Các quy định của pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế GTGT ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về khấu trừ và hoàn thế giá trị gia tăng tại Việt Nam (Trang 43)

Nam

1.6.1. Đối tƣợng và các trƣờng hợp đƣợc khấu trừ và hoàn thuế GTGT a. Đối tƣợng và các trƣờng hợp đƣợc khấu trừ thuế GTGT

Theo quy định của pháp luật về thuế GTGT hiện hành thì đối tƣợng sau đây sẽ đƣợc khấu trừ thuế GTGT: hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phƣơng pháp khấu trừ thuế, cụ thể đối với các trƣờng hợp sau:

- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng đƣợc khấu trừ toàn bộ;

- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế

thì chỉ đƣợc khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế giá trị gia tăng đầu vào đƣợc khấu trừ và không đƣợc khấu trừ; trƣờng hợp không hạch toán riêng đƣợc thì thuế đầu vào đƣợc khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh số chịu thuế giá trị gia tăng so với tổng doanh số hàng hóa, dịch vụ bán ra.

+ Thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không chịu thuế giá trị gia tăng thì đƣợc khấu trừ toàn bộ.

+ Thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định trong các trƣờng hợp sau đây không đƣợc khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố định: tài sản cố định chuyên dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh; tài sản cố định là nhà làm trụ sở văn phòng và các thiết bị chuyên dùng phục vụ hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh chứng khoán, các bệnh viện, trƣờng học; tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn.

Tài sản cố định là ôtô chở ngƣời từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ôtô sử dụng cho vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có trị giá vƣợt trên 1,6 tỷ đồng thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào tƣơng ứng với phần trị giá vƣợt trên 1,6 tỷ đồng sẽ không đƣợc khấu trừ.

- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng thì không đƣợc khấu trừ, trừ trƣờng hợp pháp luật quy định.

- Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh mua vào để sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân

nƣớc ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại quy định Luật Thuế giá trị gia tăng đƣợc khấu trừ toàn bộ.

- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí đƣợc khấu trừ toàn bộ.

- Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào đƣợc kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trƣờng hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì đƣợc kê khai, khấu trừ bổ sung; thời gian để kê khai, khấu trừ bổ sung tối đa là sáu tháng, kể từ thời điểm phát sinh sai sót.

- Số thuế giá trị gia tăng đầu vào không đƣợc khấu trừ, cơ sở kinh doanh đƣợc hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định.

b. Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT được quy định như sau:

Theo quy định của pháp luật về thuế GTGT hiện hành đối tƣợng và trƣờng hợp đƣợc hoàn thuế GTGT đƣợc quy định nhƣ sau:

- Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phƣơng pháp khấu trừ thuế đƣợc hoàn thuế giá trị gia tăng nếu trong ba tháng liên tục trở lên có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chƣa đƣợc khấu trừ hết.

- Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tƣ đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phƣơng pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tƣ, chƣa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tƣ từ 01 năm trở lên thì đƣợc hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tƣ theo từng năm. Trƣờng hợp, nếu số thuế giá trị gia tăng lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tƣ từ 200 triệu đồng trở lên thì đƣợc hoàn thuế giá trị gia tăng.

- Cơ sở kinh doanh đang hoạt động (trừ các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành) thuộc đối tƣợng nộp thuế giá trị gia tăng theo phƣơng pháp khấu

trừ có dự án đầu tƣ cơ sở sản xuất mới thành lập tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tƣ chƣa đi vào hoạt động, chƣa đăng ký kinh doanh, chƣa đăng ký thuế, nếu có số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tƣ từ 200 triệu đồng trở lên thì đƣợc hoàn thuế giá trị gia tăng. Cơ sở kinh doanh phải kê khai, lập hồ sơ hoàn thuế riêng đối với trƣờng hợp này.

- Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chƣa đƣợc khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì đƣợc hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng.

- Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nƣớc có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chƣa đƣợc khấu trừ hết hoặc có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa.

- Hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các chƣơng trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo:

+ Đối với dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại: chủ chƣơng trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nƣớc ngoài chỉ định việc quản lý chƣơng trình, dự án đƣợc hoàn lại số thuế giá trị gia tăng đã trả đối với hàng hóa, dịch vụ mua ở Việt Nam để sử dụng cho chƣơng trình, dự án.

+ Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài để mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho chƣơng trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì đƣợc hoàn thuế giá trị gia tăng đã trả của hàng hóa, dịch vụ đó.

- Đối tƣợng đƣợc hƣởng ƣu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về Ƣu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để

sử dụng đƣợc hoàn thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng

- Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm theo quy định của pháp luật.

1.6.2. Thủ tục khấu trừ và hoàn thuế GTGT a. Thủ tục khấu trừ thuế GTGT a. Thủ tục khấu trừ thuế GTGT

Điều kiện để đƣợc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào đƣợc pháp luật hiện hành quy định nhƣ sau:

- Có hóa đơn giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng hàng hóa ở khâu nhập khẩu, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng đối với trƣờng hợp mua dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này.

- Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ trƣờng hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị dƣới 20 triệu đồng.

Đối với hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị trên 20 triệu đồng, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ, hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trƣờng hợp chƣa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chƣa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn đƣợc kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không đƣợc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã khấu trừ.

Hàng hóa, dịch vụ mua vào phƣơng thức bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra cũng đƣợc coi là thanh

toán qua ngân hàng; trƣờng hợp sau khi bù trừ mà phần giá trị còn lại đƣợc thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ đƣợc khấu trừ thuế đối với trƣờng hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

Trƣờng hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dƣới 20 triệu đồng, nhƣng mua nhiều lần trong cùng ngày có tổng giá trị trên 20 triệu đồng thì chỉ đƣợc khấu trừ thuế đối với trƣờng hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

- Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngoài 2 điều kiện nêu trên còn phải đáp ứng đủ điều kiện:

+ Có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu hoặc ủy thác gia công hàng hóa xuất khẩu, hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nƣớc ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;

+ Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật; đối với hàng hóa xuất khẩu phải có tờ khai hải quan.

Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu đƣợc thanh toán dƣới hình thức bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nƣớc thì cũng đƣợc coi là thanh toán qua ngân hàng.

Nhƣ vậy, so sánh với những quy định của pháp luật về Thuế GTGT trƣớc kia với quy định hiện hành đã có một số điểm mới so với quy định trƣớc kia, cụ thể: về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào về cơ bản không thay đổi. Điểm quan trọng cần lƣu ý là hàng hóa, dịch vụ mua vào có giá trị từ 20 triệu phải đƣợc thanh toán qua ngân hàng mới đƣợc khấu trừ. Nếu ngƣời mua chia nhỏ số tiền mua hàng bằng nhiều hóa đơn mà tổng công các hóa đơn trong cùng một ngày có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên, cũng không đƣợc khấu trừ. Đối với hàng bán trả chậm có giá trị từ 20 triệu đồng, dù chƣa thanh toán, vẫn đƣợc khấu trừ, trừ khi đến ngày thanh toán mà không thanh toán qua ngân

hàng. Đặc biệt hơn nữa, nếu TSCĐ là ô-tô từ 9 chỗ trở xuống không sử dụng vào mục đích vận chuyển hàng hóa, hành khách, … thì thuế đầu vào chỉ đƣợc khấu trừ tƣơng ứng đến mức 1,6 tỷ đồng (phần vƣợt không đƣợc khấu trừ). Về thời hạn kê khai khấu trừ thuế thì đã đƣợc quy định dài hơn so với quy định trƣớc kia, cụ thể thời hạn kê khai khấu trừ trễ hạn đƣợc nâng từ 3 tháng lên 6 tháng.

b. Thủ tục hoàn thuế GTGT *) Hồ sơ hoàn thuế GTGT

Hồ sơ xin hoàn thuế đƣợc pháp luật hiện hành (tại Nghị định 28/2011/TT-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2011) quy định nhƣ sau:

Đối với trường hợp trong ba tháng liên tục có số thuế đầu vào chƣa

đƣợc khấu trừ hết, hoặc đối với trƣờng hợp đang trong giai đoạn đầu tƣ chƣa có thuế giá trị gia tăng đầu ra, hoặc bù trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tƣ hồ sơ gồm: Bản kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh; Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN.

Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp xuất khẩu

Thứ nhất, Trƣờng hợp xuất khẩu thanh toán bằng tiền, hồ sơ hoàn thuế bao gồm: Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN; Bảng kê hồ sơ xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ; Biên bản thanh lý hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hoặc uỷ thác gia công hàng xuất khẩu (trƣờng hợp đã kết thúc hợp đồng) hoặc Biên bản đối chiếu công nợ định kỳ giữa bên uỷ thác xuất khẩu và bên nhận uỷ thác xuất khẩu (đối với trƣờng hợp uỷ thác xuất khẩu hoặc uỷ thác gia công xuất khẩu); Văn bản xác nhận của bên nhận uỷ thác xuất khẩu về số lƣợng hàng hoá thực tế đã xuất khẩu kèm theo bảng kê chi tiết.

Thứ hai, Trƣờng hợp xuất khẩu thanh toán bằng hàng, hồ sơ hoàn thuế bao gồm: Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN; Bảng kê hồ sơ xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ; Văn bản xác nhận của bên nhận uỷ thác xuất khẩu về

số lƣợng hàng hoá thực tế đã xuất khẩu kèm theo bảng kê chi tiết tên hàng hoá, số lƣợng, đơn giá và doanh thu hàng đã xuất khẩu.

Thứ ba, Trƣờng hợp xuất khẩu tại chỗ, hồ sơ hoàn thuế bao gồm: Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN; Bảng kê hồ sơ xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ; Văn bản xác nhận của bên nhận uỷ thác xuất khẩu về số lƣợng hàng hoá thực tế đã xuất khẩu kèm theo bảng kê chi tiết tên hàng hoá, số lƣợng, đơn giá và doanh thu hàng đã xuất khẩu.

Thứ tƣ, Trƣờng hợp hàng hoá gia công chuyển tiếp, hồ sơ hoàn thuế bao gồm: Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN; Bảng kê hồ sơ xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ; Văn bản xác nhận của bên nhận uỷ thác xuất khẩu về số lƣợng hàng hoá thực tế đã xuất khẩu kèm theo bảng kê chi tiết tên hàng hoá, số lƣợng, đơn giá và doanh thu hàng đã xuất khẩu.

Thứ năm, Trƣờng hợp hàng hoá xuất khẩu để thực hiện dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài, hồ sơ hoàn thuế bao gồm: Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN; Bảng kê hồ sơ xuất khẩu hàng hoá đầu tƣ ra nƣớc ngoài; Văn bản xác nhận của bên nhận uỷ thác xuất khẩu về số lƣợng hàng hoá thực tế đã xuất khẩu kèm theo bảng kê chi tiết tên hàng hoá, số lƣợng.

Hoàn thuế GTGT đối với dự án ODA

Thứ nhất, Đối với Chủ dự án và Nhà thầu chính

Hồ sơ hoàn thuế GTGT: Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN; Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào; Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc phê duyệt dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại, dự án sử dụng vốn ODA vay ƣu đãi đƣợc ngân sách nhà nƣớc cấp phát; Xác nhận của cơ quan chủ quản dự án ODA về hình thức cung cấp dự án ODA là ODA không hoàn lại hay ODA vay đƣợc ngân sách nhà nƣớc cấp phát ƣu đãi thuộc đối tƣợng đƣợc hoàn thuế giá trị gia tăng và việc không đƣợc ngân sách nhà nƣớc cấp vốn đối ứng để trả thuế giá trị gia tăng.

Trƣờng hợp nhà thầu chính lập hồ sơ hoàn thuế thì ngoài những tài liệu nêu tại điểm này, còn phải có xác nhận của chủ dự án về việc dự án không

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về khấu trừ và hoàn thế giá trị gia tăng tại Việt Nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)