- Quyết định số 03/2008/QĐNHHH ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Thống đốc NHNN về việc cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh
3.2. Một số kiến nghị cụ thể
Trong thời gian qua , mặc dù các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nh iều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay ĐTCK của NHTM nhưng vẫn cịn đó những những bất cập , những khoảng trống pháp luật khiến cho hoạt động này chưa thực sự khách quan , minh bạch để đáp ứng theo yêu cầ u của một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa . Để có thể khắc phục những hạn chế này và đưa hoạt động cho vay ĐTCK của NHTM trở về đúng với bản chất , vai trò đích thực của nó , Nhà nước cần phải thực h iện các giải pháp sau đây:
3.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật
- Hoàn thiện pháp luật về tín dụng, ngân hàng.
Đây là lĩnh vực pháp luật trực tiếp điều chỉnh hoạt động cho vay ĐTCK của NHTM. Trong lĩnh vực này , pháp luật nên hoàn thiện theo hướng :
+ Ghi nhận và điều chỉnh hoạt động cho vay ĐTCK trong văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao , đó là Luật các tổ chức tín dụng . Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 được ban hành khi TTCK Việt Nam chưa ra đời nên không có quy định liên quan đến hoạt động cho vay ĐTCK của NHTM . Ḷt các tở chức tín dụng năm 2010 đã nhắc đến hoạt động này nhưng chỉ là một quy định dẫn chiếu. Khoản 5 điều 128 Luật này quy định : Giới hạn và điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Như đã phân tích ở đề tài này , hoạt động cho vay ĐTCK của NHTM có nhiều tác động tới thị trườ ng tài chính , vì vậy , Nhà nước khơng nên để các văn bản dưới luật điều chỉnh hoạt động này mà nên quy định rõ ràng ở Luật các tổ chức tín dụng . Điều này có tác dụng tạo tâm lý yên tâm cho các NHTM và nhà đầu tư , cũng như tránh được cách điều hành mang tính ngắn hạn , “giật cục” ở các văn bản dưới luật như trong thời gian vừa qua .
+ Việc khống chế dư nợ cho vay đầu tư , kinh doanh CK chỉ nên áp dụng như một giải pháp tình thế chứ không nên áp dụng lâu dài . NHNN không nên đưa ra một giới hạn cấp tín dụng áp dụng chung cho tất cả các NHTM như ở Chỉ thị 03, Quyết định 03 và Thơng tư 03 vì như vậy là khơng cơng bằng trong khi mỗi một NHTM có những điều kiện khác nh au về vốn điều lệ , dư nợ tín dụng , năng lực cạnh tranh , tỷ lệ nợ xấu… Thay vào đó , Nhà nước nên đưa ra các điều kiện, tiêu chí để giám sát mợt cách chặt chẽ hoạt đợng này . Ví dụ, hệ thớng xếp hạng NHTM , xếp hạng doanh ngh iệp có phát hành cổ phiếu ; xếp hạng khách hàng vay vốn ; tiêu chí xác định mức rủi ro khoản vay và mức dự phòng bắt buộc; tỷ lệ vay vốn trên tài sản cầm cố… Dựa theo các tiêu chí và hệ thống xếp hạng đó để xác định xem NHTM nào được cho vay đầu tư chứng khoán , nhà đầu tư nào được vay vốn ĐTCK , cở phiếu nào có thể cầm cớ… Ví dụ như : chỉ những NHTM có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tín dụng dưới 5% (giống như nội dung ở Quyết định 03), có kết quả kinh doanh tốt thì mới được cho vay ĐTCK ; chỉ cho các nhà đầu tư vay tiền của NHTM để đầu tư chứng khoán nếu nhà đầu tư đó đã có kinh nghiệm ĐTCK và phải có lãi , có đủ khả năng tài chính để chi trả các khoản tiền vay… Quy định này sẽ giúp hạn chế các NHTM có năng lực quản trị rủi ro yếu kém hoặc các nhà ĐTCK thiếu kinh nghiệm tham gia vào hoạt động cho vay ĐTCK.
Trên thực tế , để bảo vệ an tồn cho hoạt động của mình , nhiều NHTM đã ban hành các quy định để phân loại khách hàng . Có thể tham khảo bảng xếp hạng khách hàng và danh mục các loại cổ phiếu nhận cầm cố , cho vay ĐTCK của ngân hàng VIB dưới đây :
Bảng 3.1: Hạn mức cho vay đối với từng đối tƣợng khách hàng
STT Xếp hạng khách hàn g Hạn mức cầm cố chứng khoán cấp tối
đa cho khách hàng (tỷ đồng)
Hạn mức cho vay kinh doanh CK cấp tối đa cho khách hàng
(tỷ đồng) 1 Khách hàng xếp hạng AAA 30 40 2 Khách hàng xếp hạng AA 20 30 3 Khách hàng xếp hạng A 10 20 4 Khách hàng xếp hạng BBB trở xuống 0 0
[Hạn mức cho vay theo từng đối tượng khách hàng Ban hành kèm theo Quyết định số 173/2009/QĐ-VIB ngày 22/01/2009]
Nhìn vào Bảng 3.1, ta thấy, VIB quy định hạn mức cho vay đối với mỗi loại khách hàng là khác nhau . Khách hàng xếp hạng cao được vay nhiều tiền hơn so với khách hàng xếp hạng thấp , những khách hàng không đáp ứng được các tiêu chí do VIB đưa ra sẽ không được vay tiền . Việc xếp hạng khách hàng căn cứ vào các tiêu chí như : năng lực tài chính , năng lực kinh doanh , thương hiệu…
Bên cạnh việc phân loại khách hàng thì ngân hàng VIB còn lựa chọn danh mục các loại cổ phiếu được VIB nhận cầm cố hoặc cho vay ĐTCK . Dưới đây là quy định về hạn mức cho vay từng loại CK theo quy định của ngân hàng này :
Bảng 3.2: Hạn mức cho vay từng loại chứng khoán
STT Tên tổ chƣ́c phát hành Mã CK
Số lần cho vay/mệnh giá Hạn mức cấp (tỷ đồng) Hạn mức cho vay KD CK (tỷ đồng) Hạn mức cầm cố CK (tỷ đồng)