Giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1988

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc bình đẳng trước tòa án trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 30 - 31)

1.3. Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án trong

1.4.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1988

Cách mạng tháng Tám thành công mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc Việt Nam – kỷ nguyên độc lập tự do và tiến lên CNXH. Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, các văn bản pháp luật đã được ban hành, trong đó có các văn bản về tổ chức tòa án, tố tụng hình sự. Các văn bản pháp luật thời kỳ này mặc dù còn đơn giản, sơ sài song các vấn đề liên quan đến con người nói chung cũng như những người tham gia tố tụng nói riêng cũng đã được quan tâm ở một mức độ nhất định, bước đầu tạo ra một cơ chế nhằm đảm bảo cho quyền bình đẳng của mọi công dân trước tòa án. Chẳng hạn Sắc lệnh về tổ chức Tòa án và các ngạch thẩm phán ban hành ngày 24/01/1946 quy định:

Sau khi nghe các bị can, các người làm chứng, cáo trạng của ông Biện lý, và sau cùng nghe lời cãi của các bị can, ông Chánh án, hai Thẩm phán và hai Phụ thẩm nhân dân lui vào phòng nghị xử để cùng xét xử về tất cả các vấn đề thuộc về tội trạng, hình phạt trường hợp tăng tội, và trường hợp giảm tội [5, Điều 31].

Theo quy định này thì tại phiên tòa, sau khi “biện lý” đọc cáo trạng buộc tội, “bị can” và “người chứng” có quyền đưa ra ý kiến của riêng mình. Các bị can được “cãi” (sau này dùng từ tranh luận) với quan điểm buộc tội của ông biện lý. Như vậy, pháp luật ở thời kỳ này đã cho phép bị cáo, người làm chứng, người buộc tội được quyền phát biểu ý kiến và tranh

Sắc lệnh số 51/ SL ngày 17/4/1946 cũng tiếp tục thể hiện nội dung của nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của những người tham gia tố tụng đối với việc xuất trình, xem xét chứng cứ, đưa ra yêu cầu trước Tòa án: “Khi ra phiên toà, ông biện lý cũng như bên bị cùng bên dân sự nguyên cáo, có quyền yêu cầu

toà thi hành mọi phương sách cần thiết để chứng tỏ sự thật” [6, Điều 26]. Để

chứng minh sự thật vụ án, các bên tham gia tố tụng như “biện lý”, “bên bị”, “bên dân sự nguyên cáo” đều có quyền yêu cầu tòa án tiến hành các biện pháp để thu thập chứng cứ, chứng minh vụ án. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho nguyên tắc này được thực hiện.

Trong giai đoạn này, mặc dù không được ghi nhận một cách trực tiếp trong bất cứ một văn bản tố tụng hình sự cụ thể nào song nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án đã được thừa nhận một cách gián tiếp qua sự công nhận nguyên tắc bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 và tiếp đến là Hiến pháp năm 1959. Nếu như Hiến pháp 1946 lần đầu tiên ghi nhận quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật như một quyền định hiến thì đến Hiến pháp 1959 lại một lần nữa khẳng định đây là luật ban hành trong giai đoạn này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc bình đẳng trước tòa án trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)