THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC BÌNH ĐẲNG TRƯỚC LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc bình đẳng trước luật hình sự việt nam (Trang 68 - 77)

HÌNH SỰ VIỆT NAM

Nhằm thực hiện đầy đủ đường lối xử lý hình sự đã được ghi nhận

trong các điều luật, trong Bộ luật hình sự năm 1999, nhà làm luật đã quy định các quy phạm để nghiêm trị người phạm tội nhằm đảm bảo công lý, công bằng và bình đẳng xã hội. Tư tưởng nguyên tắc bình đẳng không được ghi nhận trực tiếp trong các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 thành một điều luật riêng, nó thể hiện gián tiếp nằm rải rác ở cả Phần chung và Phần các tội phạm của Bộ luật này. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng nguyên tắc này cũng cịn nhiều tồn tại, vướng mắc thơng qua việc áp dụng các quy định cụ thể của Bộ luật hình sự.

* Việc áp dụng không đúng trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Ví dụ: Bản án số 179/2006/HSST ngày 26/6/2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Ngày 17/02/2006, cháu H. (1991) đến chơi nhà Chíu Sinh Q. ở xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ và uống rượu say và lên giường nằm ngủ. Sau khi uống rượu, Q. lên giường nằm ngủ và khoảng 23h cùng ngày, Q. dậy cởi quần áo và nằm nghiêng ở phía sau cho d/v chọc vào â/h của cháu H. một lúc nhưng khơng vào được. Q trình giao cấu thấy cháu H. vẫn nằm bất tỉnh, do sợ cháu H. bị say rượu nếu làm cố sẽ gây nguy hiểm nên Q. thôi giao cấu nữa và lên giường kề nằm ngủ. Đến khoảng 0h40’ ngày 18/02/2006, chị M. (vợ Q.) báo chính quyền và láng giềng đến lập biên bản về hành vi của Q. Tòa án nhân dân tỉnh đã miễn trách nhiệm hình sự cho Q. về tội hiếp dâm trẻ em với lý do tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội và xử lý hành chính.

Đối với vụ án này tôi cho rằng, việc coi hành vi của Q. là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội nên được miễn trách nhiệm hình sự là chưa chính xác. Bởi lẽ, việc bị cáo dừng hành vi phạm tội đúng là không có gì ngăn cản nhưng ở đây tội phạm đã ở giai đoạn chưa đạt, đã hồn thành chứ khơng phải phạm tội chưa đạt, chưa hồn thành như Tịa án viện dẫn và việc không giao cấu với cháu H. nữa chỉ có tác dụng làm hạn chế hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Như vậy, về nguyên tắc xử lý bình đẳng trước luật hình sự chưa được đảm bảo vì nếu vụ án này xảy ra tại một địa phương khác thì sẽ xảy ra trường hợp xác định tội phạm đã hoàn thành và người phạm tội phải chịu hình phạt. Nguyên nhân để miễn trách nhiệm hình sự là chưa chính xác có những nguyên nhân khách quan là các văn bản hướng dẫn chưa rõ ràng.

* Truy cứu trách nhiệm hình sự khơng đúng đối với người khơng có năng lực trách nhiệm hình sự

Ví dụ: Đinh Văn Cách kết hơn với chị Đinh Thị Hà, sinh được một đứa con là Đinh Văn Sin (3 tuổi). Khoảng 3 giờ sáng ngày 06/4/2001 chị

Đinh Thị Hà dậy để đi chợ. 5 giờ 30 phút sáng, cháu Sin thức dậy khóc, địi ăn. Cách ru cháu Sin ngủ nhưng cháu Sin vẫn khóc. Cách bực tức vén màn thò tay ra bếp lấy 1 đoạn củi gỗ dài 59 cm, đường kính 5cm, đánh một cái vào bụng và nhiều cái vào đầu, vào lưng cháu Sin, làm cháu Sin chết ngay tại chỗ. Sau đó, Cách đặt cháu Sin nằm trên chiếc chiếu trên sàn nhà, lấy một mảnh vải trắng trùm lên người cháu Sin. Cách vứt đồ đạc, quần áo ra ngoài nhà. Anh Tơn là người hàng xóm thấy vậy chạy đi báo Cơng an xã. Q trình điều tra, Cách đã khai nhận hành vi trên. Những người thân thích và đại diện chính quyền địa phương, nơi Đinh Văn Cách sống đều xác định Cách chưa lần nào đi điều trị bệnh tâm thần. Cách khơng biết chữ, sống ở miền núi, ít tiếp xúc, kém hiểu biết, tính tình cục cằn, ngộ nghĩnh và có biểu hiện thần kinh khơng bình thường. Tại phiên tòa sơ thẩm luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo đề nghị Hội đồng xét xử hỗn phiên tịa để trưng cầu giám định tâm thần, xác định bị cáo thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có ở trong tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự hay khơng? Tịa án sơ thẩm đã hỗn phiên tịa, trả lại hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung, xác định tình trạng năng lực trách nhiệm hình sự của bị cáo. Đáng tiếc là Viện kiểm sát đã không yêu cầu trưng cầu giám định đối với bị cáo mà vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố. Tại bản án sơ thẩm số 93/HSST ngày 07/8/2001, Tòa sơ thẩm đã áp dụng điểm c khoản 1 Điều 93; điểm p khoản 1, 2 Điều 46 Bộ luật hình sự xử phạt Đinh Văn Cách 14 năm tù về tội giết người. Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Hà Nội nghi ngờ bị cáo có thể thực hiện hành vi nguy hiểm trong tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự nên đã đề nghị trưng cầu giám định đối với Đinh Văn Cách. Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao đã ra quyết định trưng cầu giám định. Tại Bản giám định tâm thần số 73-GĐTT ngày 18/9/2002, Tổ chức giám định pháp y tâm thần Trung ương kết luận:

- Về y học: Bị cáo có biểu hiện rối loạn loạn thần giống tâm thần phân liệt do sử dụng rượu. Theo ICD10 có mã số F10.50 (đây là bệnh loạn thần

xuất hiện cấp do việc sử dụng rượu gây ra, bệnh biểu hiện bằng hoang tưởng, ảo giác mang tính truy hại, các triệu chứng giống bệnh cảnh tâm thần phân liệt. Trong cơn rối loạn tâm thần, vận động và cảm xúc bệnh lý biểu hiện sự sợ mãnh liệt. Bị cáo xuất hiện xung động bệnh lý đánh con, đập phá).

- Về pháp luật: Hành vi phạm pháp xảy ra do xung động bệnh lý. Bị cáo khơng có khả năng nhận thức được hậu quả của hành vi. Bị cáo không đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Như vậy, trên cơ sở kết luận của Tổ chức Giám định pháp y tâm thần Trung ương, ngày 27/5/2003, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã hủy án sơ thẩm, tuyên bố Đinh Văn Cách không phạm tội, đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với bị cáo.

Ngoài ra, trong thực tiễn xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng đã khơng chú ý đến tình trạng "say rượu bệnh lý" của người thực hiện hành vi nguy hiểm dẫn đến việc truy tố, xét xử oan. Nguyờn nhõn của việc xột xử oan sai là Bộ luật hình sự Việt Nam khơng trực tiếp quy định như thế nào là có năng lực trách nhiệm hình sự mà gián tiếp quy định thơng qua việc quy định độ tuổi và tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự. Việc xác định chính xác một người có năng lực trách nhiệm hình sự hay khơng để truy cứu trách nhiệm hình sự có căn cứ cũng là một địi hỏi quan trọng để tơn trọng pháp chế, tôn trọng và bảo vệ quyền con người.

* Có trường hợp Tịa án xử phạt tù đối với bị cáo còn quá nặng, lẽ ra nên cho hưởng án treo

Ví dụ: Khoảng 07 giờ 30 phút ngày 02/05/2009, Lê Trung Th. điều khiển xe mô tô BS: 53X8-5345 chở Hà Thị Ph. và Hoàng Thị Kh. theo đường ĐT757 từ khu vực ngã ba xã Long Hà ra xã Bù Nho. Trên đường đi, Th. điều khiển xe chạy tốc độ khoảng 60km/h, theo phần đường bên phải hướng đi của Th. Khi Th. điều khiển xe đi được khoảng 800m (địa phận thơn 10, xã Long Hà) thì Th. phát hiện phần đường đang đi của mình có một đống đất do trời

mưa chảy ra đường dài khoảng 10m, khi cịn cách đống đất khoảng 04m thì Th. điều khiển cho xe chạy sang phần đường bên trái để tránh đống đất thì xe Th. điều khiển đã đụng vào xe mô tô BS: 93F6-8791 do Phạm Ngọc Q. điều khiển xe chạy ngược chiều, gây ra tai nạn làm cho Ph., Kh. bị thương nhẹ, Th. khơng bị thương tích cịn Q. bị thương nặng và được quần chúng nhân dân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước. Cùng ngày 02/05/2009, Q. tử vong.

Quá trình điều tra vụ án, Lê Trung Th. khai nhận chưa có giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật.

Bản án hình sự sơ thẩm số 20/2011/HSST ngày 25/01/2011 của Tòa án nhân dân huyện Bù Gia Mập đã tuyên bị cáo Lê Trung Th. phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và xử phạt 27 tháng tù.

Ngày 28/01/2010, bị cáo Th. có đơn kháng cáo xin được hưởng án treo. Xét kháng cáo xin hưởng án treo của bị cáo Hội đồng xét xử thấy rằng: Cấp sơ thẩm tuyên xử bị cáo Lê Trung Th. phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ là có căn cứ, đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. Tuy nhiên, sau khi phạm tội bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, gia đình bị cáo đã bồi thường số tiền 70 triệu đồng cho đại diện hợp pháp của người bị hại, đại diện hợp pháp của người bị hại cũng có đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, khi phạm tội bị cáo là người chưa thành niên. Gia đình bị cáo thuộc hộ nghèo, bị cáo là lao động chính trong gia đình ni mẹ bệnh tật.

Do đó, Tịa án cấp phúc thẩm đã quyết định sửa bản án hình sự sơ thẩm số 20/2011/HSST ngày 25/01/2011 của Tòa án nhân dân huyện Bù Gia Mập về phần hình phạt, tuyên phạt bị cáo Lê Trung Th. 27 tháng tù về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nhưng cho bị cáo được hưởng án treo.

* Sai lầm trong việc áp dụng hình phạt cảnh cáo

Vụ án: Vụ án Trần Văn S. phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Ngày 24/10/1999, Trần Văn S. điều khiển xe ôtô không bằng lái, do bất cẩn đã cán chết cháu bé 2 tuổi tại phường G.S., thành phố T.N., thẩm phán cho rằng trong vụ tai nạn này, cháu bé 2 tuổi cũng có lỗi vì đột nhiên chạy ra đường, nên Tòa án nhân dân tỉnh T.N. khi xét xử sơ thẩm đã tuyên hình phạt cảnh cáo cho S. Đây là sai lầm của hội đồng xét xử khi đánh giá tình tiết giảm nhẹ của vụ án, hay nói cách khác chính là đánh giá sai điều kiện được áp dụng hình phạt cảnh cáo, dẫn đến sai lầm trong việc áp dụng hình phạt cảnh cáo cho người phạm tội.

* Một số vụ án áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội cịn hơi nặng so với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân người phạm tội, khụng bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trước luật hình sự Việt Nam

Ví dụ: Bản án số 64/2007/HSST ngày 21/04/2007 của Tòa án nhân dân tỉnh H. (nay thuộc thành phố Hà Nội), bị cáo Chu L. G. bị phạt 10 năm tù về tội hiếp dâm trẻ em vẫn cịn hơi nặng so với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi do bị cáo thực hiện, đồng thời gia đình bị hại đã có đơn xin giảm nhẹ hình phạt.

Ví dụ: Bản án số 07/2008/HSST ngày 28/01/2008 của Tòa án nhân dân huyện Q. (nay thuộc thành phố Hà Nội), bị cáo Nguyễn V. M. bị phạt 30 tháng tù về tội trộm cắp tài sản vẫn còn hơi nặng so với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi do bị cáo thực hiện, khi gia đình bị cáo đã tự nguyện bồi thường được 1/2 giá trị tài sản trộm cắp, bị cáo mới 17 tuổi.

* * *

Như vậy, nguyên nhân của một số tồn tại, hạn chế trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự liên quan đến nguyên tắc bình đẳng trước luật hình sự Việt Nam là do:

Thứ nhất, nguyên nhân do các quy định của luật thực định.

Pháp luật là khuôn mẫu pháp lý cho hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức và cơng dân. Tình trạng pháp luật và mức độ phát triển, hồn thiện của nó ảnh hưởng trực tiếp đến thực tiễn áp dụng pháp luật. Luật thực định càng hồn thiện thì hiệu quả áp dụng pháp luật càng cao. Ngược lại, luật thực định lạc hậu, có nhiều khuyết tật sẽ là những trở ngại, gây khó khăn cho hoạt động này và thường trở thành nguyên nhân của những vướng mắc, tồn tại, hạn chế, trong thực tiễn công tác của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự thời gian cho chúng ta thấy vẫn còn những nhược điểm, tồn tại, hạn chế cần khắc phục kịp thời mà định hướng sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999 mà Bộ Tư pháp đang tiến hành ngày 24/9/2012 đề cập:

Sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến khái niệm và phân loại tội phạm, cơ sở của trách nhiệm hình sự, nguồn của luật hình sự, các giai đoạn phạm tội, các chế định đồng phạm, phạm tội có tổ chức, các tình tiết tăng năng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, vấn đề quyết định hình phạt... [3].

Ngồi ra, điểm 1.2 tiểu mục 1 phần IV cũng nêu: "Sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến các chế định loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn, giảm hình phạt, xóa án tích..." [3]; v.v...

Thứ hai, ngun nhân từ cơng tác giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp

luật; thanh tra, kiểm tra hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của Tịa án các cấp. Công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật và đường lối xét xử thống nhất là một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của Tòa án nhân dân tối cao được Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 quy định. Nhìn chung, cơng tác chỉ đạo, hướng dẫn áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao trong thời gian qua đã góp phần tích cực trong việc thống nhất nhận thức pháp luật và vận dụng đúng đắn trong công tác xét xử. Một số vướng mắc trong thực tiễn xét xử và giải quyết các loại vụ án cũng đã được Tòa án nhân dân tối cao

tổng kết, rút kinh nghiệm, hướng dẫn giải thích cụ thể bằng văn bản, giúp cho Tòa án các cấp áp dụng đúng pháp luật, chất lượng xét xử được nâng cao.

Tuy nhiên, công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật trong thời gian qua của các cơ quan chức năng, trong đó có Tịa án nhân dân tối cao cịn chậm triển khai và hoàn thành. Một số hướng dẫn chưa được ban hành, khơng đáp ứng được kịp thời địi hỏi cấp thiết của cơng tác xét xử. Tịa án nhân dân tối cao đã nhận định là "mặc dù đã có cố gắng nhưng cơng tác hướng dẫn áp dụng pháp luật trong năm qua cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của cơng tác xét xử vì hiện nay cịn rất nhiều vấn đề mà các Toà án địa phương yêu cầu nhưng chưa được hướng dẫn" [59].

Việc thiếu văn bản pháp luật hướng dẫn, hoặc hướng dẫn, giải thích luật khơng kịp thời, không đầy đủ sẽ không thể tháo gỡ được những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự, dẫn đến tình trạng vận dụng tùy tiện, không đảm bảo được sự thống nhất, đồng bộ trong áp dụng, và có thể dẫn đến tình trạng áp dụng sai lệch với bản chất pháp lý của chúng.

Ngoài ra, sự chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra của cấp trên với cấp dưới chưa được liên tục thường xuyên và kịp thời. Công tác quản lý cán bộ, quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc bình đẳng trước luật hình sự việt nam (Trang 68 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)