Các ngun tắc của luật hình sự Việt Nam nói chung, ngun tắc bình đẳng trước luật hình sự nói riêng là những tư tưởng chỉ đạo có tính chất nền tảng và là kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động xây dựng, áp dụng pháp luật hình sự. Tuy nhiên, Bộ luật hình sự năm 1999 vẫn chưa ghi nhận chính thức các ngun tắc của luật hình sự Việt Nam nói chung, ngun tắc bình đẳng trước luật hình sự nói riêng thành một điều luật cụ thể. Vì vậy, để những tư tưởng pháp lý tiến bộ nói trên được tuân thủ và thực hiện trên thực tế, cần thiết phải bổ sung chế định các nguyên tắc của luật hình sự Việt Nam nói chung. Mặt khác, việc áp dụng pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng khơng những phải đúng, khách quan, có căn cứ, mà cịn phải bình đẳng. Bởi vì, pháp luật hình sự quy định những phạm vi chung áp dụng đối với những người khơng giống nhau trong thực tế, vì vậy, trong những phạm vi chung đó làm thế nào để đưa ra được một quyết định bình đẳng là nhiệm vụ rất quan trọng và đầy trách nhiệm cả những cơ quan và những người áp dụng pháp luật. Rõ ràng ở đây bình đẳng liên hệ chặt chẽ với áp dụng có căn cứ và đúng pháp luật, với việc tuân thủ chính xác và thường xuyên các quy định của pháp luật, với việc xác định được chân lý khách quan của vụ án hình sự. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà các địi hỏi của xã hội lồi người về bình đẳng trong lĩnh vực pháp luật, các đòi hỏi của dư luận xã hội về bình đẳng thường đề cập đến các quyết định cụ thể của hoạt động xét xử, của hoạt động quản lý.
Ngun tắc mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật không phân biệt địa vị xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các điều luật trong luật hình sự Việt Nam, nó liên quan và tác động tới những điều luật khác nhằm đặt ra một nguyên tắc xử lý bình đẳng giữa những người phạm tội với nhau trong cùng một tội danh, tính bình đẳng trong các tội danh khác nhau.
Vì vậy, mơ hình lý luận của các nguyên tắc của Bộ luật hình sự nên xây dựng thành một chương riêng biệt chứ không nên để chung với chương điều khoản cơ bản như Bộ luật hình sự vì ngun tắc xử lý khơng phải là điều khoản cơ bản vì ngun tắc xử lý là đảm bảo chính xác xử lý người phạm tội và mang tính nghiêm minh, cơng bằng, bình đẳng,việc này là cần thiết vì nó khơng chỉ cụ thể hóa một số các qui định của Hiến pháp năm 1992 mà còn thể hiện tư tưởng pháp lý tiến bộ của pháp luật trong xu hướng hội nhập hiện nay và Việt Nam tham gia ký kết nhiều văn bản quốc tế về nhân quyền... các kiến giải lập pháp là cần thiết phải xây dựng trong Bộ luật hình sự chương nguyên tắc xử lý và có một điều luật riêng qui định về các nguyên tắc, mỗi một nguyên tắc của Bộ luật hình sự Việt Nam thành một điều luật độc lập trong đó ngun tắc bình đẳng trước Luật hình sự sửa đổi thành một điều luật riêng:
Chương: CÁC NGUYÊN TẮC CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
Điều...: Ngun tắc bình đẳng trước luật hình sự Việt Nam.
Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước luật hình sự khơng phân biệt quốc tịch, giới tính, dân tộc, tơn giáo, chính kiến, nghề nghiệp, địa vị xã hội và tình trạng tài sản.
Tất cả các hành vi xâm phạm đến nguyên tắc này đều phải bị xử lý công minh theo đúng quy định của pháp luật.