Thực trạng về thối vốn ngồi ngàn hở Cơng ty TNHH MTV do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý, sử dụng vốn trong công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu qua thực tiễn thoái vốn ngoài ngành (Trang 48 - 60)

Nhà nƣớc làm chủ sở hữu

- Thứ nhất, quy định cho phép thoái vốn dưới mệnh giá hoặc dưới giá trị sổ sách kế toán của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi khoản dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính là một bước đột phá, giúp doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong q trình thối vốn.

Một trong những vướng mắc cản trở tốc độ thoái vốn của doanh nghiệp là giá trị các khoản đầu tư theo giá thị trường tại thời điểm thoái vốn xuống thấp hơn so với mệnh giá ban đầu. Nếu khơng được thối vốn thấp hơn mệnh giá hoặc dưới giá trị sổ sách kế toán sau khi trừ đi khoản dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính thì thực sự sẽ làm chậm tiến độ thoái vốn. Thực tiễn cho thấy quy định này đã đem lại những kết quả thoái vốn, cụ thể như sau:

Tình hình thối vốn (ra khỏi 5 lĩnh vực nhạy cảm: bất động sản, chứng khốn, tài chính ngân hàng, bảo hiểm và quỹ đầu tư, tính từ thời điểm Quốc hội ban hành Nghị quyết số 21/2011/QH13 ngày 26/11/2011): Năm

2012, thoái vốn 348 tỷ đồng, thu được 356 tỷ đồng; Năm 2013, thoái được 874 tỷ đồng, thu được 745 tỷ đồng; Trong giai đoạn 2014 - 2015, các TĐKT, TCTNN tiếp tục thực hiện thoái vốn theo đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt. Năm 2014, thoái được 4.184 tỷ đồng, thu được 4.292 tỷ đồng; 2 quý đầu năm 2015, thoái được 7.522 tỷ đồng, thu được 11.161 tỷ đồng, bằng 1,48 lần giá trị sổ sách. Tính đến q I/2015, số vốn đã thối là 8.213 tỷ đồng và số thu về là 8.599 tỷ đồng. [36]

Số liệu trên cho thấy tình hình thối vốn của các TĐ, TCT (ra khỏi 5 lĩnh vực nhạy cảm: bất động sản, chứng khốn, tài chính ngân hàng, bảo hiểm và quỹ đầu tư) có xu hướng tăng cả về số vốn thoái được và số tiền thu về qua mỗi năm.

Theo Báo cáo số 512/BC-CP ngày 25/11/2014 của Chính phủ gửi Quốc hội về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất- kinh doanh năm 2013 của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước:

Trong 10 tháng đầu 2014, giá trị thối vốn đầu tư ngồi ngành của các TĐ, TCT ước đạt 2.415 tỷ đồng, ước thực hiện trong tháng 10/2014 là 114,863 tỷ đồng. Trong đó, tính đến 30/9/2014, các TĐ, TCT đã thực hiện thoái vốn được 2.300 tỷ đồng, cụ thể:

- Chứng khoán: 89,6 tỷ đồng

- Ngân hàng, tài chính: 2.300 tỷ đồng - Bảo hiểm: 104,573 tỷ đồng

Tính từ đầu năm 2015, số vốn TĐ, TCT phải thoái khỏi 5 lĩnh vực rủi ro là hơn 22.300 tỷ đồng.[33]

TĐ Điện lực Việt Nam (EVN) đã thoái hơn 400 tỷ đồng đầu tư vào chứng khoán, bất động sản, ngân hàng. Đây là một thành cơng của EVN vì khơng chỉ bảo tồn số vốn Nhà nước mà còn sinh lợi. Tiền thu về đa số cao hơn mệnh giá. EVN là tập đoàn đầu tiên và cũng là duy nhất thối vốn hồn tất tại thời điểm này.

- Thứ hai, quy định tại Điều 7 Quyết định 51/QĐ-TTg cho phép các khoản vốn đầu tư mà SCIC mua lại đã tạo điều kiện cho DNNN tái cơ cấu thơng qua thối vốn ngồi ngành có sự hậu thuẫn của SCIC.

Cụ thể: “Trong quý 1/2015, SCIC đã bán thành công 22 doanh nghiệp, trong đó bán hết vốn nhà nước tại 20 doanh nghiệp, bán bớt vốn nhà nước tại 2 doanh nghiệp, thu về 844 tỷ đồng trên giá vốn 253,5 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 3,3 lần”.[48]

Quy định tại Điều 4 Nghị định số 151/2013/ NĐ-CP Về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (gọi tắt là SCIC): “Tổng cơng ty có nhiệm vụ tiếp tục thực hiện các hoạt động sắp xếp, cổ phần hóa, bán vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp được chuyển giao theo quy định hiện hành”. Quy định này đã giúp các doanh nghiệp sau cổ phần hóa tiếp tục thối vốn như lộ trình.

Cụ thể, “SCIC đã tiến hành thối hết vốn Nhà nước tại 10 doanh nghiệp, bao gồm những đơn vị niêm yết lớn trên sàn chứng khoán như Vinamilk, FPT, Bảo hiểm Bảo Minh.

Tính theo thị giá cổ phiếu ngày 13/10/2015, vốn hóa thị trường của 10 doanh nghiệp này khoảng 7 tỷ USD, riêng phần SCIC đang sở hữu có giá trị khoảng gần 3 tỷ USD. Riêng với 45,1% cổ phần sở hữu, Vinamilk luôn được coi là một trong những doanh nghiệp tiềm năng trong danh mục đầu tư với giá trị thị trường 2,46 tỷ USD.

STT Tên doanh nghiệp

Tỷ lệ % Nhà nước đang nắm

giữ

1 Tổng công ty cổ phần Bảo Minh 50,7

2 Tổng công ty cổ phần Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam 40,4

3 Cơng ty cổ phần Cơ khí và Khống sản Hà Giang 46,6

4 Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong 37,1

5 Công ty cổ phần Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam 47,6

6 Cơng ty cổ phần Nhựa Bình Minh 38,4

7 Công ty cổ phần Sữa Việt Nam 45,1

8 Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang 49,9

9 Công ty cổ phần FPT 6

10 Công ty cổ phần Viễn thông FPT 50,2

Bảng 2.5. Tỷ lệ % vốn Nhà nước nắm giữ tại 10 doanh nghiệp được SCIC thoái vốn.[38]

- Thứ ba, quy định một trong những phương thức thối vốn đó là đối với việc thối vốn tại các cơng ty đầu tư tài chính, các ngân hàng thương mại của các TĐ, TCT Nhà nước, có thể giao các ngân hàng thương mại Nhà nước mua lại hoặc chuyển ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm đại diện chủ sở hữu. Điều

149 Luật các tổ chức tín dụng: “Ngân hàng Nhà nước có quyền mua lại các ngân hàng yếu kém, nếu ngân hàng đó khơng thực hiện được việc tăng vốn theo quy định”. Các quy định này đã góp phần tạo thuận lợi cho q trình thối vốn nói riêng và tái cơ cấu hệ thống ngành ngân hàng tài chính nói chung. Với việc các ngân hàng lớn sáp nhập, hợp nhất, mua lại các ngân hàng nhỏ, yếu kém hơn để hỗ trợ, tăng quy mô và giúp đỡ phát triển, bức tranh nợ xấu của hệ thống ngân hàng tài chính cũng phần nào giảm đi đáng kể.

Cụ thể: Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Mê kông (MDB) xin sáp nhập vào Ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải Việt Nam (Maritime bank), Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam (Southern bank) sáp nhập với Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương tín (Sacombank). Ngân hàng Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank) đã hợp nhất và kết quả hoạt động của năm 2014 được cho là khá khả quan. Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) đã sáp nhập vào Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB). Bên cạnh đó, Ngân hàng Phương Tây (Western Bank) cũng đã tiến hành hợp nhất với Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí (PVFC).

Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí tồn cầu GpBank, Ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng Việt Nam VNCB, Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương Oceanbank là những ví dụ mà Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng.

- Thứ tư, thực tiễn cho thấy quy định nguyên tắc thoái vốn dưới mệnh giá, dưới giá trị sổ sách kế toán phải đảm bảo hạn chế tối đa tổn thất đầu tư và bảo

toàn vốn nhà nước ở mức cao nhất đã gây khó khăn và làm chậm lại tiến độ thoái vốn.

Quy định này gây nhiều khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp bởi thực tế, hầu hết các DNNN phải thoái vốn là những doanh nghiệp đang gặp khó khăn, giá cổ phiếu giao dịch trên thị trường thấp hơn mệnh giá; trong khi trước đây đã đầu tư với nguồn vốn lớn, nếu bán đồng nghĩa với lỗ, thất thoát vốn Nhà nước, việc bảo tồn vốn khơng phải dễ thực hiện. Điều này khiến khơng ít DNNN cịn chưa mạnh dạn khi đưa ra quyết định thối vốn.

Cụ thể:

Theo Đề án tái cơ cấu TĐ Bưu chính viễn thơng Việt Nam (VNPT) giai đoạn 2014-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì trong 2 năm này, VNPT phải hoàn thành tái cơ cấu được 63 doanh nghiệp, trong đó phải thối vốn tại 39 doanh nghiệp nhưng đến nay chỉ thực hiện được ¼ kế hoạch trên. Hiện VNPT thối vốn thành cơng tại 10 doanh nghiệp trong đó có 4 doanh nghiệp ngồi ngành, thu về 976 tỷ đồng, lãi 208 tỷ đồng. Nhiệm vụ trong thời gian tới cần thoái tại 29 doanh nghiệp hầu hết đều là các doanh nghiệp khơng niêm yết trên sàn và có vốn điều lệ khá kiêm tốn, tương đương số vốn 1.200 tỷ đồng.

Theo Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, mục tiêu trong Quý 1-2015 các DNNN thuộc Ủy ban nhân dân phải thoái hơn 3.615 tỷ đồng. Thực tế thoái được 307 tỷ đồng tương đương 8,5% kế hoạch, 14 TCT phải ký cam kết 2 quý cuối thoái vốn đúng hạn.[47]

Theo số liệu từ Bản tin thời sự quốc gia ngày 11/11/2015: “Trong số 23.000 tỷ đồng các TĐ, TCT Nhà nước đầu tư ngồi ngành mới chỉ có 9.500 tỷ

đồng được thối vốn thành công”. So với kế hoạch thực tế chỉ mới thoái được hơn 40% số vốn cần phải thoái”[49]

- Thứ năm, pháp luật chưa có quy định cụ thể về lộ trình thối vốn. Thối vốn cần có kế hoạch, khơng phải trong thời gian ngắn có thể làm được. Cần phải xác định: Thoái vốn vào thời điểm nào?; Thứ tự ưu tiên thoái vốn? (thoái vốn ở doanh nghiệp nào trước, doanh nghiệp nào sau?); Giá bán bao nhiêu?; Bán cho đối tượng nào? Trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài?; Bán trên sàn nào?; Bằng phương thức, hình thức nào?.

Nếu khơng làm rõ được các câu hỏi trên thì doanh nghiệp cũng khó khăn trong việc thối vốn. Chẳng hạn như, nếu khơng xác định được thời điểm thuận lợi để tiến hành bán và rút vốn về, nếu vì sức ép phải gấp rút hồn thành thối vốn mà đem bán ở thời điểm thị trường xấu, thông tin chưa công khai minh bạch, mặc dù hàng hóa tốt song các nhà đầu tư cũng không yên tâm mua hoặc mua với giá thị trường thấp. Nhưng nếu để đến một thời điểm thuận lợi, giá trị các khoản đầu tư khởi sắc trở lại thì thối vốn sẽ thu về với giá cao hơn, thuận lợi hơn.

- Thứ sáu, Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp quy định phải trích lập dự phịng tổn thất đầu tư tài chính, mua bảo hiểm rủi ro. Hay đối với lĩnh vực đầu tư có khả năng không thu hồi đủ giá trị vốn ghi trên sổ sách thì thực hiện trích lập đầy đủ dự phịng giảm giá đầu tư tài chính. Quy định phải trích lập để khi thoái vốn dưới mệnh giá, dưới giá trị sổ sách kế toán của doanh nghiệp sẽ giảm thiểu rủi ro, giúp bảo toàn được vốn cho Nhà nước khi bán. Còn đối với các nhà đầu tư tạo sự tin

tưởng cho họ khi mua. Ngồi ra Tổng cơng ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước cũng dựa vào giá đó để mua lại.

Ví dụ: Nếu khoản đầu tư của Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam (VNPT) vào Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (Maritimebank) là 1000 tỷ đồng giá vốn, giá cổ phiếu này trên thị trường vào khoảng 7000 đến 8000 đồng/1 cổ phiếu. VNPT phải có 200 tỷ để trích lập dự phịng. Khi đó, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước sẽ mua theo giá thị trường, tối đa là 800 tỷ đồng cho khoản đầu tư đó.

Thực tế, nếu doanh nghiệp thực hiện đầy đủ theo những quy định về cơ chế phịng ngừa rủi ro để bảo tồn vốn, về trích lập dự phịng đối với các khoản đầu tư, mua bảo hiểm đầu tư rủi ro thì họ ln ở tư thế chủ động, sẵn sàng thoái vốn nhưng vẫn bảo toàn vốn.

Cụ thể một số ngân hàng khơng trích lập dự phịng rủi ro, dự phịng giảm giá đầu tư tài chính:

Tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), chi phí trích lập rủi ro chỉ 200 tỉ đồng, trong khi thực tế riêng nợ xấu nhóm 4 của ngân hàng là 308 tỉ đồng, nhóm 5 là 804 tỉ đồng. Ngân hàng cũng khơng trích dự phịng cho khoản đầu tư chứng khoán gần 15.000 tỉ đồng. Cịn Ngân hàng Sài Gịn Thương tín (Sacombank), nợ nhóm 4 là 503 tỉ đồng, nhóm 5 là 421 tỉ đồng, Ngân hàng trích chi phí dự phịng rủi ro là 484 tỉ đồng. Đối với khoản đầu tư chứng khoán gần 19.000 tỉ đồng, ngân hàng cũng chỉ trích lập dự phịng hơn 200 tỉ đồng[50]

- Thứ bảy, pháp luật hiện nay cũng chưa chú trọng việc tái cơ cấu về nợ, tài chính ở cơng ty con, cơng ty được thối vốn. Nếu các cơng ty được thoái

vốn đã được sàn lọc, tái cơ cấu về nợ, tài chính thì sẽ là tiền đề cơ bản để các nhà đầu tư mua với giá tốt, từ đó thúc đẩy thối vốn diễn ra nhanh hơn.

Ví dụ: Tập đồn Dệt may thối vốn khỏi cơng ty tài chính để bán lại cho ngân hàng Maritimebank. Để bảo tồn được vốn thì u cầu cơng ty tài chính phải được sàn lọc, tái cơ cấu về nợ, tài chính.

- Thứ tám, một trong những nhân tố tác động đến thối vốn ngồi ngành đó là nhà đầu tư có tiềm năng mua lại các khoản đầu tư Nhà nước và có chiến lược phát triển tái sản xuất, kinh doanh từ những khoản đầu tư trước đây bị thua lỗ. Nghị định 59/2011/NĐ-CP chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành Công ty cổ phần tuy rằng đã xác định những tiêu chí về nhà đầu tư chiến lược, ví dụ như có năng lực tài chính hoặc tiêu chí gắn bó lợi ích lâu dài song chưa thật rõ, có chăng chỉ là nhà đầu tư chiến lược không được bán cổ phần trong thời hạn 5 năm kể từ khi trở thành nhà đầu tư chiến lược. Hay tiêu chí hỗ trợ thì chỉ quy định nhà đầu tư có cam kết hỗ trợ 1 trong 6 lĩnh vực nhưng khơng nói rõ mức độ, ví dụ như hỗ trợ về chuyển giao công nghệ như thế nào, hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực ra làm sao hoặc nâng cao năng lực tài chính đến mức nào hay quản trị doanh nghiệp ra sao cũng như là hỗ trợ đầu vào cho doanh nghiệp.

Ví dụ với doanh nghiệp yếu cơng nghệ thì yếu tố cơng nghệ rất cần hoặc cũng có một số doanh nghiệp cần nhà đầu tư chiến lược mạnh về tiềm lực tài chính, hay có doanh nghiệp thì cần yếu tố quản trị. Có lẽ do chưa cụ thể hóa được đến mức như vậy nên trong thời gian vừa qua một số TĐ, TCT lựa chọn nhà đầu tư chiến lược chưa thật đạt mục tiêu, gây cản trở tốc độ bán vốn Nhà nước.

- Thứ chín, một nhân tố quan trọng khác phải kể đến đó là trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp hay chủ sở hữu, sự quyết tâm thoái vốn và sự giám sát sát sao của cơ quan đại diện chủ sở hữu sẽ là những nhân tố quyết định đến thoái vốn thành cơng hay khơng. Nếu khơng có sự quyết liệt chỉ đạo thì lộ trình thối vốn nhà nước vẫn còn là câu chuyện dài chưa có điểm kết.

Cụ thể nhiều lãnh đạo vì muốn giữ vị trí, quyền hành, sợ khi sắp xếp lại sẽ bộc lộ những vấn đề sai sót gắn với trách nhiệm người đứng đầu nên giữ lại các khoản vốn khơng muốn thối. Hoặc chủ sở hữu vì muốn giữ lại các khoản đầu tư hiệu quả ở những cơng ty kinh doanh có lãi nên cũng ngập ngừng thoái vốn. Với những trường hợp như vậy thì pháp luật cũng cần phải có chế tài xử lý trách nhiệm với những người đứng đầu doanh nghiệp để thoái vốn được thuận lợi.

- Thứ mười, pháp luật cũng chưa quy định rõ về bán cổ phần theo lô. Trong trường hợp Nhà nước muốn bán hết một lần tồn bộ số vốn cần thối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về quản lý, sử dụng vốn trong công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu qua thực tiễn thoái vốn ngoài ngành (Trang 48 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)