Cộng hòa liên bang Nga

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc bình đẳng trước tòa án trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 27 - 30)

1.3. Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án trong

1.3.3. Cộng hòa liên bang Nga

Bộ luật tố tụng hình sự liên bang Nga được quốc gia thông qua ngày 22/12/2000, được Hội đồng liên bang Nga phê chuẩn ngày 5/12/2001 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2002 (được sửa đổi ngày 27/7/2006) gồm 5 phần và chia thành 18 chương [42].

Trong mục “Những nguyên tắc của tố tụng hình sự” thuộc phần 1 Những quy định chung, tại khoản 4 - Điều 15 quy định: “Bên buộc tội và bên

gỡ tội bình đẳng trước tòa án” [42]. Tại phần quy định về quyền của các chủ

thể tham gia tố tụng cũng ghi nhận: quyền bình đẳng đưa ra chứng cứ, đưa ra yêu cầu và tranh luận tại phiên tòa.

Khoản 2, Điều 86 quy định: “Người bị tình nghi, bị can, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và những người đại diện của họ có quyền thu thập và đưa ra những tài liệu bằng văn bản và những vật để đưa vào hồ sơ vụ án

với tư cách là chứng cứ” [42]. Hồ sơ vụ án không chỉ có các chứng cứ của cơ quan tiến hành tố tụng mà những người tham gia tố tụng cũng có quyền thu thập, và đưa ra chứng cứ để lưu vào hồ sơ. Đặc biệt luật còn quy định người bào chữa có quyền thu thập chứng cứ bằng cách: “Tìm hiểu các chứng từ, bản nhận xét và những tài liệu khác từ các cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ quan tự quản địa phương, các tổ chức xã hội, mà các cơ quan tổ chức này có nghĩa vụ cung cấp những tài liệu hoặc bản sao tài liệu được yêu cầu” [42, Điều 86, khoản 3]. Đây là quy định rất tiến bộ nhằm bảo đảm cho quyền bình đẳng trong việc thu thập và xuất trình chứng cứ được thực hiện hiệu quả.

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga, phiên tòa là nơi diễn ra các hoạt động điều tra công khai, tại tòa “Bên buộc tội đưa ra các chứng cứ trước. Sau khi xem xét các chứng cứ do bên buộc tội đưa ra, tiến

hành xem xét chứng cứ do bên bào chữa đưa ra” [42, Điều 274, khoản 2].

Các bên cũng có quyền yêu cầu triệu tập người làm chứng, người giám định đến phiên tòa và đặt câu hỏi đối với người làm chứng, người giám định. Các bên có quyền yêu cầu tòa án loại bỏ những chứng cứ trong danh sách chứng cứ được đưa ra xem xét tại phiên tòa. Nếu tòa án chấp nhận yêu cầu này thì chứng cứ sẽ không có giá trị pháp lí.

BLTTHS liên bang Nga quy định: “Tại phiên tòa bên buộc tội và bên bào chữa bình đẳng về quyền đưa ra đề nghị thay đổi những tiến hành tố tụng và đưa ra các yêu cầu, đưa ra chứng cứ, tham gia vào việc xem xét chứng cứ,

phát biểu khi tranh luận tại phiên tòa” [42, Điều 242].

Khoản 1 Điều 282 BLTTHS Liên bang Nga quy định, những người tham gia tố tụng có quyền được yêu cầu trưng cầu giám định, quyền được yêu cầu triệu tập người giám định đến phiên tòa và hỏi những vấn đề liên quan đến việc giám định: “Toà án tự mình hoặc theo yêu cầu của các bên có

quyền triệu tập để lấy lời khai người giám định đã đưa ra kết luận giám định trong quá trình điều tra để làm sáng tỏ hoặc bổ sung kết luận giám định mà

họ đã đưa ra” [42].

Hoạt động xét xử là hoạt động điều tra chứng cứ nên tại phiên tòa các bên được bình đẳng đưa ra chứng cứ, được xem xét đánh giá và tranh luận về giá trị chứng minh của chứng cứ. Tại phiên tòa, Chủ tọa phiên tòa có trách nhiệm “điều khiển phiên tòa áp dụng tất cả những biện pháp do bộ luật này

quy định để đảm bảo sự tranh tụng và bình đẳng của các bên” (Điều 243).

BLTTHS Liên bang Nga quy định: “Người bị hại và người đại diện của họ, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, những người đại diện của họ, bị cáo có quyền yêu cầu được tham gia vào quá trình tranh luận của các bên” [42, Điều 292] . Quy định này đã mở rộng quyền của các bên khi tham gia tranh luận.

Như vậy, mặc dù không có quy định riêng biệt về nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án, nhưng pháp luật tố tụng hình sự Liên bang Nga ghi nhận rất chi tiết, đầy đủ nội dung quyền bình đẳng trước Tòa án và có những quy định bảo đảm cho quyền này được thực hiện trong thực tế.

Qua nghiên cứu nội dung quyền bình đẳng trước Tòa án trong bộ luật tố tụng hình sự một số quốc gia phát triển trên thế giới có thể rút ra một số nhận xét sau:

Bộ luật tố tụng hình sự các quốc gia trên đều tôn trọng nguyên tắc suy đoán vô tội và nguyên tắc tranh tụng triệt để. Về mặt hình thức, nhiều quốc gia không quy định đảm bảo quyền bình đẳng trước tòa án như một nguyên tắc độc lập. Tuy nhiên, pháp luật tố tụng đều quy định và bảo đảm quyền bình đẳng của những người tham gia tố tụng trước tòa án, đều coi trọng giai đoạn xét xử, coi đây là giai đoạn trọng tâm trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Hoạt động xét xử là hoạt động điều tra, xem xét chứng cứ công khai và toàn

diện nhằm chứng minh sự thật. Vì thế đảm bảo quyền bình đẳng là điều kiện quan trọng góp phần giải quyết vụ án khách quan, toàn diện. Khi chưa có kết luận của tòa án thì quyền được chứng minh, được yêu cầu và tranh luận của bị cáo vẫn được bảo đảm tuyệt đối.

1.4. Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án trong luật tố tụng hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến trước khi có Bộ luật tố tụng tố tụng hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến trước khi có Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc bình đẳng trước tòa án trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)