã man đều bị nghiêm cấm và bị trừng phạt rất nặng; hay tại Tây Ban Nha, các loài vật nuôi được công nhận như một công dân hợp pháp... Tóm lại, với đặc điểm của pháp luật là tiêu chuẩn cho các vấn đề về đạo đức của con người, việc quy định về phúc lợi động vật cũng là biểu hiện của một xã hội văn minh, góp phần bổ sung vào các quy định về bảo vệ ĐVHD, giúp con người hướng thiện, tiến tới ngăn chặn các hành vi vô nhân đạo đối với động vật, theo đó các cơ sở kinh doanh ĐVHD như công viên giải trí, sở thú hay xiếc thú cần được loại bỏ bởi nó mang tính chất ngược đãi động vật nhiều hơn là bảo tồn loài. ĐVHD cần được sống trong môi trường tự nhiên hoang dã, chúng không thuộc về bất cứ lồng, cũi hay xích sắt nào.

Đối với các quy định về xử lý vi phạm liên quan đến ĐVHD:

Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2015 đã thể hiện sự nỗ lực đáng kể của nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ ĐVHD thông qua việc quy định chi tiết các hành vi vi phạm và tăng nặng các khung hình phạt. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số điểm chưa hợp lý trong luật sửa đổi, ví dụ như Luật sửa đổi vẫn áp dụng Nghị định 32/2006/NĐ-

CP trong xử lý vi phạm, tác giả kiến nghị chỉ nên áp dụng Phụ lục I của Công ước

CITES và Nghị định 160/2013/NĐ-CP để xử lý hình sự liên quan đến các loài này, bởi các loài ĐVHD thuộc nhóm IB trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP cũng đã được bao hàm trong cả hai Danh mục này. Bên cạnh đó, vi phạm về hành vi “buôn bán trái phép” được quy định ở khoản 1 Điều 244 là các hoạt động xuất khẩu, tái xuất khẩu, nhập khẩu và nhập nội từ biển các loài động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loài của động vật, nhưng tại điểm đ khoản 2 lại chỉ quy định hành “buôn bán, vận chuyển qua biên giới”. Quy định này là thiếu chặt chẽ so với khoản 1 và chưa đầy đủ, tác giả kiến nghị nên bổ sung cụm từ “trái phép” vào quy định này thành: “buôn bán, vận chuyển trái phép qua biên giới”.

Ngoài việc đẩy nhanh tiến độ sửa đổi một số sai sót trong Bộ luật Hình sự 2015 để rút ngắn việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật, cần đồng thời soạn thảo văn

bản dưới luật quy định về hướng dẫn thi hành một số điều trong Bộ luật Hình sự 2015 về bảo vệ ĐVHD để cụ thể hóa các điều khoản trong các khung hình phạt thay thế cho Thông tư 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC sau khi Bộ luật Hình sự sửa đổi 2015 có hiệu lực, trong đó cần chú ý quy định rõ về hành vi “tái phạm nguy hiểm” tại điểm i khoản 2 và “công việc nhất định” tại khoản 4 Điều 244.

Đối với các quy định về xử phạt vi phạm hành chính, cần thống nhất các hành vi vi phạm và các khung hình phạt trong một văn bản căn cứ theo Bộ luật Hình sự sửa đổi 2015, đồng thời cần thay đổi căn cứ xác định khung hình phạt từ việc định giá tang vật quy ra tiền sang việc định lượng bằng số lượng cá thể hay trọng lượng tang vật, để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng xử lý vụ việc nhanh chóng và chính xác, trong đó, khung hình phạt đối với các vi phạm liên quan đến các loài động vật thủy sinh cần được tăng nặng để tương xứng với khung hình phạt đối với các vi phạm liên quan đến các loài động vật rừng.

Đối với các quy định về xử lý tang vật là ĐVHD:

Xây dựng văn bản thống nhất hướng dẫn xử lý tang vật đối với tất cả các nhóm loài ĐVHD để thay thế cho các quy định lạc hậu hiện hành, trong đó tang vật là động vật sống bất kể mức độ nguy cấp sau khi kiểm kê số lượng và tình trạng tang vật cần ngay lập tức chuyển về các trung tâm cứu hộ, đối với các bộ phận cơ thể và sản phầm từ ĐVHD cần có quy trình bảo quản phù hợp tùy thuộc kích thước và khối lượng tang vật. Việc bán đấu giá tang vật cần được loại bỏ để tránh tình trạng hợp pháp hóa sản phẩm bất hợp pháp ra ngoài thị trường.

Bên cạnh việc kiện toàn hệ thống pháp luật, việc phân định rõ ràng chức năng quản lý giữa các bộ, ngành; xây dựng, đào tạo và tăng cường lực lượng cán bộ nòng cốt cho công tác bảo tồn từ trung ương đến địa phương; tăng cường sự phối hợp giữa các bộ ngành, giữa trung ương và địa phương trong việc quản lý cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực thi pháp luật. Qua đó, cần tăng cường giám

các mầm mống tội phạm.Ngoài ra, cần tăng cường tuyên truyền và phổ biến các văn bản pháp luật từ trung ương đến địa phương, từ các cấp chính quyền đến cộng đồng dân cư để đảm bảo các văn bản, chính sách về bảo tồn ĐDSH cũng như bảo vệ ĐVHD đến với quan trí và dân trí nhằm nâng cao nhận thức, đẩy mạnh việc thực thi pháp luật và kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật trong các cấp và cộng đồng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Dù không thể phủ nhận những cố gắng nỗ lực của Việt Nam trong công cuộc bảo vệ ĐDSH nói chung và bảo vệ ĐVHD nói riêng, nhưng các quy định pháp luật quốc gia trong lĩnh vực bảo vệ ĐVHD vẫn còn dàn trải, có nhiều lỗ hổng, không thống nhất dẫn đến mâu thuẫn và chồng chéo giữa các văn bản pháp lý, gây bất lợi và cản trở các cơ quan chức năng trong việc thực thi pháp luật. Thêm vào đó, trên thực tế các cán bộ, nhân viên trong ngành cũng chưa thực sự nắm được các quy định của nhà nước, dẫn đến sự chậm chạp trong khâu xử lý cùng với nhiều quy trình, thủ tục phức tạp đã để lại nhiều hậu quả không đáng có.

Vì vậy, để bảo vệ ĐVHD một cách có hiệu quả nhất, ngoài việc phải củng cố mối quan hệ đối tác ở mọi cấp, quốc gia, khu vực và quốc tế, giữa chính phủ và các tổ chức xã hội và khu vực tư nhân, cần kết hợp hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng thời tổ chức các chương trình tập huấn cho các cán bộ chuyên ngành, lực lượng kiểm lâm, qua đó nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm của các cán bộ, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thực thi pháp luật, bởi đây là một ngành đòi hỏi sự hy sinh và trách nhiệm rất lớn, nhà nước cần có chế độ đãi ngộ và trả công xứng đáng đối với những cán bộ nhà nước hoạt động trong ngành này. Suy cho cùng, họ cũng như các chiến sỹ ở các đảo ngoài khơi, hàng ngày chiến đấu đề bảo vệ quốc phòng, an ninh đất nước, bảo vệ sự sống của những công dân Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc tiến hành những chiến dịch nâng cao nhận thực để gây ảnh hưởng tới hành vi của người tiêu dùng đồng thời để người dân có nhận thức hơn nữa về những hậu quả và tác động của việc sắn bắt và buôn lậu động thực vật hoang

dã cũng góp phần giảm cầu tiêu thụ ĐHVD để người tiêu dùng không muốn và không thể mua các sản phẩm hoang dã.Sự thay đổi tích cực trong nhận thức của người dân đối với vấn đề này giúp biến chuyển tích cực cục diện ngày càng xấu đi của các loài ĐVHD.

KẾT LUẬN

Việt Nam tự hào là đất nước sở hữu giá trị ĐDSH cao, là mái nhà của khoảng 10% số loài trên thế giới mặc dù tổng diê ̣n tích chỉ chiếm chưa đến 1% diện tích đất liền trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ĐDSH của Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều mối đe dọa đặc biệt là tình trạng săn bắt, buôn bán, tiêu thụ trái phép và không bền vững các loài ĐVHD, đẩy nhiều loài đến bờ vực của sự tuyệt chủng ở tốc độ nhanh hơn bao giờ hết trong thập kỷ gần đây. Theo số liệu IUCN ghi nhận và cập nhật vào tháng 6/2015, số loài động vật hoang dã xếp hạng cực kỳ nguy cấp của Việt Nam là 44 loài, số loài nguy cấp là 89 loài và số loài bị đe dọa là 233 loài trong đó lớp thú chiếm số lượng lớn nhất trong các nhóm loài động vật. Đặc biệt, các loài đặc hữu của nước ta cũng đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa 3/9 loài thú, 6/10 loài chim và 8/39 loài lưỡng cư đặc hữu của Việt Nam hiện đang bị đe dọa.

Chính phủ Việt Nam trong những năm gần đây đã tích cực tham gia vào nỗ lực chung của thế giới trong công cuộc bảo vệ các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm, Việt Nam tham gia từ rất sớm những thỏa thuận quan trọng của thế giới hướng đến bảo vệ tài nguyên ĐDSH, các loài hoang dã như Công ước Ramsar, Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp - CITES, Công ước về Đa dạng sinh học - CBD, các Nghị định thư Nagoya, Cartengena, Biên bản ghi nhớ hợp tác song phương Việt Nam - Nam Phi, Việt Nam - Lào, Tuyên bố London năm 2014 giữa 46 quốc gia nhằm kiểm soát tình trạng buôn bán trái phép các sản phẩm ĐVHD, Tuyên bố Đông Á tháng 11/2014 chống buôn lậu ĐVHD, Tuyên bố Kasane về chống buôn bán trái phép ĐVHD vào tháng 3/2015, v.v.. Đây là một minh chứng rõ nét cho thấy sự quan tâm, cam kết chính trị tối cao của Chính phủ các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng đối với công tác bảo vệ các loài ĐVHD.

Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường công tác thực thi pháp luật bảo vệ các loài ĐVHD là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong nỗ lực

bảo tồn ĐDSH. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp thiết thực đối với các vấn đề về bảo vệ ĐVHD đối với Việt Nam. Những giải pháp này bước đầu mang tính chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quốc tế về bảo vệ động vật hoang dã và thực tiễn áp dụng tại việt nam (Trang 89 - 107)