Yêu cầu của WTO, ASEAN, APEC về giao dịch điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quốc tế về giao dịch điện tử (Trang 93 - 95)

- Pháp luật về bảo vệ ngƣời tiêu dùng phải đi trƣớc: Pháp luật về bảo vệ

3.1.2. Yêu cầu của WTO, ASEAN, APEC về giao dịch điện tử

Hiệp định khung e-ASEAN được đánh giá là một động lực thúc đẩy phát triển CNTT và TMĐT, tiến tới nền kinh tế tri thức của từng nước thành viên cũng như cả khối ASEAN. Tham gia Hiệp định này, Việt Nam sẽ tranh thủ được sự giúp đỡ của các nước phát triển cao về CNTT để góp phần "san bằng" khoảng cách trình độ phát triển CNTT trong khu vực. ASEAN đã thơng qua 16 dự án, trong đó Việt Nam đã bước đầu tham gia các dự án "Nối mạng giữa các trường học trong ASEAN", "Đào tạo cho các doanh nghiệp về TMĐT", "Đào tạo để xây dựng luật về TMĐT". Hiện nay, ASEAN đang kêu gọi và đã nhận được sự ủng hộ của Ngân hàng Thế giới, UNDP và các nước đối thoại như Nhật Bản, Úc...

Khi Hiệp định e-ASEAN được thực hiện đầy đủ, người tiêu dùng Việt Nam cũng như trong toàn khối ASEAN sẽ được hưởng một thị trường tự do về hàng hoá và dịch vụ CNTT với giá cả thấp. Phương thức mua bán hàng hoá qua Internet, thanh toán bằng thẻ tín dụng sẽ trở nên phổ biến, tạo thuận lợi cho người tiêu dùng. Các khuôn khổ pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ... sẽ hình thành với các quy định chặt chẽ hơn. Do đó, người tiêu dùng có thể hồn toàn yên tâm khi mua hàng qua "chợ ảo" trên Internet.

Những thách thức mới đặt ra

Vấn đề đầu tiên nước ta cần giải quyết là phải xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về TMĐT, thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phát sinh trong TMĐT... Trước mắt, Chính phủ cần giao cho các bộ, ngành hữu quan nghiên cứu xây dựng các văn bản pháp quy, các thể chế luật pháp, thanh toán, quyền sở hữu trí tuệ, chữ ký điện tử...

Một u cầu khơng thể thiếu khi tham gia e-ASEAN là phải có được cơ sở hạ tầng CNTT tương đối cao, đảm bảo cung cấp các dịch vụ viễn thơng và Internet tốc độ có chất lượng cao, giá cước thấp. Đây sẽ là điều kiện để hướng tới việc kết nối trực tiếp vào mạng giữa các nước ASEAN. Việt Nam cũng cần phải tăng cường phát triển nguồn nhân lực về CNTT, nâng cao trình độ ngoại ngữ, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo...

Hiệp định ghi rõ: "Các doanh nghiệp là động lực chính thực hiện TMĐT, Chính phủ là người tạo mơi trường thuận lợi cho TMĐT". Theo lộ trình tự do hố thương mại thì đến năm 2010, khoảng 200 mặt hàng liên quan đến ICT trong toàn bộ ASEAN sẽ áp dụng thuế suất 0%, dịch vụ ICT cũng sẽ đạt được mức độ tự do hố cao hơn trong khn khổ Hiệp định về dịch vụ ASEAN (AFAS).

Mốc thời gian tự do hoá của Việt Nam và các nước thành viên mới của ASEAN được chậm hơn 5 năm so với các nước thành viên cũ. Trong thời đại bùng nổ CNTT, 5 năm không phải là dài nhưng các nước tiên tiến lại có thể tiến được những bước rất xa. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động chuẩn bị, nắm bắt các kỹ thuật tiên tiến, điều chỉnh cơ cấu sản xuất đầu tư, phương thức kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Có như vậy, các doanh nghiệp nước ta mới có đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Việc ASEAN ký kết Hiệp định khung này đã thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Nhiều nước đã hoan nghênh, hỗ trợ ASEAN thực hiện nhưng cũng có khơng ít nước hồi nghi về tính khả thi của nó. Điều này bắt nguồn từ thực trạng CNTT của khu vực với mức độ chênh lệch CNTT khá cao, nhận thức và mặt bằng xã hội trong ASEAN còn tương đối thấp. Nhưng với sự hợp tác chặt chẽ, các nước thành viên ASEAN quyết tâm phát triển một xã hội điện tử trong khu vực.

Cùng các nước thành viên khác, Việt Nam sẽ đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH. Những hoạt động thực tế gần đây cho thấy, Việt Nam đã thực sự coi CNTT là động lực giúp đất nước vươn lên bằng nội lực của chính mình, tận dụng sự giúp đỡ của các nước thành viên trong ASEAN để khắc phục những mặt còn yếu kém, thúc đẩy CNTT và TMĐT, thực hiện tốt Hiệp định e-ASEAN cùng các nước khác trong khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quốc tế về giao dịch điện tử (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)