nƣớc đầu tƣ tại công ty TNHH MTV do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu
Hiện nay, vấn đề quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư tại công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu được điều chỉnh bởi Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp. Trong q trình thực hiện cịn nhiều vướng mắc, bất cập do vậy luận văn xin đề xuất các giải pháp hoàn thiện sau:
- Rà sốt, bổ sung, hồn thiện các quy định pháp luật về hình thức trách nhiệm pháp lý đối với những cá nhân, tổ chức liên quan trong việc để xảy ra đầu tư ngồi ngành lãng phí, thất thốt. Bao gồm Chính phủ, Bộ ban ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc, Giám đốc, cơ quan thanh tra, kiểm tra. Ví dụ đối với Hội đồng thành viên hay Ban giám đốc đưa doanh nghiệp hướng theo các hoạt động đầu tư ngồi ngành trái pháp luật thì trách nhiệm đến đâu. Đó có thể là trách nhiệm hình sự, hành chính, các biện pháp xử lý kỷ luật theo Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức văn bản pháp luật khác có liên quan tùy theo
tính chất, mức độ vi phạm mà tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư và thối vốn sẽ phải chịu. Hoặc căn cứ vào hồn cảnh, mức độ vi phạm đến đâu thì có biện pháp xử lý phù hợp. Nếu hoạt động đầu tư do cơng ty đó phát động thì ban lãnh đạo phải chịu trách nhiệm; còn nếu là do cơ quan cấp trên chỉ đạo, cơng ty dù khơng đồng tình, nhưng vẫn phải làm thì phải có bằng chứng giấy tờ để chứng minh điều đó. Hoặc thời điểm điểm đầu tư ngoài ngành là quyết định của lãnh đạo khác, tùy vào góc nhìn thời điểm đó khác nên việc quy trách nhiệm cho các lãnh đạo cần phải xem xét cẩn trọng để xử lý thật công bằng, đúng người đúng tội, tránh tình trạng oan sai. Ví dụ như trong xử phạt hành chính áp dụng các hình thức cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc khơng thời hạn, yêu cầu khắc phục hậu quả như bồi thường thiệt hại, nộp ngân sách nhà nước. Đối với những hành vi đầu tư ngoài ngành gây hậu quả thiệt hại nghiêm trọng rất lớn thì áp dụng các biện pháp xử lý trách nhiệm hình sự.
Cụ thể: Ơng Phạm Thanh Bình ngun Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Vinashin do có hành vi đầu tư ngồi ngành gây thất thoát lớn nguồn vốn, tài sản của Nhà nước nên tại phiên toà án phúc thẩm ngày 30/8/2012 đã bị xử y án 20 năm tù và mức tiền bồi thường (hơn 500 tỷ đồng) với tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
- Pháp luật quy định rõ chủ sở hữu Nhà nước chỉ tập trung thực hiện chức năng quản lý hành chính, ban hành chính sách mà khơng tham gia, can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp.
- Pháp luật cũng không nên quy định cho người đại diện phần vốn Nhà nước được hưởng tiền lương, thưởng, phụ cấp và các quyền lợi khác bởi chính cơng ty mà họ làm đại diện.
- Hiện nay nhiều ý kiến cho rằng pháp luật nên quy định Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước là một cơ quan ngang bộ thay vì hoạt động theo mơ hình cơng ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp như hiện nay để SCIC có đủ thẩm quyền, nguồn lực tiến hành thoái vốn ở các doanh nghiệp Nhà nước. Đây là vấn đề cần tính tốn rất kỹ, làm sao để có một cơ quan thực sự tách bạch, thực hiện các chức năng của chủ sở hữu Nhà nước và đủ thẩm quyền tiến hành thối vốn ngồi ngành.
- Cần giới hạn thẩm quyền của Hội đồng thành viên đối với việc huy động vốn, quyết định các dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định và đầu tư vốn ra ngồi doanh nghiệp vì giá trị tuyệt đối của tỷ lệ 50% vốn chủ sở hữu sẽ khác nhau ở các doanh nghiệp có quy mơ khác nhau.
- Đề nghị xem xét điều chỉnh quy định tổng giá trị các khoản bảo lãnh vay vốn đối với một công ty con do doanh nghiệp nắm giữ 100% vốn điều lệ không quá 50% giá trị vốn góp thực tế của doanh nghiệp thay vì khơng q giá trị vốn chủ sở hữu của công ty con tại thời điểm bảo lãnh để tránh gây rủi ro cho vốn Nhà nước.
- Pháp luật cũng cân nhắc cho phép việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh nhưng phải liên hệ đến ngành kinh doanh chính trên cơ sở giúp TĐ và TCT khắc phục những biến động thất thường của thị trường liên quan đến ngành kinh doanh chính. Ví dụ kinh doanh nghề dệt may có thể mở rộng sản xuất
nguyên liệu, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, tiêu thụ. Có những trường hợp mà một DNNN hoạt động đầu tư ngồi ngành rất hiệu quả có tính ổn định lâu dài , bền vững thì khơng nên cứng nhắc buộc phải thoái vốn. Nên quy định rõ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả ở mức độ nào mới cho phép đầu tư và cũng phải đảm bảo phù hợp với phạm vi đầu tư vốn nhà nước và chủ trương đường lối phát triển của Đảng, Chính phủ.